4.1.2.1. Điều kiện kinh tế trên địa bàn :
Thành phố Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển tập đoàn cây rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả và vật nuôi. Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với Hồ Núi Cốc, di tích lịch sử, cách mạng, có khu Gang Thép Thái Nguyên- cái nôi của ngành thép Việt Nam.
Trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp về khai khoáng, luyện kim, cơ khí, vật liêu xây dựng, hàng tiêu dùng... Khu Gang Thép Thái Nguyên được xây dựng từ những năm 60 là nơi sản xuất thép từ quặng duy nhất tại Việt Nam và hiện đang được tiếp tục đầu tư chiều sâu để phát triển. Có nhiều nhà máy Xi măng công suất lớn đã và đang được tiến hành xây dựng. Thành phố Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ, công nhân có
kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường Đại học, chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.
Thành phố đã và đang có những chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, UBND thành phố đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư tại thành phố theo nguyên tắc "1 cửa", giảm thiểu thời gian khi nhà đầu tư làm thủ tục hành chính để tiến hành đầu tư hoặc kinh doanh tại thành phố.
4.1.2.2. Điều kiện xã hội trên địa bàn:
Thành phố Thái Nguyên mang dáng vẻ của một thành phố vùng trung du miền núi phía Bắc, một thành phố bên sông Cầu. Điều đó đã được thể hiện qua các công trình mang tính lịch sử có những đặc trưng riêng như: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, Ngân hàng Nhà nước Thái Nguyên,.. Cùng với đó là các công trình mới liên tục
được mọc lên như: Tòa nhà Đông Á, Tháp Victory, Chợ Thái, Tòa nhà Sao
Việt, Tòa nhà Sea Gull, Tòa nhà New Day, các khu đô thị mới,.. Tất cả đã tạo nên một thành phố Thái Nguyên với một phong cách riêng, không giống bất kỳ một thành phố nào. Trong tương lai, thành phố Thái Nguyên sẽ tiếp tục chỉnh tranh đô thị khang trang hơn với các dự án và công trình đã và đang triển khai như: Tháp đôi Trung tâm thương mại Thái Nguyên, Khu đô thị Xương Rồng, Khu đô thị mới hai bờ sông Cầu, Khu đô thị Hoàng Văn Thụ và Đường Bắc Sơn, TT-tổ hợp thương mại, Intelligent city. Các công trình này được hứa hẹn là sẽ tạo điểm nhấn, tạo thế và lực mới cho sự phát triển năng động của thành phố Thái Nguyên trong tương lai.
4.2. Khoa học phong thủy trong sắp xếp, bài trí nội thất
4.2.1. Phòng khách
4.2.1.1. Nguyên tắc phong thủy phòng khách
Phòng khách thường bố trí ở gian ngay sau cửa chính trong ngôi nhà, dùng nơi tiếp khách cho công sở hay cho tư gia, cũng có thể là nơi tụ họp hay thư giãn của người trong gia đình, thậm chí có thể là nơi trung tâm hoạt động của toàn ngôi nhà.
Thông thường, phòng khách được đặt ở vị trí đầu tiên sau khi bước qua cửa chính của ngôi nhà. Nếu phải đi qua phòng ăn hay thư phòng, nhà bếp, nhà vệ sinh mới vào đến phòng khách thì trật tự của ngôi nhà sẽ bị đảo lộn, không nên như vậy. Theo tập quán lâu đời “Sảnh minh thất ám”, có nghĩa là đại sảnh phải sáng sủa, còn phòng ngủ phải tối. Do vậy, phòng khách không những đòi hỏi rộng rãi, mà còn phải sáng sủa, ánh sáng chiếu vào đầy đủ, không khí thông thoáng
4.2.1.2. Bài trí một sốđồ vật trong phòng khách
Chỗ ngồi
Những chỗ ngồi trong phòng, nếu có thể, không nên đặt vị trí lưng ghế quay về phía cửa chính. Khách nên có cảm giác được chào đón khi vào trong phòng, vì vậy nên mời họ ngồi ở vị trí trang trọng, nhìn ra phía cửa.
Rèm che
Lý tửng nhất thì phòng bếp và phòng ăn nên tách hẳn với phòng khách chính. Còn nấu nhà nào các phòng ăn tiếp giáp nhau thì nên dùng rèm che hay vách ngăn để phân cách, nếu không thì chuyện ăn uống sẽ trở nên quan trọng hóa và thói phàm ăn sẽ có cơ hội phát triển.
Tivi và máy nghe nhạc
Phải luôn sắp xếp các chỗ ngồi sao cho không làm tivi trở thành tâm điểm chính của căn phòng. Khi tivi trở thành tâm điểm chính của căn phòng
thì gia đình sẽ thôi bên nhau quây quần trò chuyện nữa mà sẽ ngồi chăm chú nhìn vào tivi. Nên đặt giàn máy nghe nhạc, tivi càng xa vị trí ngồi bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, để tránh tác hại của các bức xạ điện tử
Tranh ảnh và vật dụng
Chúng ta phải luôn ý thức về hiệu quả của tranh ảnh xuất hiện ở xung quanh mình, bởi vỳ chúng có thể phản ánh nội tâm của chúng ta. Những hình ảnh gớm ghiếc và các vật dụng sắc nhọn có thể nói lên tình trạng rối loạn trong nội tâm, trong khi các tranh ảnh về chuông, cầu vồng và cảnh vật bốn mùa sẽ thể hiện một tâm hồn an bình.
Tốt nhất là treo ảnh chụp của gia đình trong phòng này. Diều quan trọng là nội dung của căn nhà, nhất là ở các khu vực chung, nên được cân bằng và phản ánh đời sống của tất cả mọi người trong nhà. Nếu cuộc sống làm việc của chúng ta có tính sôi động, phòng khách sẽ là nơi phản ánh lòng ham muốn sự an bình
4.2.2. Bàn thờ
Theo truyền thống của người Việt thì gia đình nào cũng có bàn thờ để thờ cúng tổ tiên, ông bà. Thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa tâm linh truyền thống của người Việt.
Bàn thờ là nơi thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên nên bàn thờ thường được lập ở chính giữa gian giữa ngôi nhà truyền thống. Bởi vậy gia chủ không được kê giường ngủ đối diện với bàn thờ.
Bàn thờ nhất thiết luôn ở vị trí trang trọng, có độ cao thích hợp để khi cúng mọi người tỏ được sự ngưỡng vọng thành kính của mình với tổ tiên. Kiến trúc nhà ở nông thôn ít biến đổi, nên kiểu bàn thờ của truyền thống vẫn giữ được những đặc trưng và đặt ở vị trí theo đúng phong thủy trong ngôi nhà. Nhưng với những ngôi nhà có kiến trúc hiện đại, nội thất hiện đại thì hiện nay cách bố trí và các đồ thờ cũng có nhiều biến đổi để phù hợp với hoàn cảnh
của ngôi nhà mà vẫn giữ được tính tôn nghiêm nơi thờ cúng. Trong ngôi nhà hiện đại xếp đặt gian thờ cũng phải tuân thủ chặt chẽ và vận dụng linh hoạt các nguyên tắc truyền thống nêu trên, đó là: Tại vị trí cao, phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không có các phòng ốc khác đè lên, phía trước bàn thờ là các gian trang trọng, phía sau là cầu thang và không gian phụ như sân phơi, kho.
Nhà phố thường bị vây chặt bởi các nhà chung quanh, nếu đặt bàn thờ dưới tầng trệt ngay trong phòng khách bước vào sẽ khó thông thoáng, thắp nhang nhiều sẽ làm ố vàng cả trần nhà. Bên cạnh đó cần tránh trên đầu của bàn thờ là phòng vệ sinh, phòng trẻ em chơi đùa… bởi nó sẽ làm giảm tính tôn nghiêm của không gian trang trọng này. Và một lẽ nữa không nên để mọi người từ ngoài cửa nhìn thấy hết bàn thờ, bài vị, hình ảnh tổ tiên. Trong ngôi nhà truyền thống bộ bàn ghế tiếp khách được đặt ngay trước bàn thờ, nhưng trước khi vào chỗ này khách phải đi qua sân, rồi bậc thềm, hàng hiên rồi mới đến không gian trong nhà, nhìn từ ngoài vào hầu như không thấy bàn thờ. Đó là do khuôn viên ngôi nhà rộng, bố cục thường là 5 đối, xem lẫn cỏ cây xung quanh. Ngôi nhà hiện đại, nhà phố không thể giống vậy được.
Bản chất trường khí phòng thờ (hay bàn thờ) thuộc tính âm mang tính chất hướng nội, không ưa sự phô trương. Ngay cả trong ngày giỗ hay tết thì thờ cúng cũng là việc riêng của gia đình đó, người ngoài muốn đến thắp nén nhang phải xin phép gia chủ. Về ngũ hành thì bàn thờ thuộc hành Hỏa và Mộc là hai hành hướng lên cao và cần sự chăm sóc mỗi ngày. Trừ bàn thờ ông địa thần tài là tín ngưỡng dân gian mọi nhà giống nhau, đặt gần cửa để nghênh tiếp tài lộc, còn lại bàn thờ gia tiên và tôn giáo riêng của mỗi gia đình (thờ phật, thờ chúa…) nên mang tính hướng nội, không cần phải đặt ngay trong phòng khách. Tu tại tâm, đó là điều cha ông vẫn thường khuyên con cháu. Như vậy là theo phong thủy tốt nhất là đặt phòng thờ ở tầng áp mái. Để phù
hợp với phong thủy bàn thờ nên đặt ở hướng Tây Bắc của ngôi nhà hoặc của văn phòng. Bởi vì, đây là hướng tượng trưng cho trời.
Bàn thờ phải luôn sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bàn thờ hướng trực tiếp ra cửa chính. Tượng thần thánh hoặc vật thể thiêng liêng phải đặt trên bàn kệ cao. Đèn trên bàn thờ luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương.
4.2.3. Phòng ngủ
4.2.3.1. Những điểm chính yếu của phong thủy phòng ngủ
Phòng ngủ, giường ngủ có ảnh hưởng đến vận khí con người. Trong một ngày, một người có khoảng 1/3 thời gian trong phòng ngủ nên việc bố trí phòng ngủ của từng thành viên trong gia đình cho hợp với phong thủy là điều rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất tích cực đến sự hưng vượng của gia đình.
Nhìn từ góc độ triết học, mỹ học, tâm lý học và thiết kế nội thất, phong thủy phòng ngủ có những điểm cần lưu ý sau:
- Phòng ngủ nên quay về hướng mặt trời.
- Phòng ngủ của chủ nhà nên bố trí phòng rộng nhất. - Không nên thờ phụng hay thắp hương trong phòng ngủ.
- Rèm cửa phòng ngủ phải đáp ứng được yêu cầu che chắn và điều tiết được ánh sáng.
- Không nên đặt chậu cây xanh hay chậu cá trong phòng ngủ.
- Cửa của phòng ngủ không nên làm bằng của kính hay cửa lá để đảm bảo tính riêng tư cho người trong phòng.
- Cửa phòng ngủ không nên thiết kế đối diện với nhà bếp hoặc nhà vệ sinh. - Không nên bài trí đao kiếm, tượng điêu khắc, phù điêu, những tác phẩm nghệ thuật lớn trong phòng ngủ
- Phòng ngủ phải đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ, không nên để phòng ngủ bừa bộn.
- Đầu giường ngủ không nên kê sát vào vách của nhà bếp hay nhà vệ sinh. - Cửa phòng ngủ không nên đối diện gương và cửa chính.
- Màu sắc phòng ngủ không nên quá tươi sáng, rực rỡ, nên chọn những gam màu nhẹ nhàng, ấm áp.
4.2.3.2. Phong thủy phòng ngủ theo mệnh chủ nhà
Hành Thủy
Chủ nhà thuộc hành Thủy, Kim sinh Thủy, nên hướng giường nên quay về hướng thuộc Kim hoặc Thủy, tức là các hướng: Tây Bắc, Tây, Bắc
Màu sơn trong phòng ngủ, màu sắc rèm cửa nên sử dụng màu trắng hoặc màu xám bạc, đây là màu đại diện cho hành Kim, rất tốt cho người hành Thủy
Hình 4.1: Phòng ngủ cho người hành Thủy
Hành Mộc
Theo phòng thủy, Thủy sinh Mộc nên hướng giường nên quay về hướng thuộc Thủy hoặc Mộc, tức là các hướng: Bắc, Đông, Đông Nam.
Màu sơn trong phòng ngủ, màu sắc rèm cửa nên sử dụng màu xanh ngoài kết hợp với tông màu đen, màu xanh biển sẫm, là màu đại diện cho hành Thủy, rất tốt cho người hành Mộc
.
Hình 4.2: Phòng ngủ cho người hành Mộc
Hành hỏa
Chủ nhà thuộc hành Hỏa, Mộc sinh Hỏa, nên hướng giường nên quay về hướng thuộc Mộc hoặc Hỏa, tức là các hướng: Đông, Nam, Đông Nam. Màu sơn trong phòng ngủ, màu sắc rèm cửa nên sử dụng màu đỏ, màu hồng, màu tím ngoài ra kết hợp với các màu xanh là màu đại diện cho hành Mộc, rất tốt cho người hành Hỏa
Hành Thổ
Chủ nhà thuộc hành Thổ, Hỏa sinh Thổ, nên hướng giường nên quay về hướng thuộc Hỏa hoặc Thổ tức là các hướng: Đông Bắc, Nam, Tây Nam.
Chủ nhà thuộc hành Thổ nên sử dụng tông màu vàng đất, màu nâu, ngoài ra có thể kết hợp với màu hông, màu đỏ, màu tím là màu đại diện cho hành Hỏa, rất tốt cho người hành Thổ. Màu xanh là màu sắc kiêng kỵ mà gia chủ nên tránh dùng
Hình 4.4: Phòng ngủ dành cho người hành Thổ
Hành Kim
Chủ nhà thuộc hành Kim, Thổ sinh Kim nên hướng giường nên quay về hướng thuộc Thổ hoặc Kim, tức là các hướng: Tây Bắc, Tây, Tây Nam, Đông Bắc.
Màu sơn trong phòng ngủ, màu sắc rèm cửa nên sử dụng tông màu sáng và những ánh kim vì màu trắng là màu sở hữa của bản mệnh, ngoài ra kết hợp tông màu nâu và vàng sẫm, là màu đại diện cho hành Thổ, rất tốt cho người hành Kim.
Hình 4.5: Phòng ngủ cho người hành Kim
4.2.4. Nhà bếp
4.2.4.1 Tầm quan trọng của nhà bếp
Nhà bếp chiếm một vị trí rất quan trọng trong phong thủy. Nhà bếp là nơi chúng ta nấu nướng thức ăn, thức ăn được nấu chín sẽ được đưa vào cơ thể, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Nếu đặt bếp nhầm vị trí hung thì sứ khỏe của con người trong gia đình sẽ ngày giảm sút, ngược lại nếu bếp đặt đúng vị trí cát, mọi người luôn được khỏe mạnh. Vì thế, phong thủy nhà bếp tuyệt đối không được xem nhẹ.
4.2.4.2. Vị trí đặt nhà bếp
Những chỗ đặt nhà bếp thích hợp hay không thích hợp phải nhất thành nhất biến mà còn phải xem quan hệ giữa phưng vị của bếp với “trạch” và “mệnh”. Nói một cách khác là với những nhà ở khác nhau và những người ở khác nhau thì phương vị đặt nhà bếp cũng khác nhau.
Theo phái Bát trạch, nhà ở chủ yếu được chia thành “ Đông tứ trạch” và “Tây tứ trạch”, người cũng chia thành “Đông tứ mệnh” và “ Tây tứ mệnh”. Những điều lành dữ của “Đông tứ trạch” và “ Đông tứ mệnh” thì ngược lại với “Tây tứ trạch” và “Tây tứ mệnh”. Phương vị mà “Đông tứ trach mệnh”
kiêng kỵ thì lại thích hợp với “Tây tứ trạch mệnh”, phương vị mà “Đông tứ trạch mệnh” thích hợp thì lại kiêng kỵ với “Tây tứ trạch mệnh”.
Theo phong thủy học, bếp nên đặt theo nguyen tắc “tọa hung hướng cát”. “Tọa hung” là nói bếp đặt vào phương vị không lành, trấn áp hung thần, nhưng lại phải hướng vào hướng lành, tức là để cửa bếp nhất định phải quay về hướng lành để nó hút được khí lành.
Cái gọi là “Hỏa môn” (cửa bếp) tức là cửa đốt lửa, nhưng nếu là bếp gas hoặc là bếp lò di động thì mặt có núm vặn là cửa bếp và đặt nó quay về hướng lành là được
4.2.4.3. Một sốđiều kiêng kỵở nhà bếp
Bếp kỵ chiếu thẳng ra cửa lớn
Nguyên tắc của phong thủy là “Ưa vòng vèo, uốn lượn, kỵ trực xung”, bởi vì trực xung sẽ gây nhiều tổn thất hiểm họa hao tài và bất lợi cho sức khỏe. Nếu bếp nấu ăn chiếu thẳng ra cửa lớn tạo thành một đường thẳng thì coi như cửa lớn trực xung với bếp nấu. Sách cổ cho rằng “Khai môn kiến táo, tài súc đa hao”, nghĩa là “Mở cửa thấy bếp, sẽ thấy hao tài”.
Ngoài ra, nếu bếp nấu ăn không nhìn thẳng ra cửa lớn mà lại chiếu ra cửa bếp, hình thành một đường thẳng thì coi như “khai môn kiến táo”, không gặp may mắn cát tường. Biện pháp hóa giải tốt nhất là di chuyển bếp đi chỗ khác để hóa giải.
Nhà bếp kỵ chiếu thẳng vào nhà vệ sinh
Phong thủy cổ truyền cho rằng: Bếp nấu ăn nên “Tọa hung hướng cát”, nghĩa là nên quay về chỗ cát lợi để tiếp nhận vượng khí. Nếu cửa bếp nấu ăn mà