Phương pháp hấp thụ:

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Lucretia công suất 3600m3 ngày (Trang 31 - 32)

Chương 4 :TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI.

4.1.2.3.Phương pháp hấp thụ:

Phương pháp hấp phụ được dùng rộng rải để làm sạch triệt để nước thải khỏi các chất bẩn các chất hữu cơ hòa tan sau khi xử lý sinh học cũng như xử lý cục bộ. Hiện tượng tăng nồng độ chất tan trên bề mặt phân chia giữa hai pha gọi là hiện

tượng hấp phụ. Tốc độ của quá trình phụ thuộc vào nồng độ, bản chất và cấu trúc của chất tan , nhiệt độ của nước, loại và tính chất của chất hấp phụ…

Quá trình hấp thụ gồm 3 giai đoạn:

 Di chuyển chất cần hấp phụ từ nước thải tới bề mặt hấp phu.ï

 Thực hiện quá trình hấp phụ.

 Di chuyển chất cần hấp phụ vào bên trong hạt hấp phụ.

Trong đó, tốc độ của chính quá trình hấp phụ là lớn và không hạn định tốc độ chung của quá trình. Do đó, giai đoạn quyết định tốc độ của quá trình hấp phụ là giai đoạn khuếch tán ngoài hay giai đoạn khuyếch tán trong. Trong một số trường hợp tốc độ hấp phụ được hạn định bởi cả hai giai đoạn này.

Tái sinh chất hấp phụ là một giai đoạn quan trọng trong quá trình hấp phụ.. Các chất bị hấp phụ có thể được tách ra khỏi than hoạt tính bằng quá trình nhả hấp nhờ hơi bảo hòa hay hơi hóa nhiệt hoặc bằng khí trơ nóng. Ngoài ra, còn có thể tái sinh chất hấp phụ bằng phương pháp trích ly.

Phương pháp hóa học và hóa lý được ứng dụng chủ yếu để xử lý nước thải công nghiệp.

Phụ thuộc vào điều kiện địa phương và mức độ cần thiết xử lý mà phương pháp xử lý hóa lý hay hóa học là giai đoạn cuối cùng (nếu như mức độ xử lý đạt yêu cầu có thể xả ra nguồn) hoặc chỉ là giai đoạn sơ bộ.

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Lucretia công suất 3600m3 ngày (Trang 31 - 32)