Các giải pháp phát triển thị trường lao động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp, kiến nghị, định hướng nhằm tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp nước ta hiện nay (Trang 26 - 30)

Chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng và vận hành đồng bộ thị trường nhân tố sản xuất, trong đó có thị trường lao động là yêu cầu khách quan mang tính quy luật.

Những năm tới để tiếp tục phát triển thị trường lao động cần có những giải pháp vừa mang tính cấp thiết, vừa mang tính lâu dài. Trong đó cần ưu tiên các nhóm giải pháp sau:

- Các giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu lao động (cả về số lượng và chất lượng) trên thị trường.

+ Để giảm sức ép đối với cung lao động, cần thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình nhằm đạt quy mô dân số và cấu trúc tuổi hợp lý, coi trọng nâng cao chất lượng nguồn nhânlực.

+ Nhằm mục tiêu thu hẹp dần khoảng cách giữa đàu ra của đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động, cần khuyến khích đa dạng hoá các hình thức đào tạo, nhất là đào tạo nghề, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hoá trang thiết bị, cải tiến chương trình nội dung và phương pháp giảng dạy trong các trường và trung tâm đào tạo: Phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các bên tham gia thị trường lao động. Mặt khác, cần có các biện pháp thúc đẩy tăng cầu về lao động qua việc thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ các hoạt động phi nông nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp, nhất là các ngành sử dụng nhiều lao động ở nông thôn. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, tham gia tích cực vào thị trường lao động khu vực và quốc tế.

- Các giải pháp thúc đẩy hoạt động giao dịch trên thị trường lao động. - Các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin thị trường lao động.

- Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thể chế và chính sách phát triển thị trường lao động.

- Nhà nước phải tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá số lượng chất lượng đội ngũ lao động có đủ khả năng lao động và hiện đang có nhu cầu kiếm việc làm. Thực tế nước ta chưa có cơ quan nào nắm một cách chính xác số người có nhu cầu kiếm việc làm. Nhà nước phải chỉ đạo thực hiện triệt để chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình để giảm tỷ lệ tăng trưởng dân số tiến tới mức thay thế. Khi mức tăng dân số giảm thì áp lực tăng số lượng lao động cũng giảm theo. Hiện nay tốc độ tăng lao động hàng năm trung bình khoảng 2,5% và số tuyệt đối khoảng 1 triệu người đến tuổi lao động mỗi năm.

Nhà nước phải hoàn thiện hệ thống pháp lý, cơ chế chính sách để khuyến khích những yếu tố tích cực thúc đẩy sự ra đời của thị trường hàng hoá sức lao động, đồng thời có biện pháp tổ chức quản lý, phân công, phân cấp để quản lý các trung tâm dịch vụ và xúc tiến việc làm hoạt động có hiệu quả xã hội.

Nhà nước phải tăng cường bảo vệ lợi ích của người lao động: quyền lợi kinh tế của người làm thuê với thời hạn lâu dài được thoả thuận với người thuê lao động về mức độ công việc phải hoàn thành, tiền lương được hưởng

và các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ nghỉ phép, nghỉ ốm, điều dưỡng, tham quan…

Tóm lại, Nhà nước cần tăng cường hơn nữa sự quản lý của mình đối với sự phát triển của thị trường lao động bằng cách hoàn thiện cơ chế chính sách hợp lý.

KẾT LUẬN

Lao động đó là yếu tố tất yếu, một hoạt động giúp loài người phát triển giúp chúng ta phân biệt được con người một động vật cấp cao với các động vật khác. Vì vậy để phát triển xã hội chúng ta cần phải thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của lao động.

Qua thực trạng và đánh giá ở trên bài viết này đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về lực lượng lao động của đất nước trong thời kỳ đổi mới và đang bước vào hội nhập kinh tế thế giới.

Một thực trạng rõ nét nhất là lực lượng lao động và quản lý của chúng ta còn yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ. Số lượng nhiều nhưng chất lượng kém.

Vì vậy điều cần quan tâm trong giai đoạn hiện nay là sự phối hợp giữa người lao động, cơ quan đào tạo và cơ quan quản lý để thúc đẩy phát triển hơn nữa chất lượng của đội ngũ lao động.

Tuy nhiên với những tồn tại và khó khăn đó đội ngũ lao động cũng đang từng bước đi lên phát huy thế mạnh của mình.

Trong thời kỳ mở cửa và hội nhập này, tin rằng đó sẽ là cơ hội lớn để đội ngũ lao động nước ta phát triển hơn nữa đưa đất nước ta phát triển đi lên theo định hướng của Đảng và của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp, kiến nghị, định hướng nhằm tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp nước ta hiện nay (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w