KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vòng đời của vi tảo lục Haematococcus pluvialis trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 39 - 41)

4.1. Kết luận

Qua các kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở trên, chúng tơi xin rút ra một số kết luận như sau:

1. Vòng đời tự nhiên của vi tảo H. pluvialis trong môi trường C và RM đều trải qua 4 giai đoạn tương ứng với 4 dạng hình thái TB có các đặc điểm khác nhau:

+/ Giai đoạn sinh dưỡng: TB sinh dưỡng có hình elip, màu xanh, có hai roi chuyển động, kích thước TB dao động từ 10 – 20 µm. Giai đoạn này kéo dài khoảng 10 ngày nuôi cấy.

+/ Giai đoạn tạo bào nang non (encyst): Kéo dài từ 10 đến 20 ngày ni cấy. Các TB có dạng hình cầu, mất roi, khơng có khả năng chuyển động. Kích thước TB tăng lên đáng kể, khoảng 40 µm. Ở giai đoạn này, trong nội chất có sự biến đổi màu sắc từ xanh sang nâu đậm.

+/ Giai đoạn tạo bào nang hồn chỉnh (cyst): Sau 50 ngày ni cấy, các TB nang non chuyển thành nang hồn chỉnh, có màu đỏ đậm. Đây là giai đoạn tích lũy astaxanthin cao nhất.

+/ Giai đoạn nảy mầm: Kéo dài trong vòng 2 ngày. Có 2 cách nảy mầm: thứ nhất là từ một TB nang hoàn chỉnh nảy mầm trực tiếp thành TB sinh dưỡng và thứ hai là nảy mầm gián tiếp thông qua dạng pamella.

2. Đồng thời với sự thay đổi hình thái, kích thước TB, có sự thay đổi về hàm lượng sắc tố và protein trong nội bào. Hàm lượng sắc tố chlorophyll a và astaxanthin có xu hướng tăng chậm ở 20 ngày đầu tiên khi tảo được nuôi trong cả 2 môi trường C và RM ở cả bình tam giác 250ml. Tuy nhiên, sau 40 ngày nuôi cấy, hàm lượng astaxanthin tăng đột ngột, trong khi hàm lượng chlorophyll a lại bị giảm dần. Hàm lượng các sắc tố (chlorophyll a và astaxanthin) trong môi trường RM cao hơn trong mơi trường C khi tảo được ni ở bình tam giác 250 ml. Hàm lượng astaxanthin đạt giá trị cực đại trong môi trường RM và C thứ tự là 942,23 và 912,65 µg/l. Trong cả 2 mơi trường nuôi, hàm lượng protein giảm dần khi tăng thời gian nuôi cấy. Sau 50 ngày nuôi, hàm lượng protein nội bào nhỏ hơn 100 pg/TB, giảm từ 20 - 40 lần so với khi TB ở giai đoạn sinh dưỡng.

3. Tỷ lệ astaxanthin/chlorophyll a là thông số rất tốt giúp xác định pha sinh trưởng của vi tảo H. pluvialis. Ở các giai đoạn sinh dưỡng, encyst, cyst và nẩy mầm, tỷ lệ astaxanthin/chlorophyll a đạt giá trị 0,30 ± 0,05; 0,90± 0,20; 2,4 ± 0,10 và 0,60 ± 0,20, tương ứng.

4.2. Đề nghị:

Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu vòng đời của vi tảo lục

Haematococcus pluvialis trong điều kiện phịng thí nghiệm” bước đầu chúng

tơi đã thu được một số kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, để có thể ni lồi vi tảo

Haematococcus pluvialis này đạt mật độ 4 - 6 triệu TB/ml, sinh khối tảo giàu

astaxanthin chiếm 4 - 6 % TLK trong điều kiện thí nghiệm của Việt Nam cịn rất nhiều vấn đề cần đặt ra để nghiên cứu như sau:

1. Cần tiến hành nghiên cứu quy trình bảo quản Haematococcus

pluvialis để thuận tiện cho việc lưu giữ loài vi tảo lục này vừa kinh tế, vừa

được lâu dài nhưng vẫn giữ được tốt các đặc điểm sinh học của nó.

2. Cần nghiên cứu hồn thiện các mơi trường ni cấy tối ưu nhưng lại đơn giản, rẻ tiền và tiện lợi để có thể dễ dàng ni vi tảo lục Haematococcus

pluvialis trên qui mô lớn.

3. Nghiên cứu độc tính của sinh khối tảo H. pluvialis và astaxanthin trên động vật thực nghiệm.

4. Nghiên cứu công nghệ bảo quản astaxanthin sau khi tách chiết từ H.

pluvialis được sử dụng để bổ sung vào thành phần thức ăn cho một số đối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vòng đời của vi tảo lục Haematococcus pluvialis trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w