- Khái niệm quy phạm PL
Quy phạm PL là những nguyên tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do các cơ quan NN đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị để điều chỉnh các quan hệ XH với mục đích xây dựng XH ổn định và trật tự.
Ví dụ: Khoản 3, Điều 42, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định.
“ Khi máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu , nhiên liệu, hóa chất, hàng hóa thuộc quy định tại khản 2 điều này nhập khẩu thì chủ hàng phải tái xuất hoặc tiêu hũy, thải bỏ theo quyt định của PL về quản lý chất thải ; trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường thì tùy tính chất mức độ vi phạm mà bị xữ lý hành chính hoặc hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của PL”
Đây là một quy phạm PL
- Đặc điểm của quy phạm PL:
. Quy phạm PL do NN đặt ra hoặc thừa nhận và được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế NN. Do đó, quy phạm PL gắn liền với NN.
Quy phạm PL là quy tắc xử sự mang tích bắt buộc chung. Tính bắt buộc chung của quy phạm PL được hiểu là bắt buộc đối với tất cả mọi chủ thể nằm trong hoàn cảnh, điều kiện mà quy phạm PL đó quy định
Quy phạm PL được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong không gian và thời gian. Hiệu lực của PL chỉ thay đổi hay chấm dưt khi cơ quan có thẩm quyền của NN ban hành, sửa đổi hay đặt ra quy phạm PL mới, tuyên bố hủy bỏ hoặc thời hạn áp dụng đã hết.
Nội dung của quy phạm PL là rõ ràng, chính xác. Quy phạm PL quy định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ XH mà nó điều chỉnh.
Quy phạm PL được thể hiện dưới hình thức nhất định. Chúng được ghi nhận trong các văn bản PL của NN và được trình bày thành các điều, khoản có đánh số, mục rõ ràng.
Cấu trúc quy phạm PL.
Cấu trúc của quy phạm PL được hiểu là các bộ phận hợp thành quy phạm PL. Mỗi quy phạm PL gồm ba bộ phận là: giả định, quy định và chế tài tuy nhiên có những trường hợp không có chế tài do phần chế tài có thể được quy định tại văn bản PL khác. Các bộ phận của một quy phạm PL có mối quan hệ chặt chẽ và quy định lẫn nhau.
- Giả định của quy phạm PL.
Giả định là một bộ phận của quy phạm PL nêu lên chủ thể (cá nhân hay tổ chức), những hoàn cảnh, điều kiện, địa điểm thời gian sẩy ra hành vi (hành động hoặc không hành động) trong cuộc sống mà con người gặp phải và cần phải xử sự theo quy định của NN. Đây là phần không thể thiếu trong một QPPL
Theo ví dụ đã nêu trên thì phần giả định “ Khi máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu ,
nhiên liệu, hóa chất, hàng hóa thuộc quy định tại khản 2 điều này nhập khẩu” là giả định.
- Quy định của quy phạm PL.
cách xử sự buộc mọi chủ thể phải theo khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh đã nêu trong phần giả định của quy phạm PL.
Quy định là bộ phậ thể hiện ý chí, lợi ích của NN, XH và cá nhân con người trong việc điều chỉnh các quan hệ XH nhất định. Nó thể hiện một cách chính xác, trực tiếp bản chất, chức năng của quy phạm và vai trò XH của nó. Quy định cũng chính là mệnh lệnh của NN, buộc mọi chủ thể phải tuân theo nghiêm chỉnh. Do vậy, nắm vững bộ phận quy định của một quy phạm PL là điều kiện không thể thiếu để thực hiện đúng đăn quy phạm PL.
Theo ví dụ đã nêu trên thì phần quy định “thì chủ hàng phải tái xuất hoặc tiêu hũy, thải bỏ theo
quyt định của PL về quản lý chất thải “
- Chế tài của quy phạm PL
Chế tài là một bộ phận của quy phạm PL nêu lên những biện pháp tác động mà NN dự kiến sẽ áp dụng đối với những chủ thể nào không thực hiện đúng bộ phận quy định của quy phạm PL. Theo ví dụ đã nêu trên thì phần chế tài “tùy tính chất mức độ vi phạm mà bị xữ lý hành chính
hoặc hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của PL”
Theo PL hiện hành của VN hiện nay có các loại chế tài sau:
. Chế tài hình sự (hình phạt): Là biện pháp cưởng chế nghiêm khắc nhất của NN nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền của người phạm tội: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam dữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình…
. Chế tài dân sự: quy định các hình thức xử lý các hậu quả plý khi có hành vi vi phạm hình thức xử sự được ghi trong phần giả định và quy định: buộc chấm dứt hành vi dân sự, buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, phạt vi phạm, bồi thường các thiệt hại đã sảy ra…
. Chế tài hành chính: là bộ phận quy định các biện pháp xử lý đối với các cá nhân, tổ chức xử sự trái PL ở mức độ vi phạm hành chính. cảnh cáo, phạt tiền…
. Chế tài kỷ luật: quy định các biện phápáp dụng đối với cán bộ công chức vi phạm về nhiệm vụ qđịnh của mình Khiển trách, cảnh cáo, hậ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thoou việc… => Trong các quy phạm PL khác nhau, vị trí của các bộ phận có thể đảo ngược lại; ngoài ra, trong một số quy phạm PL có thể xuất hiện không đầy đủ cả ba yếu tố trên (Ví dụ như phần quy định ẩn đi, hoặc phần chế tài quy định ở văn bản khác…).