Giang
Có nhiều mục đích sử dụng thuốc nhưng yếu tố cơ bản vẫn là nhằm đảm bảo tỉ lệ sống của đàn cá nuôi một cách tốt nhất. Nếu chọn đúng loại thuốc đúng với loại bệnh sẽ chữa khỏi, nhưng do khả năng nhận định của nông hộ còn hạn chế nên đối với hầu hết các loại bệnh nhiễm khuẩn nông hộ điều dùng kháng sinh. Việc dùng một loại kháng sinh cho nhiều bệnh được sử dụng rộng rãi, vì khi dùng một loại hiệu quả cho bệnh này họ nghĩ sẽ hiệu quả cho bệnh khác, hay dùng nhiều kháng sinh cho một bệnh vô tình làm bệnh kháng thuốc, từ đó khả năng đề kháng bệnh của cá bị suy giảm.
Qua điều tra nhận thấy tình hình bệnh luôn thường xuyên xảy ra trong các ao nuôi cá tra và công tác trị bệnh là điều thực sự cần thiết với mỗi hộ nuôi. Nông hộ có thể chọn một hay nhiều loại nào đó để trị bệnh dựa theo kinh nghiệm bản thân hay theo điểm bán thuốc. Tuy nhiên, việc xác định loại bệnh và dùng thuốc trị bệnh cho cá nhiều lúc không đạt hiệu quả nên bệnh vẫn còn và nông hộ phải thay loại thuốc khác. Do đó thị trường các loại thuốc trị bệnh cho cá tra hiện nay rất phong phú và đa dạng về số lượng và chủng loại. Qua số liệu khảo sát những hộ nuôi cá tra ở Thoại Sơn thì có một số loại thuốc và kháng sinh được sử dụng như sau:
Bảng 4.8: Các loại thuốc và hóa chất sử dụng để trị bệnh cá tra trong ao nuôi
Tên thuốc Số hộ nuôi (n) Tỉ lệ phần trăm (%)
Enroflocxacine 29 96,7 Ciprofloxacine 12 40 Ampiciline 20 66,7 Amoxcillin 24 80 Kanamycine 13 43,3 Hadaclean 6 20 Cotrime 12 40 Sulphamid 6 20 Sunphat đồng 25 83,3 Formol 8 26,7 Norforxacin 2 6,7 Oxytetrexyline 2 6,7 Sorbitol 9 30 Virkon A 2 6,7 Thuốc tím 25 83,3 Tetracycline 4 13,3 Methyonine 6 20 Vitamin C 30 100 Dipterex 18 60 Thuốc xổ giun sán 18 60 Lucamix 1 3,33 Lysine 1 3,3 Premix 4 13,3 Colistine 25 83,3 Doxyciline 18 60 Flofenicol 22 73,3 Rifamycine 4 13,3 Cefamycine 2 6,7 Tylosin 16 53,3 Bacosa 1 3,33 Iodine 21 70 Vitalex 8 26,7 Thảo dược 2 6,7
Qua khảo sát cho thấy người nuôi đều dùng kháng sinh để trị bệnh cho cá với nhiều chủng loại khác nhau. Trong các loại kháng sinh trị bệnh cá tra thì có các loại sử dụng nhiều nhất như Enrofloxacin (96,7%), Amoxcillin (80%), Colistin (83,3%), florfenicol (73,3%)…(Bảng 4.8) mặc dù các loại thuốc này Bộ Nông Nghiệp đã hạn chế sử dụng nhưng thực tế người nuôi sử dụng khá phổ biến trong nuôi cá vào những năm gần đây. Điều này là do hiện tại vẫn chưa có loại thuốc nào thật sự có hiệu quả và có thể thay thế loại thuốc này trong điều trị bệnh gan thận có mủ cũng như phù đầu xuất huyết trên cá tra. Hơn nữa các hộ nuôi cá tra chưa hiểu biết cao về tác hại và ảnh hưởng của các loại thuốc trên. Khi đã xác định bệnh thì tiến hành xử lý môi trường bằng hóa chất và dùng thuốc trị bệnh. Nhưng dần dần những loại thuốc thú y không còn tác dụng nên nông hộ chuyển sang dùng thuốc thành phẩm, thuốc tây (dùng cho người) nhưng việc trị liệu cho cá vẫn không có kết quả nên liều lượng không xác định được một khoảng nào đó mà họ cứ tăng dần lên. Tuy nhiên do yêu cầu về dư lượng kháng sinh của các nước nhập khẩu sản phẩm cá tra, cá ba sa nên hiện thuốc này không được phép sử dụng trong nuôi thủy sản nữa và đây cũng sẽ là một trở ngại lớn đối với người nuôi cá tra.
Nhóm Dipterex và Bacosa (Phụ Lục B) cũng là thuốc bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản vẫn còn một số ít người nuôi sử dụng trong nuôi cá tra ở thời điểm hiện nay. Ngoài các hóa chất trên thì một số muối kim loại cũng được sử dụng để trị bệnh cho cá tra. Trong đó sunphat đồng (CuSO4) được đa số người nuôi cá tra sử dụng (83,3%) để trị bệnh ký sinh trùng với lý do đây là một hóa chất trị bệnh ký sinh trùng khá hiệu quả và rẻ tiền, nhưng cần phải lưu ý đến độ kiềm trong nước khi sử dụng hóa chất này. Bên cạnh đó vitamin C cũng được người nuôi kết hợp với các thuốc kháng sinh để tăng sức đầy kháng cho cá.
Qua điều tra, đa số các hộ nuôi cá tra đều cho biết mức độ sử dụng thuốc của các năm gần đây cao hơn những năm trước nguyên nhân chủ yếu là do có nhiều bệnh xuất hiện hơn và khó trị hơn. Cụ thể hầu hết các hộ nuôi điều gặp vấn đề về bệnh trong nuôi cá tra công nghiệp đặc biệt là các bệnh nguy hiểm như GTM (100%), PĐXH (96,7%) rất khó điều trị.
Tuy nhiên, xu hướng thực tế trong tương lai là thị trường tiêu thụ sẽ không hoặc chấp nhận rất hạn chế các sản phẩm nuôi có sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất. Đây là điều mà người nuôi và các ngành chức năng cần phải quan tâm giảm tới mức tối thiểu lượng thuốc thú y thủy sản đang được người nuôi sử dụng bằng các biện pháp như giảm mật độ nuôi, không nên chú trọng quá nhiều đến năng suất như đặt ra chỉ tiêu của năm sau phải cao hơn năm trước. Cần quan tâm đến khả năng tự làm sạch của môi trường, nâng cao trình độ học vấn và khả năng am hiểu của người nuôi.
CHƯƠNG 5