KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tạo nguyên liệu vô trùng cây Mắt trâu
4.4. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của cây trong bầu
Cây con có đầy đủ thân lá và rễ được đưa ra trồng trong bầu, giai đoạn này cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt phải đảm bảo được độ ẩm và ánh sáng vừa phải để cây con thích nghi dần với điều kiện tự nhiên.
Kết quả thống kê sau một tháng trồng cây trong bầu được trình bày ở bảng 7, hình 11.
Bảng 7: Ảnh hưởng của giá thể đến cây trồng trong bầu
TT Công thức Tỷ lệ Số cây trồng Số cây sống sót Cây sống (%) 1 Đất trồng cây 1 34 14 41,18
2 Đất trồng cây: Trấu hun 1 : 1 34 26 76,47
3 Trấu hun 1 34 32 94,12
Từ kết quả ở bảng 7 ta rút ra nhận xét:
Trên giá thể là đất trồng cây tỷ lệ cây sống đạt rất thấp là 41,18% do cây con đang còn non yếu mà lại được trồng trong giá thể khơng tơi xốp nên cây khơng thích nghi được với loại giá thể này nên chỉ có 14 cây sống trên tổng số 34 cây được trồng.
Đối với giá thể là đất trồng: Trấu hun tỷ lệ cây sống đạt 76,47% là tương đối cao tuy vậy đây cũng khơng phải là giá thể thích hợp để trồng cây vì một số cây con khơng thích nghi được đã bị chết.
Còn trên giá thể trấu hun tỷ lệ cây con sống cao đạt 94,12% giá thể thống khí và tơi xốp là mơi trường lý tưởng cho cây con phát triển tốt trong giai đoạn đầu, tán lá rộng.
Vì vậy, chúng tơi lựa chọn giá thể thích hợp nhất để trồng cây Mắt trâu ngoài tự nhiên là giá thể trấu hun.
A B
C D
Hình 11: Cây Mắt trâu trồng trên các loại giá thể
A. Giá thể đất trồng; B. Giá thể đất trồng: trấu hun; C. Giá thể trấu hun; D. Cây Mắt trâu trồng ngoài vườn ươm sau 2 tháng
PHẦN V