Một số bài học về cải cách, mở cửa kinh tế và chính trị rút ra từ Đại hội

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn các đảng chính trị trên thế giới đường lối cải cách của đảng cộng sản trung quốc cầm quyền qua đại hội XV (1997)” (Trang 28 - 31)

Trong vấn đề cải cách kinh tế ở Trung Quốc, vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một bài học, một kinh nghiệm quý giá để Việt Nam có thể tham khảo.

Tại đại hội lần thứ XV của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vấn đề về cổ phẩn hóa doanh nghiệp nhà nước được nhìn nhận một cách thấu đáo khi cho rằng, chủ nghĩa xã hội hoàn toàn có thể sử dụng mô hình sản xuất xã hội hóa - công ty cổ phần để thúc đẩy sản xuất xã hội chủ nghĩa phát triển như tư bản chủ nghĩa đã làm. Hơn nữa, chủ nghĩa xã hội có những điều kiện ưu việt để cải tạo công ty cổ phần làm cho công ty cổ phẩn phát huy vai trò thúc đẩy sản xuất mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn. Đặc biệt trong thời kì chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường, việc cổ phần hóa đúng hướng và sáng tạo sẽ là đòn bẩy để đa dạng hóa chủ dầu tư, tăng cường huy động vốn, chuyển đổi vốn nhàn rỗi thành vốn sản xuất; là giải pháp hữu hiệu để cấu trúc lại sản xuất, cải tiến cơ chế quản lý kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế, là giải pháp có hiệu lực để thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xúc tiến sự hội nhập thông lệ quốc tế.

Bên cạnh đó vấn đề điều chỉnh và hoàn thiện kết cấu chế độ sở hữu mà Đảng cộng sản Trung Quốc thực hiện. Báo cáo tại đại hội XV khẳng định chế độ cổ phần và chế độ hợp tác cổ phần là hình thức thực hiện chế độ công hữu. Bên cạnh đó cần đa dạng hóa các hình thức công hữu. Phải xác định chế độ công hữu làm chủ thể, nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại phát triển. Kinh tế chế độ công hữu đặc biệt kinh tế quốc hữu sẽ ngày càng phát triển. Các thành phần kinh tế khác sẽ cùng phát huy tích cực của nó dưới sự chỉ đạo của chế độ công hữu.

KẾT LUẬN

Tại Đại hội XV của Đảng Cộng sản Trung Quốc, lần đầu tiên "chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc " được trình bày khá chi tiết với từng giai đoạn trong khoảng thời gian dài từ năm 1997 đến giữa thế kỉ 21, với các mục tiêu cụ thể cần phải đạt tới. Đại hội XV lấy lý luận Đặng Tiểu Bình làm "hệ thống lý luận về xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc ". Lý luận này rất đáng chú ý ở hai điểm: Một là, tinh thần phê phán khá triệt để đối với những giáo điều lỗi thời; hai là, tính thực dụng có vẻ như "vô nguyên tắc" song lại có thể rất có hiệu quả. Phương châm "mèo trắng hay mèo đen bất kể, miễn là bắt được chuột" đã chỉ đạo nhiều chính sách lớn của CHND Trung Hoa thời mở cửa, ví dụ như việc chấp nhận cơ chế kinh tế thị trường từng được gọi là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản thối nát và chủ trương "một nhà nước, hai chế độ" từng gây kinh ngạc cho các nhà Mác xít chính thống ở Trung hoa lục địa.

Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá, đại hội lần XV của Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền đã cho thấy khả năng ứng xử rất đặc thù của văn hóa Trung Quốc, đó là vận dụng triết lý "cầu đồng tồn dị" kết hợp giữa các mâu thuẫn tưởng chừng không thể điều hòa được để tạo ra động lực thúc đẩy chiến lược chấn hưng nước Trung Quốc trước khi bước vào thế kỉ 21.

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” . Đồng thời hai nước cùng lựa chon con đường XHCN, đảng Cộng sản đóng vai trò hạt nhân trong hệ thống chính trị, là đảng cầm quyền. Vì vậy, công cuộc xây dựng xã hội hài hòa XHCN Trung Quốc dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc với thành tựu và những hạn chế sẽ có ý nghĩa lớn và trở thành bài học quý báu cho Đảng Cộng sản Việt Nam trên con đường xây dựng xã hội phát triển hài hòa, ổn định.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn các đảng chính trị trên thế giới đường lối cải cách của đảng cộng sản trung quốc cầm quyền qua đại hội XV (1997)” (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w