Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình bùn hoạt tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình bùn hoạt tính phục vụ thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho tòa nhà SaiGon Castle (Trang 32 - 34)

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH VAØ KẾT QUẢ

3.1.5.Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình bùn hoạt tính

Aûnh hưởng của pH

Giá trị pH tối ưu của đa số các vi sinh vật từ 6.5 – 8.5, vi khuẩn tăng trưởng ở pH =7. Giá trị pH ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tạo men trong tế bào và quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng vào tế bào.

Aûnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ nước thải là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng sự tăng trưởng và sống còn của vi sinh vật trong quá trình bùn hoạt tính. Đối với đa số vi sinh vật, nhiệt độ nước thải trong quá trình xử lý không dưới 60 và không quá 370. Sự tăng nhiệt độ có thể dẫn đến biến tính protein, đặc biệt là enzim, đồng thời thay đổi cấu trúc màng, dẫn đến sự thay đổi tính thấm của màng.

Aûnh hưởng của kim loại nặng

Phần lớn kim loại nặng thường hiện diện trong nước thải công nghiệp. Hầu hết các kim loại nặng thường xâm nhập vào bùn hoạt tính ở dạng hoà tan hay dưới dạng các ion tự do. Khi các kim loại này hấp thụ vào bề mặt của tế bào vi sinh vật tạo ra các phản ứng hoá lý, và được hấp thụ vào trong tế bào, tấn công các enzim.

Aûnh hưởng của chất dầu mỡ và chất béo trong nước thải

Chất béo thường gặp trong nước thải sinh hoạt là các chất bơ, margarine, dầu thực vật, dầu ăn, thịt… chất béo và dầu mỡ là những hydrocacbon mạch dài nên thường bền vững và khó bị phân huỷ sinh học. Trong quá trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính, các hợp chất này sẽ bao phủ các bông bùn. Ngoài ra chúng được hấp

Chương 3: Nghiên Cứu Mô Hình Và Kết Quả Nghiên Cứu

thụ vào thành tế bào vi khuẩn và tăng nồng độ MLVSS (Michael H. Gerardi, 2003)

Sự lên men của nước thải

Nước thải lên men hay sự hiện diện của quá nhiều acid và rượu đơn giản, hoà tan sẽ là môi trường sống và phát triển của một số vi khuẩn dạng sợi không mong muốn. Nồng độ của các acid, rượu hoà tan đơn giản khoảng 200mg/l sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn dạng sợi sinh sôi như: Beggiatoa sp, Microthrix parvicella, Thiothrix sp và loại 021N (Michael H. Gerardi, 2003)

Nhu cầu ôxy

Vi sinh vật có thể tăng trưởng khi có hoặc vắng mặt của oxy. Phần lớn nhu cầu oxy cho quá trình bùn hoạt tính DO≥ 2.0mg/l. Thông thường khi oxy bị giới hạn, các vi sinh vật dạng sợi sẽ chiếm ưu thế, làm bùn hoạt tính trở nên khó lắng. Nhưng nếu tăng hàm lượng oxy hoà tan một cách không cần thiết sẽ tăng chi phí vận hành trong khi không cải thiện hiệu quả xử lý nhiều (Michael Richard và cộng sự http://www.searchbrown.com)

Chất dinh dưỡng

Vi khuẩn và vi sinh vật sống dùng chất dinh dưỡng N, P, chất hữu cơ ( BOD ), làm thức ăn để chuyển hoá chúng thành sản phẩm cuối (không phân huỷ) và tế bào mới. Thiếu các chất dinh dưỡng sẽ kiềm hãm và ngăn cản các quá trình oxy hoá sinh hoá. Ngoài ra, cần phải thêm K, Mg, Ca, S, Fe… các nguyên tố này thường có đủ trong nước thải nên ta không cần phải thêm vào. Để xác định sơ bộ lượng nguyên tố dinh dưỡng cần thiết trong nước thải có thể chọn theo tỷ lệ sau : BODtoàn phần: N:P = 100:5:1 hay COD:N:P = 150:5:1.

Lượng bùn tuần hoàn

Chương 3: Nghiên Cứu Mô Hình Và Kết Quả Nghiên Cứu

Mục đích chính của việc tuần hoàn bùn là duy trì nồngđộ MLSS cần thiết trong các bể làm thoáng. Tuy nhiên, thông thường người ta lấy khoảng 50 – 70% của lưu lượng nước thải trung bình. Nồng độ MLSS trong bùn tuần hoàn khoảng từ 4000 – 12000 mg/l. (Mrtcalf & Eddy, 2003).

Thời gian lưu bùn

Thời gian lưu bùn hay còn gọi là tuổi bùn, ảnh hưởng lớn đến sự hiện diện của các vi sinh vật trong bông bùn hoạt tính dựa trên tốc độ phát triển và phân huỷ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình bùn hoạt tính phục vụ thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho tòa nhà SaiGon Castle (Trang 32 - 34)