Kịch bản theo các yêu cầu vận hành.
Ngoài kịch bản điển hình, tùy theo cấu trúc và đặc điểm vận hành, mức độ ổn định hệ thống còn cần phải kiểm tra theo những kịch bản khác nhau như:
- Vào mùa khô cần phát công suất tăng cường ở khu vực nguồn nhiệt điện, giảm công suất phát ở các nhà máy thủy điện. Ngược lại, khi mùa mưa đến cần huy động tối đa công suất của các nhà máy thủy điện (chống xả thừa), giảm công suất phát ở các nhà máy nhiệt điện. Lúc này, luồng công suất trao đổi có thể thay đổi nhiều, vượt quá giới hạn cho phép. Cần phải kiểm tra dự trữ ổn định.
- Chế độ sự cố hoặc sửa chữa các máy phát cũng có thể phải kiểm tra khả năng sử dụng công suất dự phòng theo điều kiện ổn định tĩnh.
Trong các trường hợp này để tìm giới hạn ổn định cần làm thay đổi từ từ các thông số từ chế độ hiện hành sang phương thức mới. Có thể thể làm thay đổi tối đa (theo hướng làm gia tăng công suất truyền tải), nhằm phát hiện gới hạn ổn định. Hệ số dự trữ vẫn có dạng: igh i0 dt i0 P - P K = 100% P (2.20)
Trong đó, công suất Pi được theo dõi là thông số quan tâm, thay đổi trong phương thức vận hành mới.
Kịch bản nguy hiểm nhất
Kịch bản này mang tính lý thuyết là chủ yếu, thực tế rất hiếm xảy ra. Đó là kịch bản mà từ một trạng thái hiện hành đi theo đường ngắn nhất để đến biên giới miền ổn định. Nếu biết đường đi ngắn nhất này có thể định nghĩa hệ số dự trữ:
igh i0 dt i0 L - L K = 100% L (2.21)
Thường thì việc xác định hướng đi nguy hiểm nhất là bài toán khá phức tạp nhiều khi không có lời giải, vì thế chỉ tiêu này chỉ có thể sử dụng cho một số trường hợp riêng .