- Ph ối hợp tốt với phụ huynh, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa phụ
3. Đừng tiếc lời khuyến khích, khen ngợi trẻ
Mặc dù đồ chơi hay quần áo trẻ chưa cất hay gấp gọn gang... thế nhưng bạn đừng nên chỉ trích trẻ ngay tức khắc vì trẻ dễ chán nản. Trái lại, bạn hãy tự tay làm lại những việc đó trước mặt trẻ, kèm theo sự hướng dẫn tận tình để chúng có thêm kinh nghiệm cho những lần sau. Lời khen ngợi không chỉ đơn giản thừa nhận những thành quả lao động của trẻ mà còn là nguồn động viên lớn lao giúp trẻ hứng thú với công việc nhà.
4. Hãy cùng trẻ làm việc
Làm việc chung cùng con sẽ nuôi dưỡng được niềm vui thích lao động ở trẻ. Bố mẹ cần dành thời gian vừa làm vừa hướng dẫn cho con, cùng đặt ra kế hoạch và cùng nhau thi đua. Khi dọn dẹp nhà cửa cả nhà dành thời gian làm cùng nhau vừa tạo không khí vui vẻ, thi đua và kích thích hứng thú lao động ở trẻ.
5. Cha mẹ cần làm gương cho trẻ
Trẻ con thường không làm theo những gì người lớn nói mà thường làm theo những gì người lớn làm. Nếu bố mẹ đi làm về bỏ giầy dép không đúng chỗ, làm việc xong không cất dọn đồ đạc gọn gàng... thì không bao giờ có thể giúp con hình thành được tình yêu lao động và tính gọn gàng sạch sẽ. Vậy nên muốn dạy con làm quen với nhà thì trước hết bố mẹ phải là tấm gương co con cái noi theo.
Ngoài ra, để thành công trong việc cho trẻ làm quen với việc nhà cha mẹ cũng cần chú ý:
- Giao việc phù hợp với giới tính và độ tuổi: giao cho trẻ những công việc phù hợp với giới tính, thể chất và khả năng của trẻ.
- Đảm bảo an toàn cho trẻ: làm những công việc đảm bảo an toàn và môi trường làm việc an toàn.
- Không quá chú trọng đánh giá kết quả đạt được mà hãy đánh giá và khuyến khích quá trình tham gia của trẻ
- Dù bạn có bận rộn đến đâu khi giao việc cho trẻ cũng cần phải kiểm tra, đánh giá quá trình làm của trẻ để có sự hỗ trợ trẻ cần thiết và kịp thời.