Kết quả Bảng 3.3 cho thấy không có sự xuất hiện héo trên trái cà chua ở tất cả các nghiệm thức sau 3, 6 và 9 ngày sau khi bảo quản. Đến ngày thứ 12 sau khi bảo quản trái héo bắt đầu xuất hiện và đến ngày thứ 18 thì tất cả các nghiệm thức đều có trái cà chua bị héo.
Bảng 3.3 Sự xuất hiện héo trên trái cà chua giữa các nghiệm thức nhiệt độ và xử lí chlorine khác nhau theo thời gian bảo quản
Nghiệm thức Thời gian sau khi bảo quản (ngày)
Nhiệt độ Chlorine 3 6 9 12 15 18 10oC 200 ppm - - - - - + 0 ppm - - - - - + Phòng 200 ppm - - - - + + 0 ppm - - - + + + Nhiệt độ 10 o C - - - + Phòng - - - + + + Chlorine 200 ppm - - - - + + 0 ppm - - - + + +
Chú thích: -: không héo; +: có héo
Đối với nhiệt độ, ở nghiệm thức nhiệt độ phòng trái cà chua xuất hiện héo vào thời điểm 12 ngày sau khi bảo quản và nghiệm thức nhiệt độ 10oC đến 18 ngày sau khi bảo quản trái bị héo mới xuất hiện. Nhƣ vậy, có thể nói ở nhiệt độ phòng trái cà chua dễ bị héo hơn khi bảo quản ở nhiệt độ 10o
C.
Ở nhân tố chlorine, hai nghiệm thức có sự xuất hiện trái bị héo cách nhau 3 ngày bảo quản. Nghiệm thức không xử lí chlorine có sự xuất hiện héo sớm (12 ngày sau khi bảo quản) và nghiệm thức có xử lí chlorine trái bị héo xuất hiện sau (15 ngày sau khi bảo quản). nhiều nghiên cứu sử dụng chlorine trên rau Dền (Phạm Bảo Lộc, 2011), quýt Đƣờng (Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2011), ớt Sừng (Huỳnh Đại Lộc, 2013), trái Vả (Karabulut, 2009) tuy nhiên không thấy đề cập về tác dụng của chlorine liên quan đến biểu hiện héo của rau quả. Do đó, có thể nói sử dụng chlorine trong bảo quản cà chua sẽ không ảnh hƣởng đến chỉ tiêu héo trái.
Về ảnh hƣởng giữa nhiệt độ và chlorine, ở thời điểm 12 ngày sau khi bảo quản bắt đầu có sự xuất hiện trái héo trƣớc nhất là ở nghiệm thức nhiệt độ phòng không xử lí chlorine, kế đến là nghiệm thức nhiệt độ phòng có xử lí chlorine trái bị héo xuất hiện sau 15 ngày bảo quản. Hai nghiệm thức ở nhiệt độ 10oC có và không xử lí chlorine đến 18 ngày sau khi bảo quản mới bắt đầu xuất hiện trái bị héo.
21
Theo Nguyễn Mạnh Khải và ctv. (2006), khi rời khỏi cây mẹ, rau quả ngừng đƣợc cung cấp nƣớc và các dƣỡng chất. Tuy nhiên, các hoạt động trao đổi chất nhƣ hô hấp, các biến đổi sinh lý, hóa vẫn diễn ra để duy trì sự sống, dẫn đến sự thoát hơi nƣớc làm giảm tính trƣơng nguyên sinh của tế bào sẽ gây héo rau quả. Ngoài ra, theo Nguyễn Minh Thủy (2000), tốc độ thoát hơi nƣớc còn tùy thuộc vào các điều điện bên ngoài nhƣ nhiệt độ, ẩm độ không khí. Khi nhiệt độ tăng sẽ đẩy mạnh các hoạt động trao đổi chất làm mất nƣớc nhanh chóng, còn nhiệt độ thấp sẽ làm chậm các hoạt động trao đổi chất này. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với khuyến cáo của Quách Đĩnh và ctv. (2008), có thể hạn chế sự thoát hơi nƣớc của nông sản bằng cách hạ nhiệt độ và tăng ẩm độ trong môi trƣờng bảo quản. Ngoài ra, theo Moreira (2006; trích dẫn bởi Huỳnh Đại Lộc, 2013), sự thoát hơi nƣớc còn do chênh lệch giữa ẩm độ bên trong trái so với ẩm độ bảo quản dẫn đến sự thoát hơi nƣớc qua bề mặt tiếp xúc với không khí làm cho trái bị héo trong quá trình bảo quản.