Kiến trúc của dịch vụ quản lý bản sao phải đảm bảo đƣợc yêu cầu thực thi trên môi trƣờng phân tán cao lƣới. Có nhiều tổ chức tham gia vào lƣới dữ liệu. Mỗi tổ chức nằm ở một miền riêng biệt, phân tán về mặt địa lý so với các miền khác. Mỗi miền có tên khác nhau. Dịch vụ định vị bản sao RLS cho phép mỗi tổ chức xây dựng máy chủ định vị bản sao nằm phạm vi tổ chức. RLS cũng cung cấp cơ chế kết hợp thông tin từ nhiều máy chủ riêng rẽ bằng kỹ thuật đánh chỉ mục, giúp cho ngƣời sử dụng lƣới dữ liệu có thể thực hiện tìm kiếm trên phạm vi nhiều tổ chức. Nhờ đó, thay vì tìm kiếm thông tin trên từng máy chủ định vị bản sao, ngƣời sử dụng chỉ tìm kiếm qua một số ít các đầu mối. Trong kiến trúc RLS, máy chủ định vị bản sao cục bộ cho từng miền đƣợc gọi là LRC – Local Replica Catalog. Máy chủ thực hiện nhiệm vụ đánh chỉ mục các LRC , đóng vai trò đ ầu mối, giao diện truy xuất của ngƣời sử dụng đƣợc gọi là RLI – Replica Location Index. Thông qua RLI, nguời sử dụng có thể tìm đến các LRC một cách dễ dàng. LRC phục vụ nguời dùng cục bộ trong tổ chức, còn RLI phục vụ ngƣời sử dụng trên phạm vi toàn bộ lƣới. Mối quan hệ giữa LRC và RLI đƣợc minh họa trong Hình2.12
31
Nhƣ vậy, trên phạm vi toàn lƣới dữ liệu, dịch vụ RLS đƣợc triển khai dƣới dạng một tập các LRC phân tán tại các node dữ liệu và một số RLI đánh chỉ mục cho các LRC. Với cách tổ chức nhƣ thế này, RLS cho phép nhà thiết kế triển khai lƣới dữ liệu thỏa thuận về tính phân tán và điều khiển bằng cách quyết định xem trên toàn lƣới có bao nhiêu RLI? Các RLI đánh chỉ mục cho những LRC nào? Đánh chỉ mục cho tất cả hay chỉ đánh chỉ mục bộ phận?…
Thêm vào đó, do tính chất động của lƣới dữ liệu nên tài nguyên có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Thông tin thay đổi trong LRC phải đƣợc phản ánh trong các RLI. Dịch vụ RLS cũng hỗ trợ một số cơ chế cập nhật thông tin lan truyền từ LRC đến RLI.
Nhƣ vậy, kiến trúc của RLS giúp nhà phát triển lƣới dữ liệu xây dựng cơ chế tổ chức định vị linh hoạt, thoả thuận về tính nhất quán, dung lƣợng, tính tin cậy, chi phí cập nhật, chi phí truy vấn…