hoa bưởi lên trọng lượng cơ thể và một số chỉ số mỡ và glucose máu của chuột nuôi BPTN
3.6.1. Kết quả mô hình nuôi chuột béo phì bằng thức ăn giàu lipid.
Chuột nhắt trắng chủng Swiss 4 tuần tuổi, trọng lượng trung bình 15g do Viện Vệ sinh Dịch tễ TW cung cấp, được phân làm 5 lô, mỗi lô 6 con, nuôi tiếp trong điều kiện giống
1 4
3 2 2
nhau về thời gian và không gian, với các chế độ thức ăn khác nhau (12h chiếu sáng, 12h tối, nhiệt độ phòng 25 - 300 C:
Lô1: cho ăn thức ăn chuẩn do Viện Vệ sinh Dịch tễ TW cung cấp.
Lô 2 - 5: cho ăn thức ăn giàu lipid.
Sau 3 tuần nuôi, chúng tôi tiến hành xác định trọng lượng của các lô chuột thí nghiệm. Kết quả thu được ở bảng 3.10 và hình 3.6:
Bảng 3.10. Bảng so sánh trọng lượng trung bình của các lô chuột thí nghiệm sau 21 ngàynuôi. Lô Loại thức ăn M0 (g) M7 (g) M14(g) M21(g)
% tăng trọng lượng so với ban đầu Lô đối chứng
(l ô 1) Bình thường 15,1 ±1,58 19,8 ±1,45 24,1 ±2,02 33,1 ± 2,13 119,2% Lô vỗ béo
(các lô 2, 3, 4, 5) Giàu lipid 15 ±1,66 23.9 ±2,15 35,6 ±2,37 44,02 ± 2,78 193,5% - Mo: là trọng lượng trung bình ban đầu của chuột
- M7: là trọng lượng trung bình của chuột sau 7 ngày nuôi - M14: là trọng lượng trung bình của chuột sau 14 ngày nuôi - M21: là trọng lượng trung bình của chuột sau 21 ngày nuôi
15.1 15 19.8 19.8 23.9 24.1 35.6 33.1 44.02 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 M0 M7 M14 M21 Lô nuôi thường:Thức ăn bình thường Lô vỗ béo: Thức ăn giàu Lipit
Hình 3.6. Biểu đồ so sánh sự tăng trọng lượng của các lô chuột thí nghiệm sau 3 tuần nuôi theo 2 chế độ thức ăn khác nhau.
* Nhận xét:
Từ kết quả bảng 3.10 và biểu đồ hình 3.6 ta có thể thấy, trọng lượng trung bình của các lô chuột thí nghiệm nuôi bằng chế độ thức ăn giàu lipid sau 21 ngày nuôi tăng cao hơn nhiều so với lô chuột đối chứng nuôi bằng thức ăn chuẩn của Viện Vệ sinh Dịch tễ TW. Cả 4 lô (từ lô 2 - lô 5) cho ăn thức ăn giàu lipid có trọng lượng trung bình tăng tương đương nhau, trung bình tăng 29,02g (tăng193,5%) và tăng nhanh hơn nhiều so với lô 1, là lô đối chứng nuôi bằng thức ăn chuẩn, lô này tăng trung bình 18g (tăng 119,2%) . Qua đó ta thấy trọng lượng trung bình của các lô chuột nuôi bằng thức ăn giàu lipid tăng cao hơn 74,3% so với trọng lượng trung bình của lô chuột cho ăn thức ăn chuẩn tại cùng một thời điểm sau 21 ngày nuôi. Dựa vào kết quả thu được như trên chúng tôi có thể kết luận rằng loại thức ăn giàu lipid này có tác dụng làm tăng trọng lượng của chuột mạnh hơn nhiều so với thức ăn chuẩn.
Hình 3.7. Hình ảnh chuột nuôi bằng hai chế độ thức ăn khác nhau sau 21 ngày
Để kiểm tra mức độ tăng trọng lượng của các lô chuột thí nghiệm nuôi bằng chế độ thức ăn giàu lipid là do ảnh hưởng của chế độ nuôi hay do sự tăng trọng bình thường của các cá thể chuột chúng tôi tiến hành phân tích, so sánh một số chỉ số hóa sinh của các lô chuột gây BPTN và lô chuột đối chứng. Kết quả thu được như bảng 3.11 và hình 3.8:
Bảng 3.11. So sánh một số chỉ số hóa sinh của các lô chuột gây BPTN và lô chuột đối chứng
Các chỉ số Lô đối chứng Lô gây BPTN So sánh giữa lô nuôi BPTN và lô nuôi thường (%) Glucose (mM/l) 7,61 ± 0,96 8,99 ± 1,19 18,1↑ Cholesterol (mM/l) 2,97 ± 0,82 3,42 ± 0,57 15,2↑ Triglycerid (mM/l) 0,91 ± 0,02 1,29 ± 0,19 41,8↑ HDL (mM/l) 2,66 ± 0,21 1,82 ± 0,03 42,8↓ LDL (mM/l) 0,46 ± 0,01 0,67 ± 0,01 45,7↑ ↑: Tăng ↓: Giảm 8.61 8.99 2.973.42 0.911.29 2.66 1.82 0.46 0.67 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Glucos e(mM/l Cholest erol(mM /l) Triglyce rid(mM /l) HDL(m M/l) LDL(m M/l) Lô đối chứng Lô gây BPTN
Hình 3.8. Biểu đồ so sánh một số chỉ số hóa sinh của các lô chuột gây BPTN và lô chuột đối chứng
* Nhận xét:
Các chỉ số
Các chỉ số glucose, cholesterol, TG, LDL của các lô chuột gây BPTN cao hơn các chỉ số của lô chuột đối chứng lần lượt là 18,1%, 15,2%, 41,8%, 45,7%. Riêng chỉ số HLD của các lô này thấp hơn so với của lô chuột đối chứng là 42,8%. Điều này chứng minh chuột đã bị béo phì do ảnh hưởng của chế độ thức ăn giàu lipid.
Như vậy, từ những kết quả đạt được nêu ở trên, chúng tôi có thể kết luận hiện tượng tăng trọng lượng của các lô chuột nuôi BPTN cao hơn so với trọng lượng của lô chuột đối chứng là do chế độ nuôi dưỡng giàu chất béo gây ra. Hơn nữa, các chỉ số mỡ máu (cholesterol, TG, LDL) đều cao bất thường so với lô bình thường. Điều đó chứng tỏ chuột đã bị béo phì. Ngoài ra, nồng độ glucose trong máu ở chuột béo phì luôn cao hơn lô đối chứng. Điều này chứng tỏ chuột BPTN cũng bị rối loạn trao đổi glucid. Như vậy, mô hình nuôi BPTN đã bước đầu cho kết quả khả quan và các lô chuột thí nghiệm được sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.
3.6.2. Sự thay đổi trọng lượng và một số chỉ số mỡ và glucose máu của chuột béo phì sau 8 ngày uống cao dịch chiết các phân đoạn EtOH và EtOAc từ hoa bưởi.
3.6.2.1. ảnh hưởng của cao dịch chiết các phân đoạn EtOH và EtOAc từ hoa bưởi lên trọng lượng của chuột nuôi BPTN.
Lô chuột đối chứng và các lô chuột thí nghiệm sau khi được nuôi bằng mô hình gây BPTN chúng tôi tiến hành làm thí nghiệm tiếp:
- Lô 1: không béo phì: cho uống nước+ ăn thức ăn chuẩn (đối chứng âm)
- Lô 2: chuột béo phì:không điều trị, cho uống nước + ăn thức ăn chuẩn (đối chứng dương)
- Lô 3: chuột béo phì: cho uống metformin (liều 500mg/kg thể trọng) + ăn thức ăn chuẩn - Lô 4: chuột béo phì: cho uống cao dịch chiết phân đoạn EtOH (liều 800mg/kg thể trọng) + ăn thức ăn chuẩn
- Lô 5: chuột béo phì: cho uống cao dịch chiết phân đoạn EtOAc (liều 800mg/kg thể trọng) + ăn thức ăn chuẩn
Sau 8 ngày cho uống và nuôi chuột với chế độ chúng tôi tiến hành kiểm tra trọng lượng của các lô chuột, kết quả thu được như ở bảng 3.12 và hình 3.9:
Bảng 3.12. Trọng lượng cơ thể trung bình của các lô chuột thí nghiệm sau 8 ngày cho uống cao dịch chiết các phân đoạn EtOH và EtOAc
Lô M0 (g) M4 (g) M8 (g) Sự thay đổi trọng lượng sau 8 ngày (%) Lô 1 33,1 ± 2,13 35,5 ± 1,52 37,2 ± 2,01 ↑12,3% Lô 2 44,01 ± 3,18 46,2 ± 3,24 48,3 ± 2,88 ↑9,7% Lô 3 43,92 ± 1,78 40,12 ± 1,27 39,98 ± 1,02 ↓9,0% Lô 4 44,44 ± 1,95 42,6 ± 1,62 41,17 ± 1,72 ↓7,5% Lô 5 43,71 ± 2,78 41,0 ± 1,68 39,97 ± 1,54 ↓8,6% Mx:Trọng lượng ngày cho uống thứ x (coi ngày đầu tiên cho uống là ngày 0)
↑: Tăng ↓: Giảm 33.1 35.5 37.2 44.01 46.248.3 43.92 40.12 39.98 44.44 42.6 41.17 43.71 41 39.97 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5
M0M4 M4 M8
Hình 3.9. Biểu đồ trọng lượng của các lô chuột thí nghiệm sau 8 ngày cho uống cao dịch chiết các phân đoạn EtOH và EtOAc
* Nhận xét: Dựa vào kết quả bảng 3.12 và đồ thị hình 3.9 ta thấy, ở hai lô chuột đối
chứng không uống dịch chiết và Metfotmin thì trọng lượng của chúng vẫn tiếp tục tăng bình thường sau 8 ngày. Trong khi đó cả 2 lô chuột cho uống dịch chiết đều giảm trọng lượng, trong đó lô 3 là lô uống Metformin (giảm 9,0%) uống cao phân đoạn EtOAc giảm mạnh (giảm tới 8,6% trọng lượng), tiếp đến là lô uống cao phân đoạn EtOH (giảm 7,5%). Từ kết quả đó ta có thể thấy, trong hoa bưởi có chứa những hợp chất có tác dụng làm giảm trọng lượng của chuột nuôi BPTN, đặc biệt là ở cao phân đoạn EtOAc.
3.6.2.2. ảnh hưởng của cao dịch chiết các phân đoạn EtOH và EtOAc từ hoa bưởi lên chỉ số đường huyết (glucose) của chuột nuôi BPTN
Sau 8 ngày cho chuột nuôi BPTN uống cao dịch chiết các phân đoạn EtOH và EtOAc từ hoa bưởi, chúng tôi tiến hành đo glucose huyết của chúng để kiểm tra ảnh hưởng của cao các phân đoạn này lên chỉ số glucose của chuột thí nghiệm. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.13. và hình 3.10 :
Bảng 3.13. Nồng độ glucose huyết của chuột béo phì trước và sau 8 ngày cho uống cao dịch chiết các phân đoạn EtOH và EtOAc
Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 G0 (mM/l) 9,58±1,1 9,54±0,23 9,58±0,53 9,59±0,35 G8 (mM/l) 9,86±1,08 8,43±0,26 8,56±0,22 8,53±0,34 Sự thay đổi glucose huyết (%) 3,3↑ 11,6↓ 10,7↓ 11,1↓
G0: chỉ số đường huyết trước khi cho uống cao các dịch chiết G8: chỉ số đường huyết sau 8 ngày cho uống cao các dịch chiết ↑: Tăng
9.589.86 9.86 9.54 8.43 9.58 8.56 9.59 8.53 7.5 8 8.5 9 9.5 10
Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5
G0G8 G8
Hình 3.10. Biểu đồ chỉ số đường huyết của chuột trước và sau 8 ngày cho uống cao dịch chiết các phân đoạn EtOH và EtOAcc
* Nhận xét: Từ kết quả bảng 3.13 ta thấy, sau 8 ngày cho uống cao dịch chiết, đối
với lô đối chứng dương (béo phì không điều trị) chỉ số đường huyết tăng nhẹ. Lô uống cao phân đoạn dịch chiết EtOAc chỉ số đường huyết giảm mạnh (giảm 11,1%), tiếp đến là lô uống cao EtOH (giảm 10,7%). Đem so sánh với lô điều trị bằng Metformin - một loại thuốc chữa đái tháo đường và béo phì (lô này giảm 11,6% glucose huyết)-thì mức độ làm giảm glucose huyết chuột của hai phân đoạn trên là rất có ý nghĩa, đặc biệt là phân đoạn cao EtOAc.
Như vậy, ta có thể thấy rằng trong thành phần các hợp chất tự nhiên trong hoa bưởi có chứa những chất có khả năng làm hạ đường trong máu của chuột béo phì bị rối loạn trao đổi glucid. Đặc biệt phân đoạn EtOAc có tác dụng mạnh nhất.
3.6.2.3. ảnh hưởng của cao dịch chiết các phân đoạn EtOH và EtOAc từ hoa bưởi lên chỉ số cholesterol của chuột nuôi BPTN.
Chỉ số cholesterol là một chỉ số quan trọng, cho biết tình trạng mỡ máu và béo phì của cơ thể. Đối với những người bình thường, chỉ số này thường là hằng định, còn với những người bị béo phì, rối loạn lipid máu thì chỉ số nay thường cao. Chúng tôi tiến hành đo chỉ số cholesterol của các lô chuột thí nghiệm trước và sau 8 ngày cho uống cao dịch chiết mM
glucosse/l máu
để kiểm tra ảnh hưởng của các phân đoạn dịch chiết từ hoa bưởi tới chỉ số này. Kết quả thu được như bảng 3.14 và hình 3.11 :
Bảng 3.14. Chỉ số cholesterol của các lô chuột trước và sau 8 ngày cho uống cao dịch chiết các phân đoạn EtOH và EtOAc
Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5
Co (mM/l) 3,13±0,22 3,14±0,34 3,14±0,36 3,13±0,22 C8 (mM/l) 3,18±0,25 2,88±0,31 2,9±0,19 2,88±0,06 Sự thay đổi
cholesterol (%) 1,6↑ 8,3↓ 7,6↓ 7,9↓
C0: chỉ số cholesterol trước khi cho uống cao dịch chiết C8: chỉ số cholesterol sau 8 ngày cho uống cao dịch chiết ↑: Tăng ↓: Giảm 3.13 3.18 3.14 2.88 3.14 2.9 3.13 2.88 2.7 2.75 2.8 2.85 2.9 2.95 3 3.05 3.1 3.15 3.2
Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5
G0G8 G8
Hình 3.11. Biểu đồ chỉ số cholesterol của các lô chuột trước và sau 8 ngày cho uống cao dịch chiết các phân đoạn EtOH và EtOAc
mM cholesterol
* Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả bảng 3.14 ta nhận thấy, sau 8 ngày cho uống cao dịch
chiết, ở lô đối chứng dương chỉ số cholesterol tăng nhẹ (tăng 1,6%). Lô uống cao các phân đoạn EtOH và EtOAc, chỉ số cholesterol giảm mạnh (lô 4 giảm 7,6%, lô 5 giảm 7,9% so với ban đầu), so sánh với lô uống Metformin (giảm 8,3% lượng cholesterol so với ban đầu) thì mức độ giảm cholesterol của cao 2 phân đoạn này là rất có ý nghĩa. Điều đó chứng tỏ trong thành phần hoa bưởi có chứa các hợp chất có khả năng làm giảm cholesterol máu chuột.
3.6.2.4. ảnh hưởng của cao dịch chiết các phân đoạn EtOH và EtOAc từ hoa bưởi lên chỉ số triglycerid của chuột nuôi BPTN
TG cũng là một chỉ số quan trọng liên quan tới các chứng bệnh béo phì, rối loạn lipid máu. Ngoài ra, nếu lượng TG và các acid béo tự do tăng cao trong máu sẽ dẫn tới tới nhiễm độc mỡ máu. Để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các phân đoạn dịch chiết từ hoa bưởi lên hàm lượng TG máu của chuột, chúng tôi tiến hành đo chỉ số này trước và sau khi cho uống cao các dịch chiết. Kết quả thu được như bảng 3.15 và hình 3.12 dưới đây:
Bảng 3.15. Kết quả đo chỉ số TG các lô chuột thí nghiệm trước và sau 8 ngày cho uống cao dịch chiết các phân đoạn EtOH và EtOAc
Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5
To (mM/l) 1,3±0,01 1,28±0,02 1,29±0,01 1,3±0,02 T8 (mM/l) 1,33±0,02 0,88±0,01 0,94±0,01 0,94±0,01 Sự thay đổi TG
(%) 2,3↑ 31,3↓ 27,1↓ 27,7↓
To: Chỉ số TG trước khi cho uống cao dịch chiết T8: Chỉ số TG sau khi cho uống cao dịch chiết 8 ngày ↑: Tăng
1.3 1.33 1.280.88 0.88 1.29 0.94 1.3 0.94 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4
Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5
T0T8 T8
Hình 3.12. Biểu đồ chỉ số TG các lô thí nghiệm trước và sau 8 ngày cho uống cao dịch chiết các phân đoạn EtOH và EtOAc
* Nhận xét: Qua kết quả bảng 3.15 ta thấy lô chuột béo phì không điều trị, trước và
sau 8 ngày uống dịch chiết chỉ số TG có tăng nhẹ (tăng 2,3%). Còn với các lô chuột uống cao các phân đoạn dịch chiết, chỉ số TG đều giảm mạnh. Lô chuột uống cao phân đoạn EtOH giảm 27,1%, lô uống cao phân đoạn EtOAc giảm 27,7%. Như vậy, mức làm độ giảm TG của cả 2 lô chuột uống cao các phân đoạn dịch chiết EtOH và EtOAc gần tương đương với mức giảm của lô uống Metfotmin (lô này làm giảm 31,3% TG).
Từ kết quả này ta có thể thấy, trong thành phần hoa bưởi có chứa những hợp chất có tác dụng làm giảm TG của chuột nuôi BPTN, đặc biệt là ở phân đoạn EtOAc làm giảm lượng TG mạnh nhất.
mM TG/ l máu
kết luận
* Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
1. Kết quả định tính bằng một số phản ứng hoá học đặc trưng và sắc ký lớp mỏng trên bảng tráng sẵn silicagel cho thấy thành phần chủ yếu của các hợp chất thiên nhiên trong hoa bưởi khá phong phú, bao gồm các chất flavonoid, tannin và glycoside. Trong tất cả 4 phân đoạn dịch chiết từ hoa bưởi đều chứa cả 3 thành phần này. Alkaloid chỉ gặp trong phân đoạn cao EtOH và phân đoạn EtOAc. Trong hoa bưởi cũng có nhiều các hợp chất flavonoid , alkaloid và tannin còn glycoside có rất ít. 2. Kết quả định lượng polyphenol tổng số theo kỹ thuật của Singleton và cộng sự cho
thấy, hoa bưởi chứa một lượng khá lớn polyphenol đặc biệt là ở cao phân đoạn EtOAc, tiếp đến là phân đoạn cao EtOH. Trong lá bưởi, 2 loại cao EtOAc và EtOH cũng có lượng polyphenol lớn hơn trong 2 phân đoạn n-hexan và CHCl3.
3. Phân đoạn EtOAc của hoa bưởi có khả năng kháng khuẩn rất mạnh, đặc biệt là với
chủng E.coli với đường kính vòng kháng khuẩn 34mm. Các phân đoạn n-hexan và
CHCl3 đều không có khả năng kháng đối với cả 4 chủng vi khuẩn trên. Các phân
đoạn từ lá bưởi có khả năng kháng khá đồng đều đối với 3 chủng vi khuẩn là E.coli,
Samonella typhi và Bacillus subtilis, riêng với chủng Staphylococus aureus chỉ có
phân đọan EtOAc là có khả năng kháng được.
4. Mô hình nuôi chuột béo phì thực nghiệm bằng thức ăn giàu lipid đã tạo được thành công. Cả 4 lô (từ lô 2 – lô 5) cho ăn thức ăn giàu lipid có trọng lượng trung bình sau 21 ngày nuôi tăng nhanh hơn so với lô 1, là lô nuôi bằng thức ăn thường. Các chỉ số lipid máu tăng lên chứng tỏ chuột đã bị béo phì như: chỉ số cholesterol tăng 15,2%, chỉ số TG tăng 41,8%, chỉ số LDL tăng 45,7%, trong khi đó chỉ số HDL giảm 42,8% so với chuột nuôi bằng thức ăn chuẩn.
5. Sau 8 ngày cho uống dịch chiết từ 2 phân đoạn để điều trị chuột BPTN ta thấy: Hai