V 2 W Trong đó:
3.5. Ảnh hƣởng của liều lƣợng kali đến chất lƣợng quả dƣa hấu
Bên cạnh năng suất đạt được thì phẩm chất quả hiện nay cũng là một vấn đề được quan tâm rất nhiều. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mớí, đất nước gia nhập vào thị trường thế giới WTO, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao do đó không chỉ là đáp ứng đủ số lượng hàng hóa mà yêu cầu về chất lượng của sản phẩm cũng phải tốt, phải đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Cũng như các loại sản phẩm khác, dưa hấu hiện nay là một mặt hàng rau quả được người tiêu dùng quan tâm nhiều, nhất là trong dịp mùa hè nóng nực vì thế chất lượng quả cần được quan tâm nhiều hơn và phải được đặt lên hàng đầu.
Phẩm chất quả dưa hấu là một chỉ tiêu quan trọng góp phần quyết định cho việc lựa chọn biện pháp kỹ thuật thích hợp đó là với mức phân bón kali nào thì có thể nâng cao hơn năng suất và chất lượng dưa hấu để có thể áp dụng vào
sản xuất. Kali có ảnh hưởng rất lớn đến sự tạo thành các hợp chất Protein, hàm lượng chất khô, hàm lượng Vitamin C, độ Brix, độ bóng và màu sắc vỏ quả, màu sắc ruột quả, độ cát,... của quả dưa hấu.
Phẩm chất quả có nhiều yếu tố quy định, ngoài yếu tố di truyền của giống còn ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khí hậu, điều kiện đất đai, chế độ nước, chế độ dinh dưỡng đặc biệt là phân kali,... Để đánh giá chất lượng quả dưa hấu người ta căn cứ vào các chỉ tiêu như: Chiều dài quả, đường kính quả, độ dày cùi, độ dày thịt quả, %Brix, hàm lượng chất khô, hàm lượng Vitamin C, hàm lượng Protein, màu sắc ruột quả, độ ngọt quả, độ cát,... Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu do điều kiện không cho phép nên chúng tôi chỉ đánh giá được ở một số chỉ tiêu nhất định về chất lượng của giống dưa hấu Hắc Mỹ Nhân trên các mức phân bón kali khác nhau. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu về chất lượng quả Chỉ tiêu CT Dài quả (cm) Đường kính quả (cm) Độ dày cùi (cm) Độ dày thịt (cm) Độ Brix (%) Chất khô (%) VTM C (%) Thử nếm và cho điểm Màu sắc ruột Vị ngọt Độ cát I 22,91a 13,98a 1,24a 5,74a 10,83a 8,11a 0,062a 2 2 3 II (Đ/C) 24,06a 14,08a 1,25a 5,78a 10,87a 9,01b 0,067a 2 2 3 III 24,48a 14,29a 1,20a 5,90a 11,20b 9,95c 0,077b 2 2 2 IV 24,09a 14,59a 1,21a 6,08a 11,26b 9,91c 0,077b 2 2 2 LSD (0.05) 2,67 1,11 0,14 0,60 0,27 0,47 0,006 - - -
Ghi chú: Các số mũ a, b, c chỉ ra các ký hiệu cùng ký tự không có sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05
*) Qua phương pháp thử nếm đã đánh giá được khá chính xác các chỉ tiêu về màu sắc ruột quả, vị ngọt, độ cát và cho điểm theo thang điểm quy định Quy phạm khảo nghiệm của Bộ NN và PTNT (2001) [12] áp dụng cho cây dưa hấu.
Qua bảng số liệu 3.8 ta thấy:
+) Màu sắc ruột quả và vị ngọt: Không thấy có sự khác biệt lớn về màu sắc ruột quả và vị ngọt dưa hấu ở các công thức có mức phân bón khác nhau so
với công thức đối chứng và nhìn chung ở bốn công thức thí nghiệm đều đánh giá và cho thang điểm 2 (Đỏ và Ngọt).
+) Độ cát: Khi nếm mọi người có nhận xét ở công thức III và IV có độ cát ở mức thang điểm 2 (Cát) hơn so với công thức I và II đạt độ cát ở mức thang điểm 3 (Trung bình).
*) Chiều dài quả: Chiều dài quả dao động từ 22,91 đến 24,48 cm. Trong đó, công thức I có chiều dài quả bé nhất và lớn nhất là công thức III. Tuy nhiên, qua kết quả xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy: Không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các công thức có mức phân bón kali khác nhau.
*) Đường kính quả: Đường kính quả có sự sai khác không lớn lắm và sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các công thức sử dụng liều lượng kali khác nhau. Trong đó, đường kính quả của công thức IV (210 kg K2O/ha) lớn nhất đạt 14,59 cm và bé nhất là công thức I (120 kg K2O/ha) đạt 13,98 cm.
*) Độ dày cùi và độ dày thịt quả: Đây là hai chỉ tiêu quan trọng để đánh giá phẩm chất quả dưa hấu. Khi xét hai yếu tố này nhận thấy không có sự sai khác về mặt thống kê giữa các công thức bón kali ở mức khác nhau. Trong đó, ở chỉ tiêu độ dày cùi công thức đối chứng II lớn nhất 1,25 cm và công thức III có độ dày cùi bé nhất là 1,20 cm. Còn ở chỉ tiêu độ dày thịt quả ta thấy công thức IV có độ dày thịt quả lớn nhất là 6,08 cm, thấp nhất là công thức I đạt 5,74 cm.
*) Độ Brix (%): Độ Brix ở các mức bón kali khác nhau dao động từ 10,83 đến 11,26 %. Độ Brix ở công thức I đạt thấp nhất và thấp hơn so với công thức đối chứng là 0,04%, còn công thức III và IV có độ Brix đạt cao hơn công thức đối chứng từ 0,33 - 0,39%, trong đó công thức IV có độ Brix cao nhất. Qua kết quả xử lý thống kê ở bảng 3.8 cho chúng ta thấy: Công thức I và II không có sự sai khác với nhau. Công thức III và IV có độ Brix lớn hơn và sai khác có ý nghĩa so với công thức I và công thức II.
*) Hàm lượng chất khô: Ở công thức I có hàm lượng chất khô bé nhất là 8,11% và có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng. Công thức III và công thức IV có hàm lượng chất khô lớn hơn và sai khác có ý nghĩa về mặt thống
kê so với công II (đối chứng). Trong đó, công thức III có hàm lượng chất khô lớn nhất đạt 9,95% cao hơn so với đối chứng 0,94%.
*) Hàm lượng Vitamin C: Hàm lượng Vitamin C giữa các công thức dao động từ 0,062 – 0,077%. Trong đó, hàm lượng Vitamin C cao nhất đạt 0,077% khi sử dụng kali ở mức 180 kg K2O/ha và 210 kg K2O/ha và cao hơn so với đối chứng là 0,01%, thấp nhất là công thức bón 120 kg K2O/ha có hàm lượng Vitamin C là 0,062% và thấp hơn đối chứng 0,005%. Khi xét về mặt thống kê ở mức sai khác có ý nghĩa 95% thì công thức đối chứng sai khác với công thức III và IV nhưng không có sự sai khác với công thức I.
Như vậy: Việc sử dụng kali có ảnh hưởng tốt đến một số chỉ tiêu chất lượng quả đặc biệt là hàm lượng đường thông qua độ Brix.