KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng của hai loại chế phẩm vi sinh biozyme 100 và vime bacillus trong ao nuôi công nghiệp tôm sú( penaeus monodon fabricus ,1798 ) thương phẩm tại bạc liêu (Trang 39 - 40)

Kết luận

1. Các loại chế phẩm vi sinh có ảnh hưởng tới sự biến động của các yếu tố môi trường của ao nuôi. Ở CT1 và CT2 các yếu tố môi trường trong suốt quá trình nuôi ít biến động hơn so với CT2 không sử dụng chế phẩm vi sinh. Nhìn chung các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp: pH (7,3 - 8,6), DO (4,36 - 7,96 mg/l), NH3 (0,01 - 0,22 mg/l) và độ kiềm (85 - 120 mg/l).

2. Các loại chế phẩm vi sinh có ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của tôm nuôi. Ở CT1 đạt cao nhất về chiều dài (0,05 - 0,22 cm/ngày) và khối lượng (0,08 - 0,32 g/ngày), tiếp theo là CT3 về chiều dài (0,07 - 0,21 cm/ngày) và khối lượng (0,03 - 0,30 g/ngày), thấp nhất ở CT2 về chiều dài (0,04 - 0,18 cm/ngày) và khối lượng (0,06 - 0,27 g/ngày).

3. Tôm nuôi trong các CT1 và CT3 có sử dụng chế phẩm vi sinh thì tỷ lệ sống cao hơn so với CT2 không sử dụng chế phẩm vi sinh, ở CT1 cao nhất 74,9%, tiếp theo là CT3 72,4% và thấp nhất 68,5%.

4. Có sự sai khác về năng suất và hiệu quả kinh tế giữa các công thức thí nghiệm. Ở CT1 đạt năng suất 8tấn/ha và lợi nhuận 528,1 triệu đồng cao nhất, sau đó là CT3 đạt 7,4 tấn/ha, 499,5 triệu đồng và thấp nhất là CT2 6 tấn/ha, 107,85 triệu đồng.

Kiến nghị

1. Nên sử dụng chế phẩm sinh học Biozyme - 100 trong ao nuôi tôm công nghiệp để góp phần tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần làm giảm thiểu sử dụng các hóa chất trong quá trình nuôi.

2. Cần có các nghiên cứu sâu rộng hơn để khẳng định hiệu quả sử dụng của hai loại chế phẩm vi sinh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng của hai loại chế phẩm vi sinh biozyme 100 và vime bacillus trong ao nuôi công nghiệp tôm sú( penaeus monodon fabricus ,1798 ) thương phẩm tại bạc liêu (Trang 39 - 40)