Giao diện người dùng

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu và ứng dụng mạng phần mềm enterprise architect trong phân tích thiết kế các hệ thống thông tin (Trang 29 - 69)

Không gian (Cửa sổ) ứng dụng của EA cung cấp một môi trường phân tích, mô hình hóa, thiết kế và xây dựng mạnh và linh hoạt. Không gian (Cửa sổ) này được

xây dựng từ các thành phần quen thuộc với người dùng như các thanh công cụ, các cửa sổ con, hộp thoai và thực đơn. Các thành phần này cung cấp một tập hợp các công cụ để làm việc với các biểu đồ, mô hình, mã nguồn, các ứng dụng thực thi (gỡ

lỗi và trực quan), các tài liệu văn bản, các công cụ cộngtạc, các kỹ thuật mở rộng,

v.v. Cụ thể, một số thanh phần trong giao diện làm việc của EA được trình bày dưới đây:

Start Page

Đây là trang mặc định sẽ xuất hiện khi người dùng mở EA lần đầu tiên. Nó cung cấp các công cụ và phương tiện hữu ích như các lệnh để mở các dự án được

dùng gần nhất, mở cá dự án đang tồn tại, tạo dự án mới hay sao chép một dự án

mẫu, kết nối với một kho server, hay truy cập một dự án thông qua đám mây. Các

tùy chọn và lệnh trên Start Page có sẵn thông qua các nút ở canh, các tùy chọn của

Project, danh sách các tệp và các tài nguyên trên website

Hình 3.1 Giao diện trang Start Page

Chú ý: người dùng có thể ẩn Start Page hoặc hiển thị lại bằng cách vào thực đơn Window, chọn Show/ hide Start Page (trong phiên bản 7.5 không có)

Các thực đơn chính

EA cung cấp các chức năng cho phép thiết lập và quản lý dự án thông qua vòng đời của dự án. Người dùng có thể truy cập các chức năng này bằng chuột thông qua các tùy chọn của thực đơn chính trên cửa sổ của EA. Cụ thể:

Thực đơn File: chứa các tùy chọn tạo mới, mở, đóng và lưu các dự án, và thực hiện các thao tác in ấn.

Thực đơn Edit: Chứa các tùy chọn nhằm chỉ định thực hiện các chức năng đối với các thành phần của biểu đồ hiện tại.

Thực đơn View: chưa các tùy chọn hiển thị các cửa sổ dự án khác nhau, hiển thị/ che dấu các công cụ, và tập các kiểu hiển thị của cửa sổ hệ thống.

Thực đơn Project: Cung cấp các công cụ để quản lý dự án và bổ sung vào cấu trúc của dự án, ví dụ như nhập/xuất dữ liệu, sinh các tài liệu, điều chỉnh quản lý

phiên bản và an toàn bảo mật. Cung cấp các chức năng nhằm thực hiện xây dựng,

biên dịch, mô phỏng và ghi ra tệp dựa đối với mã nguồn của mô hình.

Thực đơn Diagram: Chứa các tùy chọn để thiết lập các thuộc tính của biểu đồ

và lưu các hình ảnh biểu đồ vào tệp.

Thực đơn Element: chứa các công cụ để thiết lập và truy cập các chi tiết và

thuộc tính thành phần, điều chỉnh sắp xếp các thành phần, sinh các tàu liệu và làm việc với mã nguồn cua các thành phần.

Thực đơn Tools: cung cấp cách truy cập các công cụ liên quan kiến trúc code, thực hiện biến đổi, tạo các kỹ thuật, kiểm tra chính tả, tùy chọn thuộc tính và thiết tập các tùy chọn thao tác.

Thực đơn Add-Ins: Cung cấp các tùy chọn để kết nối, hiển thị thông tin, làm

việc, xuất và quản lý các Add-Ins.

Thực đơn Settings: cung cấp các tùy chọn để thiết lập các thuộc tính khác nhau

cho tổng thể dự án như: kịch bản, các giá trị được gán, kiểu dữ liệu, các macro, quản lý các thư mục và hình ảnh,..

Thực đơn Window: Cung cấp các tùy chọn để sắp xếp và quản lý các cửa sổ hệ thống đang mở.

Thực đơn Help: cung cấp các tùy chọn nhằm hiển thị các tệp hỗ trợ, tệp Read

Me,mô hình ví dụ và một số tài nguyên của công ty Sparx Systems trên web site,

đồng thời thực đơn này giúp người dùng quản lý key bản quyền của mình.

Lưu ý: đối với phiên bản mới giao diện có sự thay đổi đó là bổ sung hai thực đơn Analyzer và Extensions với chức năng:

Thực đơn Analyzer: Cung cấp các chức năng nhằm thực hiện xây dựng, biên dịch, mô phỏng và ghi ra tệp dựa đối với mã nguồn của mô hình. Các chức năng này được tách ra từ thực đơn Project

Thực đơn Extensions: Cung cấp các tùy chọn để kết nối, hiển thị thông tin, làm

việc, xuất và quản lý các Add-Ins. Thực đơn này thay thế cho thực đơn Add-Ins

3.4 Mô hình hóa HT với EA 3.4.1 Làm việc với dự án

Một dự án là một tệp đơn lẻ hoặc một thư mục lưu trữ một hoặc nhiều mô

hình.Phần này sẽ trình bày các thao tác với dự án như: tạo dự án mới, mở dự án đã có, chỉnh sửa dự án. Mỗi thao tác có thể có nhiều cách thao tác, cụ thể thông qua

trang khởi đầu (Start Page), thực đơn, thanh công cụ hay tổ hợp phím tắt. Sau đây là

một số thao tác cơ bản với dự án.

Tạo một dự ánmới

Bước 1: Khởi động EA bằng cách kích đúp chuột vào biểu tượng của EA trên

màn hình Desktop hoặc kíchchuột vào Startchọn All Programs kích chuột vào

EA.

Bước 2: Kích chuột vào biểu tượng New Project, hoặc Kích chuột vào thực đơn

File chọn New Project hoặc Nhấn tổ hợp phím Ctrl +N hoặc kích chuột vào tùy

chọn Create a New Project trong cửa sổ Start Page Xuất hiện hộp thoại New

Project.

Bước 3: Xác định nơi lưu trữ và Nhập tên của dự án vào vùng File name.

Bước 4: Kích chuột vào biểu tượng Save trong hộp thoại  Dự án được mở ra

và hiển thị Wizard các mô hình cho phép người dùng tùy chọn như hình vẽ

Hình 3.2 Hộp thoại Select Model(s)

Bước 5: Cột phía bên trái của Wizard đảm bảo công nghệ UML 2 luôn được chọn và người dùng chọn khung nhìn tương ứng phía bên phải, sau đó kích chuột

vào nút OK. Chương trình sẽ tự động tạo ra mô hình tương ứng với khung nhìn đã chọn với một biểu đồ khởi tạo, một số chú thích và các thành phần mặc định để giúp người dùng bắt đầu làm việc với dự án.

Lưu ý: Dự án mới được tạo ra ban đầu với một tệp duy nhất và có phần mở rộng

là .EAP.

Mở một dự án đã có

Bước 1: Từ thực đơn File  kích chuột vào Open Project hoặc nhấn tổ hợp

phím Ctrl + O hoặc kích chuột vào Open a Project File trong cửa sổ Start Page 

Xuất hiện hộp thoại Open Project.

Bước 2: Xác định tệp cần mở ở mục Project to Open và kích chuột vào nút

Open.

Lưu ý: Để mở tệp mã nguồn của dự án nào đó, người dùng lựa chọn Open Source File trong thực đơn File hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + O.

Hình 3.3 Hộp thoại Open Project

Hình 3.4 Giao diện của cửa sổ dự án Các vùng cụ thể trong cửa sổ gồm có:

Project Browser: Là cửa sổ con để hiện thị cấu trúc các thành phần trong dự án

và cho phép quản lý các thành phần đó.

Properties: là cửa sổ con để hiển thị các thuộc tính của các thành phần trong dự án ở tất cả các mức.

Toolbox: là cửa sổ hiển thị các hộp công cụ cho phép người dùng thực hiện các

thao tác chèn thêm các thành phần trong quá trình tạo biểu đồ.

Lưu các thay đổi

Trong quá trình phát triển hệ thống với EA, bất cứ sự thay đổi nào của người dùng đều được tự động lưu trữ khi đóng hộp thoại xuất hiện khi người dùng thực hiện các thay đổi. Trong một số trường hợp hộp thoại có chứa các nút Save hoặc Apply sẽ giúp cho người dùng lưu lại các sự thay đổi và tiếp tục làm việc với hộp thoại.

Nếu trong trường hợp các thay đổi không có xuất hiện các hộp thoại, thì người

dùng có thể lưu các thao tác của quá trình phát triển mô hình bằng cách:

- Kích chuột vào biểu tượng Save trên thanh công cụ hoặc.

- Từ thực đơn File kich chọn vào Save. Lưu ý:

Thông thườngEA không cho phép người dùng đóng cửa sổ nếu không xác nhận

mong muốn lưu hay không những thay đổi đối với mô hình. Người dùng có thể thực hiện lưu tự động các thay đổi bằng cách chọn vào mục Auto Save Changes trong hộp thoại Option của Diagram Behavior.

Thêm một hướng nhìn vào mô hình (View)

Mỗi một hướng nhìn là thành phần gói ở mức cao nhất trong một mô hình. Nó

được dùng để phân chia một cách có cấu trúc và mở rộng mô hình tùy theo các yêu cầu cụ thể và các kỹ thuật mô hình hóa, ví dụ như hướng nhìn thành phần hay hướng nhìn triển khai. Các hướng nhìn được sử dụng để chứa các gói, các biểu đồ

và các thành phần- là các khối xây dựng trong mô hình. Để thêm một hướng nhìn, ta

thực hiện như sau:

Bước 1: Chọn một nút gốc mô hình trong cửa sổ con Project Browser (phía góc

trên bên phải của cửa sổ dự án) trong cửa sổ dự án, thưc hiện kích chuột vào nút

New Package trên thanh công cụ của Project Browser hoặc Kích chuột vào thực đơn

Project  chọn New Package hoặc kích chuột phải vào nút gốc mô hình và chọn

New View hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + W  Xuất hiện hộp thoại Create New

View.

Bước 2: Nhập tên cho hướngnhìn mới ở mục Name

Bước 3: Chọn kiểu hướng nhìn ở mục Set View Icon Style.

Bước 4: Kích chuột vào nút OK và một hướng nhìn mới sẽ được tạo ra dưới

dạng là một nhánh con của nút gốc mô hình đã chọn.

Lưu ý: có 6 loại hướng nhìn để biểu diễn các cách phân loại khác nhau tùy theo mục đích khác nhau của mỗi hướng nhìn mô hình. Mỗi hướng nhìn các thành phần và biểu tượng khác nhau. Cụ thể:

Hướng nhìn ca sử dụng (UC View): chứa các biểu đồ UC và các biểu đồ phân

tích.

Hướng nhìn động (Dynamic View): chứa các biểu đồ hoạt động, biểu đồ giao

tiếp, biểu đồ tuần tự và biểu đồ máy trạng thái

Hướng nhìn lớp (Class View): chưa các biểu đồ lớp, các kỹ thuật mã nguôn, các

mô hình dữ liệu

Hướng nhìn thành phần(Component View): chứa các biểu đồ thành phần

Hướng nhìn triển khai (Deployment View): chứa các biểu đồ triển khai

Hướng nhìn đơn giản (Simple View): cho phép người dùng tự tạo loại khung

nhìn riêng cho mình.

Những hướng nhìn này biểu diễn các khía cạnh khác nhau về cấu trúc và hành

vi của cùng một mô hình. Các hướng nhìn này có khái niệm tương tự như là các

hướng nhìn trong UML và được sinh ra như là các gói mô hình. Tuy nhiên chúng

không giống các gói mô hình ở chỗ:

- Không có bất cứ thành phần nào được sinh ra tự động

- Chỉ được tạo ra từ một nút gốc

- Là các gói ở mức cao nhất với các biểu tượng gói đặc biệt.

- Không có sẵn từ cho các yêu cầu, phân tích hay kiểm thử mặc dù người dùng

có thể phát triển các hướng nhìn này từ các hướng nhìn đơn giản hoặc trong hướng

nhìn UC

3.4.2Làm việc với gói (Package)

Một gói là một thùng chứa các thành phần của mô hình/ bao gồm các khối như

các biểu đồ, các thành phần và các gói khác. Gói được biểu diễn bởi biểu tượng thư

tạo một gói ban đầu (gói gốc) để chứa các biểu đồ và các cấu trúc mô hình. Có

nhiềumức gói khác nhau như mức hướng nhìn, mức mô hình, mức thành phần, phụ

thuộc mức khác nhau mà vị trí của nó khác nhau trong cấu trúc của project. Các

thao tác mà người dùng có thể thực hiện đối với gói bao gồm: mở một gói, thêm một gói, đổi tên một gói, sao chép một gói, kéo một gói tới một biểu đồ, hiển thị/ẩn một gói, xóa một gói, liệt kê các thành phần trong một gói với các thuộc tính của

chúng.

Thêm một gói

Đây là thao tác đơn giản. Người dùng có thể thêm một gói vào một gói gốc, một

hướng nhìn, một gói mô hình, một gói ở mức thấp hơn hoặc một thành phần. Để

thêm một gói, người dùng thực hiện bằng cách:

Bước 1: Từ cửa sổ Project Browser, kích chuột phải vào gói và chọn Add a

Package hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl +W hoặc kích chuột vào biểu tượng Add a

Package trên thanh công cụ của cửa sổ Project Browser hoặc từ thực đơn Project ,

kích chuột chọn Add a PackageXuất hiện hộp thoại New Model Package.

Bước 2: Nhập tên của gói vào mục Name và tích vào mục Automatically add a new diagram nếu muốn thêm biểu đồ con cho gói khi gói được tạo ra.

Hình 3.6 Hộp thoại New Model Package

Bước 3: Nhấn nút OK

Lúc này một gói mới sẽ được chèn vào cây ở vị trí hiện tại và nếu người dùng lựa chọn tạo ra một biểu đồ mới thì hộp thoại New Diagram sẽ xuất hiện.

Hình 3.7 Hộp thoại New Diagram

Bước 4. Nhập tên cho biểu đồ đó, và chọn loại biểu đồ tương ứng sau đó nhấn

vào nút OK .

Lưu ý:

- Nếu ở bước 1, người dùng kích chọn vào nút gốc trong mô hình (model) và

kích chuột vào biểu tượng Add Package hoặc nhận tổ hợp phím Ctrl + W thì nó sẽ

tương đương với kích chuột phải vào Model chọn Add a New View, tức là thao tác

này sẽ tương ứng với việc tạo ra một hướng nhìn mới – là gói ở mức cao nhất và

hộp thoại xuất hiện sẽ giống như lúc tạo ra một hướng nhìn mới.

- Người dùng cũng có thể tạo một thành phần gói mới bằng cách kéo biểu

tượng Package từ Toolbox vào một biểu đồ trong trường hợp gói được tạo là một thành phần của biểu đồ, và sẽ tạo với một biểu đồ mặc định cùng loại với biểu đồ

trong gói.

- Trong môi trường đa người dùng, những người dùng khác sẽ không thấy sự

thay đổi của việc tạo ra một gói mới cho đến khi họ tải lại dự án.

- Trong các phiên bản Corporate, Business and Software Engineering, System

Engineering và Ultimate, nếu tính an toàn bảo mật được cấp quyền thì người dùng

nên cập nhập quyền hạn đối với thành phần để có thể thực hiện cập nhập hoặc xóa một gói.

Mở một gói trong cửa sổ Project Browser

Khi truy cập một mô hình trong EA, người dùng có thể khám phá các nội dung

của bất kỳ gói nào trong cửa sổ Project Browser bằng cách kích chuột vào tên của

đồ sẽ tự động hiển thị lúc truy cập mô hình) thì gói cha của biểu đồ đó sẽ được mở

rộnghiển thị trên cửa sổ. Và để hiển thị các thuộc tính của gói, người dùng kích đúp

chuột vào tên của gói, lúc đó sẽ xuất hiện hộp thoại thuộc tính như hình vẽ.

Hình 3.8 Hộp thoại thuộc tính của Package

Tương ứng với mỗi thẻ khác nhau, người dùng có thể biết các thông tin của gói. Cụ thể:

Thẻ General: cho biết các thông tin chung về gói như tên gói, khuôn mẫu (stereotype), tên tác giả, phạm vi quyền hạn (public, private, protected, package), trạng thái (được đề nghị, được kiểm chứng, được ủy nhiệm/yêu cầu, được phê

duyệt, được thực thi), độ phức tạp(dễ, trung bình, khó),....

Thẻ Require: cho biết các thông tin yêu cầu đối vớigói: đối tượng yêu cầu, loại

yêu cầu (về hiển thị, chức năng, hiệu năng, in ấn, báo cáo, kiểm thử), trạng thái, độ khó, mức độ ưu tiên, tính ổn định,...

Thẻ Constraints: cho biết các ràng buộc đối với gói từ biểu thức ràng buộc, loại

ràng buộc, trạng thái...

Thẻ Links: cho biết thông tin liên kết của các thành phần trong gói từ tên thành

phần, kiểu thành phần, mối liên kết và khuôn mẫu tương ứng.

Thẻ scenario: mô tả thông tin kịch bản của gói hoặc thành phần trong gói.

Thẻ Files:cho biết thông tin các tệp trong gói như đường dẫn định vị tệp, kiểu

Thẻ Tagged Value: Cho biết các giá trị được gán đối với các biến, các thuộc tính hoặc kết quả trả về của các phương thức xuất hiện trong gói.

Lưu ý:

- Nội dung của gói được sắp xếp theo vần Alphabe, và các thành phần của một

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu và ứng dụng mạng phần mềm enterprise architect trong phân tích thiết kế các hệ thống thông tin (Trang 29 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)