Các yếu tố thủy lý

Một phần của tài liệu thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) luân canh trong ruộng lúa ở huyện hồng dân tỉnh bạc liêu (Trang 25)

Bảng 4.1 Các yếu tố nhiệt độ, pH, độ trong của các ruộng nuôi

Chỉ tiêu Ruộng Nhiệt độ (0C) pH Độ trong (cm) Ruộng 1 30,7 ± 0,8 7,5 ± 0,2 33,5 ± 8,3 Ruộng 2 30,5 ± 1,1 7,6 ± 0,3 32,5 ± 5,8 Ruộng 3 30 ± 0,6 7,5 ± 0,3 32,7 ± 4,7 Ruộng 4 30,8 ± 0,5 7,5 ± 0,4 32,5 ± 7,1 4.1.1.1 Nhiệt độ 0 5 10 15 20 25 30 35 1 2 3 4 5 6 Tháng nuôi Nhiệ t độ (0C)

Ruộng 1 Ruộng 2 Ruộng 3 Ruộng 4

Hình 4.1 Biến động nhiệt độ trong các ruộng nuôi qua các đợt thu mẫu

Từ kết quả thu được cho thấy nhiệt độ trung bình 6 tháng nuôi của các ruộng không có sự chênh lệch lớn, cao nhất ở ruộng 1 là 30,7 ± 0,80C và thấp nhất ở ruộng 3 là 30 ± 0,60C, ruộng 2 và 4 lần lượt là 30,5 ± 1,10C và 30,7 ± 0,50C. Nhìn chung biên độ dao động nhiệt độ không lớn. Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2003), tôm càng xanh thích nghi với biên độ nhiệt độ rộng từ 18 - 34oC, nhiệt độ tốt nhất là 26 - 31oC, ngoài phạm vi nhiệt độ trên tôm sẽ sinh trưởng chậm hay khó lột xác. Nhiệt độ nằm trong giới hạn cho phép, tuy ở ruộng 2 có tháng thứ 2 nhiệt độ tăng 320C, nằm ngoài ngưỡng

nhiệt độ thích hợp nhất nhưng vẫn chưa vượt giới hạn cho phép nên không ảnh hưởng lớn đến tôm. Nhìn chung, nhiệt độ trong suốt quá trình nuôi là thích hợp cho tôm phát triển tốt.

4.1.1.2 pH0.0 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0 1 2 3 4 5 6 Tháng nuôi pH

Ruộng 1 Ruộng 2 Ruộng 3 Ruộng 4

Hình 4.2 Biến động pH trong các ruộng nuôi qua các đợt thu mẫu

Biến động pH qua 6 tháng nuôi cho thấy pH trung bình dao động từ 7,5 ± 0,2 đến 7,6 ± 0,3. pH cụ thể ở 4 ruộng qua các tháng được thể hiện qua hình 4.2 cho thấy có những tháng pH xuống thấp bằng 7 và tăng cao nhất là 8,1 nhưng chưa gây sốc cho tôm. Giữa vụ nuôi thì pH ít biến động giữa các ruộng nuôi. Giá trị pH nằm trong khoảng thích hợp cho nuôi thủy sản từ 6,5 - 8,5 (TCVN 5943 - 1995). Dao động hằng ngày dưới 1. Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2003), tôm nuôi thích hợp trong ngưỡng pH 7 – 8,5, pH dưới 6,5 hay trên 9,0 tôm sinh trưởng kém. Nếu pH < 5 tôm hoạt động yếu và chết sau vài giờ. Khi gặp môi trường có pH thấp tôm sẽ nổi đầu, dạt vào bờ, mang đổi màu, mang và các phụ bộ bị lở loét, tôm bơi lội chậm chạp và chết sau đó. Qua đó cho thấy pH suốt vụ nuôi là thích hợp cho sự phát triển của tôm càng xanh, tuy có thời điểm pH ở mức 7 hay 8,1 nhưng vẫn nằm trong khoảng tối ưu. pH trong ruộng nuôi tương đối ổn định trong suốt vụ nhờ vào việc thay nước định kỳ từ sông và các kênh dẫn theo thủy triều 2 lần/tháng, và sự kiểm soát biến động pH dựa vào việc bón vôi.

4.1.1.3 Độ trong

Độ trong là một trong những yếu tố thủy lý quan trong trong nuôi tôm, độ trong ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm. Theo Trung Tâm Khuyến Nông

Khuyến Ngư Đồng Tháp, giới hạn tối ưu về độ trong trong khoảng 30 - 40 cm. Độ trong các ruộng nuôi trong 6 tháng biến động không lớn, dao động trong khoảng 23 - 46 cm. Những tháng đầu vụ độ trong cao và thấp dần ở tháng cuối vụ, giữa vụ độ trong ổn định ít biến đổi. Độ trong giảm dần do hoạt động nuôi tôm. So với kết quả của Trần Đông Nguyên (2011) biến động độ trong giảm dần từ đầu vụ đến cuối vụ dao động trong khoảng 32 ± 3,4 – 33 ± 5cm thì biến động độ trong trong vụ nuôi là tương đối giống nhau. Nhìn chung độ trong nằm trong giới hạn cho phép nên không nguy hại đến thủy tôm trong ao nuôi.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 1 2 3 4 5 6 Tháng nuôi Độ trong (cm)

Ruộng 1 Ruộng 2 Ruộng 3 Ruộng 4

Hình 4.3 Biến động của độ trong ở các ruộng nuôi qua các đợt thu mẫu 4.1.2 Các yếu tố thủy hóa

Bảng 4.2 Hàm lượng Oxy hòa tan, N-NH4+, P-PO43-, H2S và COD ở các ruộng nuôi

Chỉ tiêu Ruộng

Oxy N-NH4+ P-PO43- H2S COD

Ruộng 1 4,4 ± 0,4 0,6 ± 0,3 0,12 ± 0,1 0,07 ± 0,1 19,17 ± 3,7 Ruộng 2 4,4 ± 0,5 0,8 ± 0,5 0,15 ± 0,1 0,06 ± 0,04 19,5 ± 4,5 Ruộng 3 4,5 ± 0,3 0,6 ± 0,4 0,15 ± 0,1 0,06 ± 0,04 20,83 ± 6,5 Ruộng 4 4,3 ± 0,2 0,6 ± 0,3 0,12 ± 0,1 0,06 ± 0,03 19,67 ± 5,6

4.1.2.1 Oxy

Hàm lượng Oxy hòa tan trung bình ở các ruộng trong 6 tháng nuôi trong khoảng 4,3 ± 0,2 - 4,4 ± 0,5 ppm. Hàm lượng này nằm trong giới hạn để tôm phát triển tốt. Hình 4.4 cho thấy hàm lượng Oxy hòa tan ở từng ruộng của mỗi tháng đều cao, duy trì trong giới hạn cho phép. Tóm lại hàm lượng Oxy hòa

tan thích hợp cho tôm nuôi phát triển tốt. Oxy là một yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ sinh vật nói chung và tôm càng xanh nói riêng. Theo Boyd và Zimmermann, 2000 hàm lượng Oxy hòa tan thích hợp cho ao nuôi tôm là 3 - 7 ppm, nếu hàm lượng Oxy hòa tan thấp hơn 2 ppm thì tôm nuôi sẽ bị sốc, nếu tình trạng thiếu Oxy kéo dài thì tôm sẽ chết (trích dẫn bởi Dương Nhựt Long , 2004). 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 1 2 3 4 5 6 Tháng nuôi Oxy (ppm) Ruộng 1 Ruộng 2 Ruộng 3 Ruộng 4

Hình 4.4 Biến động hàm lượng Oxy ở các ruộng nuôi qua các lần thu mẫu 4.1.2.2 N-NH4+ 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 1 2 3 4 5 6 Tháng nuôi N-NH4+ (ppm) Ruộng 1 Ruộng 2 Ruộng 3 Ruộng 4

Hình 4.5 Biến động hàm lượng N-NH4+ở ruộng nuôi qua các lần thu mẫu

Hàm lượng Ammonium ở các ruộng trong khoảng 0,6 ± 0,3 - 0,8 ± 0,5 ppm. Hàm lượng Ammonium cao nhất là 1,4 ppm. Hàm lượng này có xu hướng tăng dần về cuối vụ nuôi. Hàm lượng Ammonium tăng có nhiều nguyên nhân.

dư thừa là hai nguyên nhân chính làm lượng Ammonium tăng dần. Bên cạnh đó, Trần Ngọc Hải, (2004) cho rằng hàm lượng NH4+ trong nuôi tôm càng xanh thấp hơn 1,5 ppm. Điều này cho thấy lượng Ammonium ở các ruộng nuôi của các tháng nằm trong giới hạn cho phép nên không gây độc cho tôm nuôi.

4.1.2.3 P-PO43-0.00 0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35 1 2 3 4 5 6 Tháng nuôi P-PO43- (ppm) Ruộng 1 Ruộng 2 Ruộng 3 Ruộng 4

Hình 4.6 Biến động hàm lượng P-PO43-ở các ruộng nuôi qua các lần thu

Theo Boyd, (1990) P-PO43- cần thiết cho phiêu sinh vật trong nước phát triển, nhưng nằm trong giới hạn cho phép, nếu thừa môi trường nước sẽ bị ô nhiễm môi trường. Ngoài ra Boyd, (1993) và Pekar et all., (1997) cho rằng hàm lượng PO43- trong ao nuôi dao động trong khoảng 0,02 - 0,4 ppm thì hàm lượng dinh dưỡng trong ao nuôi khá phong phú, thuận lợi cho phiêu sinh vật trong nước phát triển (trích dẫn bởi Dương Nhựt Long và ctv., 2004). Qua khảo sát kết quả thu được hàm lượng P-PO43- trung bình 0,12 ± 0,1 -0,15 ± 0,1 ppm. Sự chênh lệch giữa các ruộng không lớn. Qua hình 4.6 thì hàm lượng P- PO43- luôn nhỏ hơn 0,4 ppm. Nhìn chung lượng P-PO43- phù hợp cho nuôi tôm càng xanh.

4.1.2.4 H2S

H2S được biết đến là một độc tố cho tôm, người nuôi tôm luôn muốn nồng độ của chúng trong ao ở mức thấp nhất. Tuy nhiên trong quá trình suốt vụ nuôi, xu hướng H2S sẽ tích tụ ngày càng tăng, cụ thể được thể hiện rõ trong hình 4.7. Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2003) hàm lượng H2S thích hợp cho tôm càng xanh là nhỏ hơn 0,01 ppm. Trong kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng H2S trung bình nằm trong khoảng 0,06 ± 0,03 - 0,07 ± 0,05 ppm, đã

vượt khỏi giới hạn thích hợp. Tuy nhiên, theo Boyd, (1993) trong suốt quá trình nuôi, H2S sẽ dần dần tích tụ, nên tôm nuôi có đủ điều kiện và thời gian để thích nghi từ từ, nâng cao khả năng chịu đựng, vì thế ngưỡng chịu đựng về H2S của tôm là nhỏ hơn 0,09 ppm. Nhìn chung hàm lượng H2S trong ruộng nuôi các tháng đầu nằm trong khả năng chịu đựng của tôm, nhưng tháng thứ 4 hàm lượng H2S vượt trên 0,09 ppm, sau đó đã giảm xuống, tháng cuối thu hoạch hàm lượng H2S tăng cao, tuy nhiên tôm gần thời điểm thu hoạch nên ít ảnh hưởng đến tôm. 0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 0.14 1 2 3 4 5 6 Tháng nuôi H2S (ppm) Ruộng 1 Ruộng 2 Ruộng 3 Ruộng 4

Hình 4.7 Biến động hàm lượng H2S ở các ruộng nuôi qua các lần thu mẫu 4.1.2.5 COD

Qua đồ thị ta thấy về cuối vụ nuôi dinh dưỡng trong ruộng càng giàu cũng như COD càng tăng. Nhưng nhờ vào khâu quản lý thay nước, giúp kiểm soát lượng COD tăng thêm làm ô nhiễm môi trường nên khô ng ảnh hưởng đến tôm nuôi

0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 Tháng nuôi COD (ppm) Ruộng 1 Ruộng 2 Ruộng 3 Ruộng 4

.Hình 4.8 Biến động hàm lượng COD ở các ruộng nuôi qua các lần thu 4.2 Tăng trưởng của tôm trong ruộng nuôi

Qua 6 tháng tiến hành nuôi, tăng trưởng và khối lượng của tôm được ghi nhận trong bảng sau

Bảng 4.3 Tăng trưởng của tôm qua các tháng nuôi

Ruộng nuôi

Ruộng 1 Ruộng 2 Ruộng 3 Ruộng 4

W đầu (g) 0,01 0,01 0,01 0,01 W 30 ngày (g) 1,39 ± 0,9 0,83 ± 0,3 0,77 ± 0,3 1,25 ± 0,5 DWG (g/ngày) 0,05 0,03 0,03 0,04 W 60 ngày (g) 6,65 ± 1,8 6,15 ± 1,6 6,81 ± 1,5 5.06 ± 1,8 DWG (g/ngày) 0,18 0,18 0,2 0,13 W 90 ngày (g) 15,16 ± 7,4 14,07 ± 7,2 16,87 ± 5,2 14,61 ± 6,6 DWG (g/ngày) 0,28 0,26 0,34 0,32 W 120 ngày (g) 24,31 ± 9,4 26,42 ± 12,5 25,05 ± 11,2 25,93 ± 10,1 DWG (g/ngày) 0,31 0,41 0,27 0,38 W 150 ngày (g) 33,51 ± 13,8 32,01 ±10 30,22 ± 14,2 31,85 ± 11,2 DWG (g/ngày) 0,31 0,19 0,17 0,20 W 180 ngày (g) 41,86 ± 21,4 42,25 ± 24,9 37,19 ± 16,4 39,83 ± 15,7 DWG (g/ngày) 0,28 0,34 0,23 0,27

Kết quả trên hình cho thấy tăng trưởng của tôm giữa 4 ruộng nuôi không có sự chênh lệch lớn với nhau, tôm của 4 ruộng nuôi đều tăng trưởng chậm ở 2 tháng đầu, các tháng tiếp theo thì tăng nhanh cho đến cuối vụ. Cụ thể tháng thứ 1 và

thứ 2 tăng trưởng khá chậm 0,03 - 0,05 g/ngày và 0,13 - 0,2 g/ngày. Tháng thứ 3 và 4 tôm có sự tăng trưởng nhanh 0,26 - 0,34 g/ngày và 0,27 - 0,41 g/ngày, tuy nhiên tháng 5 và 6 tôm lại tăng trưởng chậm lại 0,17 - 0,31 g/ngày và 0,23 - 0,34 g/ngày. Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv.,(2003) tôm càng xanh tăng trưởng phụ thuộc rất nhiều vấn đề như nhiệt độ, thức ăn, giới tính, và điều kiện sinh lý. Và theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2004) nuôi tôm luân canh với lúa ở Cần Thơ cho thấy tôm nuôi tăng trưởng nhanh đến tháng thứ 5 thì tăng trưởng bắt đầu chậm lại cho đến lúc thu hoạch.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1 2 3 4 5 6 Tháng nuôi Khối lượng (g/con)

Ruộng 1 Ruộng 2 Ruộng 3 Ruộng 4

Hình 4.9 Tăng trưởng của tôm càng xanh qua các tháng nuôi

Qua 6 tháng nuôi cho thấy khối lượng tôm chênh lệch giữa các ruộng nuôi không lớn. Do tôm nuôi có cùng nguồn giống, chế độ chăm sóc quản lý giống nhau và cùng mật độ 2 con/m2, tôm chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong ruộng. Kết quả cho thấy khối lượng tôm cao nhất ở ruộng 2 là 42,3 ± 24,9 g/con, kế đến là ruộng 1 là 41,9 ± 21,4 g/con, ruộng 4 năng suất đạt 39,8 ± 15,7 g/con và thấp nhất ở ruộng 3 là 37,2 ± 16,4 g/con. Kết quả thu được so với kết quả thực nghiệm nuôi luân canh tôm canh xanh luân canh lúa cùng mật độ 2 PL/m2 tại Ô Môn của Lam Mỹ Lan (2008), tôm nuôi 6 tháng khối lượng trung bình là 35 ± 2,1 g/con thì kết quả này cao hơn. Tuy nhiên so với các kết quả nuôi tôm kết hợp với cho ăn và mật độ nuôi cao hơn thì khối lượng thí nghiệm này thấp hơn, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Trung và ctv., (2008) nuôi tôm luân canh trên ruộng mật độ 4 PL15/m2 sau 6 tháng nuôi khối lượng trung bình 53,6 ± 2,6 g/con.

4.3 Năng suất và tỷ lệ sống của tôm

Bảng 4.4 Năng suất và tỷ lệ sống của mô hình nuôi

Ruộng nuôi Số tôm thả ra ruộng Tỷ lệ sống sau ương (%) Tỷ lệ sống cuối vụ (%) Năng suất (kg/ha) Ruộng 1 6.530 32,7 24,1 202 Ruộng 2 7.050 35,3 22,1 187 Ruộng 3 7.720 38,6 21,5 160 Ruộng 4 7.810 39,1 18,3 146

Sau 6 tháng nuôi năng suất tôm cao nhất ở ruộng 1 là 202 kg/ha và thấp nhất ở ruộng 4 là 146 kg/ha. Nhìn chung năng suất giữa các ruộng có sự chênh lệch nhưng không quá cao. Từ đó cho thấy tỷ lệ sống cũng không có sự sai khác lớn. Tỷ lệ sống sau ương thấp nhất ở ruộng 1 là 32,7% nhưng cuối vụ lại có tỷ lệ sống cao nhất 24,1%, ngược lại ruộng 4 có tỷ lệ sống cuối vụ thấp nhất 18,3%, nhưng tỷ lệ sống sau ương cao nhất 39,1%. Điều này cho thấy nuôi mật độ thấp hơn thì tỷ lệ sống cao hơn. So với các kết quả trước đây năng suất và tỷ lệ sống trong thí nghiệm này thấp hơn. Theo Dương Nhựt Long và Trần Văn Hận khi nuôi tôm càng xanh luân canh lúa ở Tam Nông mật độ 9; 12; 15 PL15/m2 năng suất 2.056 - 2.906 kg/ha và tỷ lệ sống đạt 32 – 35 %. Lam Mỹ Lan (2008), nuôi luân canh tôm lúa tại Ô Môn mật độ 2 PL/m2 năng suất đạt 286 kg/ha tỷ lệ sống 61%. Do tỷ lệ sống của tôm thấp kéo theo năng suất không cao giữa các hộ nuôi. Vì trong quá trình nuôi suất hiện cá tạp, làm tôm nuôi bị hao hụt, bên canh đó tôm được thả giai đoạn Post nên tỷ lệ hao hụt lớn. Theo Nguyễn Thanh Phương, (2003) năng suất tôm nuôi đạt bình quân 184 kg/ha/vụ đối với nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, 686 kg/ha/vụ đối với nuôi tôm luân canh với trồng lúa, 4.120 kg/ha/vụ đối với nuôi tôm đăng quầng, 1.200 kg/ha/vụ đối với nuôi tôm trong ao.

4.4 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi

Dựa vào bảng phụ lục 5, chi phí về thức ăn (cá tap, TĂCN) chiếm tỷ lệ % cao nhất trong tổng chi phí (từ 42,1 – 54 %), kế đến là chi phí về con giống (từ 23,3 – 29,4 %) và thấp nhất là các khoản chi phí khác như: thuốc, hóa chất, .. (chiếm tỉ lệ từ 22,7 – 28,5 %). Do đó nếu người nuôi quản lí tốt khâu thức ăn sẽ tiết kiệm được chi phí góp phần tăng thu nhập cho người nuôi.

Bảng 4.5 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm luân canh trên ruộng lúa

Ruộng nuôi Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận

1 29.290.000 15.440.000 13.850.000 89,7 2 28.985.000 14.510.000 14.475.000 99,8 3 21.600.000 13.550.000 8.050.000 59,4 4 20.440.000 12.260000 8.180.000 66,7 Trung bình 25.078.750 ± 4.712.152 13.940.000 ± 1.360.074 11.138.750 ± 3.501.239 78,9 ± 19 Kết quả thu thập về hiệu quả kinh tế được thể hiện qua bảng số liệu trên cho thấy tôm nuôi luân canh trên ruộng ở 4 hộ đều mang lại lợi nhuận. Lợi nhuận trung bình đạt được 11.138.750 đồng/ha. Cụ thể lợi nhuận cao nhất ở ruộng 2 với 14.475.000 đồng/ha, kế tiếp là ruộng 1 lợi nhuận đạt 13.850.000 đồng/ha. Ruộng 3 và 4 lợi nhuận không có sự chênh lệch và thấp nhất trong 4 ruộng, lợi nhuận là8.050.000đồng/ha và8.180.000đồng/ha. Tuy năng suất ruộng 1 là cao nhất nhưng do giá bán thấp hơn so với ruộng 2 nên lợi nhuận thấp hơn ruộng 2. Chính nguyên nhân giá bán khác nhau giữa 4 ruộng làm lợi nhuận của các ruộng có sự khác nhau. Lợi nhuận thu được của 4 ruộng nuôi gần bằng so Lam Mỹ Lan và ctv., (2008) khi nuôi luân canh tôm lúa mật độ 2 PL/m2, sử dụng thức ăn công nghiệp, thu được lợi nhuận sau 6 tháng nuôi là 9,255 ± 2,333 triệu đồng/ha. Do quá trình nuôi thức ăn cho tôm chủ yếu dựa vào nguồn thức

Một phần của tài liệu thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) luân canh trong ruộng lúa ở huyện hồng dân tỉnh bạc liêu (Trang 25)