23 2.5.3.2 Xử lí số liệu thu thập đƣợc trong phƣơng pháp điều tra theo điểm
4.6. Một số giải pháp quản lý các loài côn trùng bộ Cánh vẩy tại xã Văn Nh o.
Bộ Cánh vẩy của xã Văn Nho bao gồm 40 loài, trong đó một số loài đƣợc coi là có ý nghĩa lớn, là các loài có tên trong sách đỏ, các loài có vai trò là sinh vật chỉ thị và các loài có ý nghĩa lớn đối với du lịch sinh thái.
Hiện nay, con ngƣời bằng hoạt động của mình dẫn đến làm thay đổi môi trƣờng
sinh thái, nhƣ đốt nƣơng làm rẫy, khai thác lâm sản… những hoạt động này làm cho các khu rừng ngày một mất đi, phá vỡ cấu trúc của rừng ảnh hƣởng đến đời sống các loài sinh vật trong rừng nói chung và các loài côn trùng bộ Cánh vẩy nói riêng.
Vì vậy muốn quản lí tốt các loài côn trùng bộ Cánh vẩy thì phải cần có những biện pháp quản lí tốt tài nguyên rừng, căn cứ vào thực trạng của công tác quản lý rừng thì cần đề ra những biện pháp quản lí nhƣ sau:
-Công tác điều tra, giám sát
Tiếp tục thực hiện điều tra, giám sát để xác định:
+ Thƣờng xuyên điều tra xác định thành phần loài côn trùng bộ Cánh vẩy có trong khu vực từ đó có biện pháp bảo tồn những loài có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là ở pha trƣởng thành.
+ Xác định và thu thập các loài cây là thức ăn cho các loài côn trùng bộ Cánh vẩy, đặc biệt là thức ăn cho sâu non.
+ Thu thập tất cả các thông tin về thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, đặc điểm lâm phần tại thời điểm điều tra.
-Đối với các loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và các loài có ý nghĩa du lịch sinh thái
+ Chú trọng và quan tâm đặc biệt do số lƣợng của chúng ngày càng suy giảm,
đặc biệt là môi trƣờng sống và nguồn thức ăn của chúng.
+ Đầu tƣ hƣớng dẫn kĩ thuật để ngƣời dân phát triển, mở các trang trại nuôi trồng.
+ Hỗ trợ đầu tƣ cho ngƣời dân phát triển kinh tế cải thiện cuộc sống ngƣời dân địa phƣơng để tránh việc phá rừng làm giảm nơi sinh sống của các loài côn trùng bộ Cánh vẩy.
+ Khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tƣ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, ngƣời dân trồng rừng để tạo môi trƣờng cho các loài côn trùng bộ Cánh vẩy sinh sống.
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngƣời dân về bảo vệ rừng bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Khuyến khích việc nuôi trồng, sử dụng các loài côn trùng bộ Cánh vẩy và tạo thị trƣờng tiệu thụ sản phẩm cho ngƣời dân.
PHẦN V KẾT LUẬN TỒN TẠI KIẾN NGHỊ