quản phụ gia, phẩm màu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hiện nay trong nước, việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng hoá chất, phụ gia thực phẩm chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về ATTP, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nguyên nhân là do các cơ sở sản xuất sử dụng hoá chất, phụ gia không rõ nguồn gốc, không có nhãn theo quy định; việc sử dụng phụ gia trong sản xuất, chế biến không đúng đối tượng thực phẩm hoặc sử dụng quá hàm lượng quy định. Bên cạnh đó, hoạt động sang bao, đóng gói phụ gia thực phẩm chưa được quản lý, kiểm soát chặt chẽ, vẫn còn tình trạng kinh doanh phụ gia thực phẩm không có nhãn mác, không có hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc; người sản xuất, kinh doanh và sử dụng chưa nhận thức đầy đủ về nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ gia thực phẩm không an toàn.
Để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật về an ATTP trong sản xuất, chế biến và sử dụng phụ gia thực phẩm trên địa bàn tỉnh, ngày 13/10/2014 UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 6083/UBND-VX4 chỉ đạo Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Công thương và Sở Y tế tăng cường các biện pháp đảm bảo ATTP trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm. Ban Chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh đã ban hành Văn bản số
1174/BCĐ-LNATTP ngày 13/11/2014 chỉ đạo các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh.
- Kết quả triển khai thực hiện
+ Kết quả thanh, kiểm tra kết luận: Tình trạng thực phẩm có chứa chất độc hại, sử dụng hoá chất bảo quản, phụ gia, phẩm màu công nghiệp có hại cho sức khoẻ người tiêu dùng có diễn ra trên địa bàn tỉnh nhưng không phổ biến như các tỉnh biên giới và các thành phố lớn, chủ yếu ở các cơ sở nhỏ lẻ, hộ gia đình.
+ Sự tích cực triển khai thực hiện của các sở, ngành, UBND các cấp trong thời gian qua đã cơ bản kiểm soát được tình trang ô nhiễm thực phẩm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ở các cơ sở sản xuất, chăn nuôi tập trung, các siêu thị, các đại lý.
+ Sức khoẻ của người dân trong tỉnh được đảm bảo, không có ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trong 6 tháng cuối năm 2014.
3. Một số giải pháp chủ yếu trong thời gian tới
- UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương, Sở Y tế và UBND các huyện, thành phố, thị xã đã phối hợp với Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các cơ quan truyền thông xây dựng kế hoạch, tổ chức truyền thông, giáo dục cho người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng phụ gia thực phẩm trên địa bàn tỉnhẻCác hoạt động truyền thông. Cụ thể: quý IV năm 2014, tổ chức tháng cao điểm tuyên truyền về những nguy cơ đối với sức khỏe của việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm và đặc biệt là các chất bảo quản, chất điều hòa tăng trưởng dùng trong rau, củ quả, trong trồng trọt, chăn nuôi bị cấm hoặc không nằm trong danh mục qui định của Bộ Nông nghiệp và PTNT. - Phổ biến và yêu cầu các đối tượng sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm, hóa chất bảo quản, chất điều hòa tăng trưởng dùng trong rau củ quả trên địa bàn tuân thủ đầy đủ các quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế về hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm, Thông tư số 68/2010/TT- BNNPTNT ngày 03/12/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về ATVSTP đối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, sản xuất lưu thông trong nước.
- Xử phạt nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm theo qui định của Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
- Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành ở cấp tỉnh và huyện để tiến hành thanh tra đối với lĩnh vực này.
Nội dung 19: Thời gian qua, cử tri và nhân dân trên địa bàn tỉnh rất quan tâm
và phản ánh nhiều về những bất cập đối với bậc học mầm non hiện nay: Tình trạng quá tải, thiếu về cơ sở vật chất, thiếu đội ngũ giáo viên, số học sinh/lớp đông, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt thấp. Đề nghị UBND tỉnh làm rõ thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục những bất cập nêu trên.
* Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo như sau: 1. Thực trạng giáo dục mầm non của tỉnh.
Toàn tỉnh có 183 trường MN (trong đó có 10 trường tư thục); có 412 nhóm trẻ, với 8.372 cháu; 1.881 lớp mẫu giáo với 57.442 cháu (tăng 2.020 cháu so với cùng kỳ năm học trước).
Cơ sở vật chất: Toàn tỉnh có 1.847 phòng học, trong đó phòng học kiên cố: 1.239 (67%) bán kiên cố: 314 phòng (17 %); phòng học tạm: 294 phòng (15,9%). Số phòng học thiếu: 396 (21,4%).
Tỷ lệ học sinh/lớp: Bình quân số học sinh/lớp (đối với mẫu giáo) của tỉnh nhìn chung có vượt quá so với số lượng quy định của Điều lệ Trường mầm non; Việc quá tải học sinh/lớp xảy ra cục bộ ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh.
Toàn tỉnh có 3.717 giáo viên đang giảng dạy tại các trường MN, trong đó số giáo viên hợp đồng trong định biên của tỉnh: 3.324 giáo viên và 393 giáo viên do các phòng GD&ĐT và các trường hợp đồng.
Căn cứ theo Thông tư 71/2007/TTLT-BG ĐT-BNV của Liên Bộ GD&ĐT và Nội vụ toàn tỉnh thiếu 1.173 giáo viên (Vĩnh Tường 294; Lập Thạch 196; Bình Xuyên 183; Tam Đảo 127; Yên Lạc 126; Phúc Yên: 80; Sông Lô: 57. Tam Duơng 10; Vĩnh Yên 9.