Đầu vào bộ tối ưu hóa câu truy vấn

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu một số vấn đề về truy vấn và tối ưu hóa truy vấn cơ sở dữ liệu phân tán trong hệ thống thông tin (Trang 45 - 47)

3. Tối ưu hóa các truy vấn phân tán

3.1Đầu vào bộ tối ưu hóa câu truy vấn

2.1.1. Mô hình chi phí

Chi phí của một chiến lược thực hiện phân tán có thể được biểu diễn hoặc theo tổng chi phí (total cost) hoặc theo thời gian trả lời. Tổng chi phí là tổng của tất cả các thành phần chi phí, còn thời gian trả lời tính từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc câu truy vấn. Công thức chung để tính tổng chi phí như sau:

Total_cost = CCPU*#insts + CI/O*#I/Os + CMSG #msgs + CTR*#bytes

Trong đó:

- Total_cost - là tổng chi phí; - CCPU - chi phí của một lệnh CPU;

- CI/O- chi phí của một truy xuất/nhập đĩa;

- CMSG - chi phí cố định của việc khởi đầu và nhận một thông báo;

- CTR - chi phí truyền một đơn vị dữ liệu từ trạm này tới trạm khác, CTR được coi như là hằng số;

- #insts, #I/Os, #msgsm, #byte: Tương ứng là tổng trên các trạm của tất cả các số lệnh CPU, số lần truy xuất/ nhập đĩa, số thông báo, kích thước của tất cả các thông báo.

Khi thời gian trả lời của câu truy vấn là hàm mục tiêu của bộ tối ưu các xử lý địa phương song song và truyền thông song song phải được xét. Chức tổng quát tính thời gian trả lời (response time) là:

Response_time = CCPU*seq_#insts + CI/O*seq_#I/Os + CMSG *seq_#msgs + CTR*seq_#bytes

Trong đó: seq_#x (x có thể là các lệnh CPU, I/O, các thông báo, các byte) là số lớn nhất của x phải được thực hiện tuần tự đối với sự thực thi của câu truy vấn.

46

2.1.2. Các thống kê cơ sở dữ liệu

Yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu suất của một chiến lược thực thi là kích thước của các quan hệ trung gian sinh ra trong quá trình thực hiện. Khi gặp phép toán tiếp theo đặt tại một trạm khác, quan hệ trung gian phải được truyền lên mạng. Do vậy, để tối thiểu hoá khối lượng dữ liệu truyền, điểm quan tâm đầu tiên là đánh giá kích thước kết quả trung gian của các phép toán đại số quan hệ. Đánh giá này dựa trên các thông tin thống kê về các quan hệ cơ sở và các công thức ước tính lực lượng của kết quả của các phép toán quan hệ.

Một số các kí hiệu: Quan hệ R xác định trên A = {A1, A2,...,An} được phân đoạn thành R1, R2,...,Rr. Khi đó dữ liệu thống kê điển hình bao gồm:

- length(Ai): độ dài (byte) của thuộc tính Ai, vớimỗi AiRj - card(Ai(Rj)): lực lượng của phép chiếu của đoạn Rj trên Ai

- Miền xác định của Ailà tập số nguyên hoặc tập số thực, có max(Ai) và min(Ai). - card(dom[Ai]): Lực lượng của thuộc tính Ai, đó là số các giá trị duy nhất trên mỗi miền trị củathuộc tính Ai.

- card(Rj): Số các bộ trong mỗi đoạn Rj

Ngoài ra, dữ liệu thống kê cũng bao gồm hệ số chọn của phép kết nối (SFJ) đối với số cặp quan hệ; hệ số SFJ của quan hệ R và S là một số thực giữa 0 và 1:

Hệ số SFJ nhỏ thì phép kết nối có tính chọn tốt, ngược lại có tính chọn tồi. Các thống kê này có lợi để đánh giá kích thước của các quan hệ trung gian. Kích thước của một quan hệ trung gian R như sau:

Size(R)= card(R)*length(R).

Trong đó: card(R) là số các bộ của R được tính theo các công thức ở phần sau.

2.1.3. Lực lượng của các kết quả trung gian

Phần này sẽ đưa ra các công thức để ước tính lực lượng của kết quả của các phép toán cơ sở của đaị số quan hệ (phép chọn, phép chiếu, phép tích Decartes, kết nối, bán kết nối, phép hợp và phép trừ). Các toán hạng quan hệ được ký hiệu bởi R và S. Hệ số chọn của một phép toán (SFOP, OP biểu thị phép toán) là tỷ lệ giữa các bộ của một toán hạng quan hệ tham gia vào kết quả của phép toán.

47 Phép chiếu: card(A(R))=card(R)

Tích Decartes: card(R x S)=card(R) * card(S) Phép kết nối: card(RS)SFj *card(R)*card(S)

Bán kết nối: Hệ số chọn của phép bán kết nối (SFSJ) xấp xỉ là: ]) [ ( ) ( ( ) ( A dom card S card S R SFSJ A  A ) ( * ) . ( ) (R S SF S A card R card ASJ

Phép hợp: Công thức tính cận trên bằng card(R)+card(S), cận dưới bằng max{card(R),card(S)} (giả sử R và S không chứa các bộ lặp)

Phép trừ: cận trên của card(R-S) là card(S), cận dưới là 0

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu một số vấn đề về truy vấn và tối ưu hóa truy vấn cơ sở dữ liệu phân tán trong hệ thống thông tin (Trang 45 - 47)