Một số sản phẩm đặc biệt

Một phần của tài liệu Hoạt động thương mại nội khối ASEAN từ khi hiệp định ATIGA được ký kết. Thực trạng và bài học của Việt Nam. (Trang 31 - 36)

III. Kết quả của hiệp định ATIGA đối với Việt Nam

3. Một số sản phẩm đặc biệt

Sản phẩm đường

Thực hiện cam kết của Việt Nam trong ASEAN theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) liên quan tới việc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo WTO, Việt Nam đã bãi bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường cho các nước ASEAN kể từ ngày 1/1/2020.

Số liệu thống kê cho thấy, kết thúc vụ 2019/20, đường Thái Lan xuất khẩu sang Việt Nam đạt hơn 862.000 tấn, gấp 3,3 lần so với niên vụ 2018/19 và cao hơn 12,1% so với sản lượng đường mía sản xuất trong nước.

Trong đó, gần 77% sản lượng đường này được xuất sang Việt Nam trong giai đoạn 6 tháng sau ATIGA (01/01– 30/06/2020).

Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu đường lớn thứ 02 của Thái Lan trong nửa đầu 2020, chiếm 16% tỷ trọng sản lượng xuất khẩu của nước này (xếp sau thị trường Indonesia với 42%). Trước đó, thị trường Việt Nam không phải là thị trường xuất khẩu được chú trọng của ngành đường Thái Lan.

Nhiều năm nay, đường Thái Lan là đối thủ chính của ngành đường Việt Nam, đồng thời là quốc gia đứng thứ 4 thế giới về sản xuất đường và 2 thế giới về xuất khẩu. Mỗi năm, sản lượng đường lậu giá rẻ từ Thái Lan về Việt Nam

ước tính chiếm hơn 30% nhu cầu sử dụng đường trong nước, tác động tiêu cực tới giá đường nội địa

Từ niên vụ 2019/20, ngành đường Việt Nam gặp phải cạnh tranh gay gắt với đường Thái giá rẻ nhập khẩu chính ngạch về Việt Nam, bên cạnh đường lậu nhập khẩu từ nước này.

Theo VSSA, gần 1/3 số nhà máy đường tại Việt Nam đã phải đóng cửa trong niên vụ 2019/20. Sản lượng lũy kế niên vụ 2019/2020 đạt 7,39 triệu tấn mía, giảm 39,4% và luyện được 769.169 tấn đường mía các loại, giảm 34,3%, mức thấp nhất trong 19 năm trở lại đây do diễn biến thời tiết không thuận lợi và áp lực cạnh tranh với đường và chất tạo ngọt nhập khẩu.

Giá đường trong nước phụ thuộc rất lớn vào giá đường Thái Lan nhập khẩu. Sau khi Hiệp định ATIGA có hiệu lực, các doanh nghiệp mía đường nội địa phải cạnh tranh với đường Thái Lan chủ yếu tại phân khúc khách hàng tiêu dùng – bán lẻ (kênh B2C) và doanh nghiệp chế biến thực phẩm – đồ uống vừa và nhỏ (kênh SME) do đường nhập khẩu từ Thái Lan chưa đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm – đồ uống quy mô lớn (kênh MNC: Pepsi, CocaCola…).

Hiện tại giá xuất khẩu của Thái Lan đang thấp ngang với mức giá thành sản xuất, nhằm mục đích cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thế giới. Đây là lý do chính khiến ngành mía đường trong nước khó lòng cạnh tranh nổi với đường Thái Lan, nhiều nhà máy đã phải đóng cửa.

Cá ngừ

Theo Hiệp hội Chế biến vá Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), ASEAN đang là 1 trong những thị trường xuất khẩu cá ngừ quan trọng của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường đang có xu hướng ngày càng tăng.

Đặc biệt, khi Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) chính thức có hiệu lực từ năm 2010, hầu hết dòng thuế về 0% đã là một trong những điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang ASEAN.

VASEP nhận định việc xóa bỏ thuế quan này đã tạo ra một cơ hội lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang khối thị trường này.

Cụ thể, giai đoạn trước năm 2010 khi hiệp định chưa có hiệu lực, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang ASEAN chỉ ở mức 1,6 – 6 triệu USD/năm. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến năm 2018, giá trị xuất khẩu sang khối thị trường này đã có sự tăng trưởng vượt bậc.

Năm 2010, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang ASEAN đã tăng 190%, từ mức 6 triệu USD của năm 2009 lên gần 17,5 triệu USD năm 2010. Và cho đến năm 2018, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang ASEAN đã tăng gần 3 lần so với năm 2010 lên hơn 50 triệu USD.

Nguồn: VASEP  Ô tô

Thái Lan đang là quán quân xuất khẩu xe ôtô vào Việt Nam dù đến năm 2018 thuế nhập khẩu xe từ Thái Lan mới chính thức về 0%.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng xe nhập khẩu sau 4 tháng đầu năm đạt khoảng 29.000 chiếc, tương đương giá trị khoảng 733 triệu USD. So với cùng kỳ, lượng xe nhập khẩu giảm 16,7% về lượng và 16,4% về giá trị. Tuy vậy, riêng xe nhập khẩu từ thị trường Thái Lan lại có dấu hiệu tăng mạnh, bất chấp đà suy giảm chung của thị trường cũng như các đối tác nhập khẩu lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc.

Cụ thể như trong tháng 4, Việt Nam đã nhập 2.355 xe nguyên chiếc Thái Lan, đưa tổng số từ đầu năm lên 10.155 chiếc, tương đương gần 183 triệu USD và tăng gần gấp rưỡi cùng kỳ. Doanh nghiệp trong nước cũng chi 191 triệu USD nhập các loại linh kiện, phụ tùng ôtô từ thị trường này. Với kim ngạch này, Thái Lan đã trở thành nhà xuất khẩu xe số một vào Việt Nam, sau khi chỉ xếp thứ 4 khi kết thúc năm 2015 (sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ).

Lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam sau 4 tháng đầu năm 2016 và 2015

Xe nguyên chiếc nhập khẩu từ Thái Lan tăng mạnh trong khi Hàn Quốc, Trung Quốc có xu hướng giảm.

Nhập khẩu ôtô từ Thái Lan tăng tốc mạnh do tác động mạnh mẽ của lộ trình giảm thuế đến giá thành xe. Nếu tính cả các khoản thuế phí tại Việt Nam, phần đông xe Thái nhập khẩu đều có tầm giá dưới một tỷ đồng. Ngoài ra, trong cơ cấu xe nhập từ Thái Lan, các dòng xe bán tải, xe tải cũng chiếm ưu thế với 7.700 chiếc, tăng 37% so với cùng kỳ.

Một nhà nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc cho biết, Thái Lan đang có lợi thế lớn trong các dòng xe bán tải. "Hiện nay các dòng xe bán tải của Thái Lan được nhập ồ ạt vào Việt Nam và đang chiếm ưu thế do thuế nhập khẩu chỉ 5% so với mức 50% chung của thị trường. Các loại thuế phí khác cũng rất thấp như thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ 15% trong khi các dòng khác sắp tới áp mức 40-130%, thuế trước bạ là 2% trong khi mức chung là 12%. Tuy nhiên, với đặc thù về hình dáng, dòng xe này khá kén khách hàng", vị này cho biết.

Một phần của tài liệu Hoạt động thương mại nội khối ASEAN từ khi hiệp định ATIGA được ký kết. Thực trạng và bài học của Việt Nam. (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w