TIÊU CỰC CỦA MÌ ĂN LIỀN ĐẾN SỨC KHỎE
CON NGƯỜI
Mì tôm là món ăn được ưa chuộng của những người bận rộn. Chính vì thế, “tác phong” nấu mì cũng rất nhanh chóng. Chúng ta thường cho mì vào nước sôi, cho đầy đủ gia vị vào nồi rồi đun khoảng 3-5 phút là đem ra ăn. Hoặc khi bẩn hơn, chúng ta chỉ cho mì vào bát hoặc để mì trong cốc mỹ sẵn, rồi cho đầy đủ gia vị, đổ nước sôi, đậy nắp chờ trong khoảng 3-5 phút là ăn. Nhưng đây là một cách nấu sai lầm vì khi chế biến như thế này, chúng ta sẽ tự đem chất độc vào cơ thể của mình.
Chúng ta không thể bỏ hoàn toàn thói quen sử dụng mì gói, vì nó là một sản phẩm tiện dụng, giúp ích rất nhiều cho con người trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Thay vào đó chúng ta chỉ có làm cho mì gói giảm bớt phần nào những chất độc hại, cũng như là bổ sung thêm dưỡng chất để phần nào “trung hòa” với chúng.
Dưới đây là cách chế biến mì ăn liền đúng cách:
5.1 KHÔNG “ÚP MÌ”
Tên gọi “mì ăn liền” đã đủ cho người ta hiểu là: nhanh, tiện, ít tốn công sức. Tuy nhiên, nếu muốn không có hại cho sức khỏe, những yếu tố này cần được cân nhắc lại.Thay vì tiết kiệm thời gian bằng cách cho vắt mì vào tô, đổ nước nóng, đậy nắp đợi chín, nên đun sôi, đổ ra để ráo; tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mì đã chín sơ vào chế biến. Bằng cách này, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt đã bị biến đổi trong vắt mì sẽ giảm được phần nào. Đối với rau và thịt, cần nấu chín trước khi thêm vào mỳ.
5.2BỎ GÓI GIA VỊ DẦU MỠ
Vốn dĩ, mì ăn liền được chế biến theo phương pháp chiên, tích nhiều dầu mỡ gây béo dễ dẫn đến các bệnh béo phì, tim mạch dù đã có những nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều thực phẩm này có nguy cơ suy dinh dưỡng cao. Trước những chất béo không tốt cho cơ thể đó, nên vứt bỏ gói dầu gia vị thường có trong mì.
5.3THÊM RAU XANH, ĐẠM
Việc bổ sung nhiều rau xanh vào món mì ăn liền sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa. Mỗi vắt mỳ nên thêm khoảng 150 gr rau xanh. Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo xơ từ rau ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, để bữa ăn có thêm dinh dưỡng, mỗi vắt mì nên bổ sung từ 25 - 30 gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm...
6.1 KẾT LUẬN
Với vị trí thứ năm thế giới về sản lượng tiêu thụ, mì ăn liền vẫn đang là một thực phẩm hot với người Việt bởi sự tiện dụng và nhanh chóng.
Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của mì ăn liền là không cân bằng. Thực phẩm này thường có hàm lượng chất béo cao, thiếu chất xơ, thiếu vitamin. Hơn nữa, cách công bố thành phần năng lượng trên nhãn mác hiện rất sơ sài, khiến người tiêu dùng khó lựa chọn.
Mặc dù vậy, người tiêu dùng chắc chắn không thể bỏ đi thói quen sử dụng loại thực phẩm này một sớm một chiều bởi nhịp sống của một xã hội công nghiệp hóa – hiện đại hóa rất hối hả và nhanh chóng. Mặt khác với giá “bèo bọt” càng làm cho ngành sản xuất mì ăn liền đứng vững trên thị trường Việt Nam cũng như trong lòng của người tiêu dùng.
Vì thế việc trang bị thêm kiến thức cho người tiêu dùng về cách giảm những tác động tiêu cực của mì ăn liền đến sức khỏe cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm mì ăn liền là một vấn đề cực kì bức thiết.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Về phía nhà nước
Chính phủ nên có những mức xử phạt thật nặng đối với những nhà máy sản xuất mì ăn liền không chuẩn về cơ sở vật chất – kĩ thuật, về vệ sinh cũng như chất lượng sản phẩm.
Đối với các sản phẩm nhập khẩu, cần tăng cường kiểm tra các lô hàng, để đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng là chắc chắn an toàn.
Tăng cường các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về tác hại của mì ăn liền đến sức khỏe cho người tiêu dùng hiểu rõ, từ đó giúp họ có một lối sống khỏe mạnh hơn.
6.2.2 Về phía người tiêu dùng
Nên mua các sản phẩm mì ăn liền chất lượng, có thương hiệu, danh tiếng và uy tín trên thị trường.
Tránh mua các sản phẩm vì giá quá thấp, phòng ngừa tình trạng mua nhầm hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe chính mình.
Chế biến mì đúng cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Thứ nhất, do hạn chế về thời gian, chi phí và chỉ sử dụng số liệu thứ cấp nên nghiên cứu chỉ có thể phản ánh một cách tổng quát về tác động của mì ăn liền đến sức khỏe người tiêu dùng.
Thứ hai, đối tượng nghiên cứu chỉ giới hạn ở người tiêu dùng cá nhân trong khi đối tượng của mì ăn liền không chỉ là cá nhân mà còn là các tập thể và doanh nghiệp. Các đối tượng này cũng có những ảnh hưởng rất quan trọng trong việc gây ra tác động xấu đến sức khỏe con người. Do đó những nghiên cứu tiếp theo nên tìm hiểu một cách tổng quát hơn về ngành sản xuất mì ăn liền.
Thứ ba, các phương pháp và công cụ được sử dụng trong nghiên cứu còn khá phổ thông, do nghiên cứu chỉ sử dụng số liệu thứ cấp nên không thể sử dụng các phần mềm như Stata, SPSS để làm rõ hơn các yếu tố tác động đến sức khỏe người tiêu dùng.