III. Giải pháp và kiến nghị:
2. Giải pháp cho vấn đề bảo vệ tài nguyên du lịch tỉnh Nghệ An: 1 Đối với chính quyền địa phương:
2.1. Đối với chính quyền địa phương:
- Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Du lịch phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tài nguyên môi trường.
- Thực hiện tốt quy hoạch về nguồn cung cấp nước sạch cho đô thị và các vùng nông thôn, nhất là các vùng du lịch, vùng kinh tế trọng điểm.
- Tăng tỷ lệ chi cho hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch nói riêng từ các nguồn ngân sách của tỉnh, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức từ Trung ương.
- Nên khuyến khích phát triển du lịch bền vững, du lịch sinh thái bằng cách áp dụng “chính sách tiêu thụ xanh” và thực hiện quản lý tiết kiệm năng lượng ở các nhà hàng, khách sạn; quản lý chất thải với chiến lược 4R:
35
Rethink (Suy nghĩ lại), Reuse (Tái sử dụng), Reduce (Giảm xả thải), Recycle (Tái chế)…
- Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ trong hoạt động du lịch.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, đặc biệt là về kinh phí, hình thức, nội dung tuyên truyền.
- Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước tại các khu du lịch; hạn chế ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt là dùng bể phốt 3 ngăn cho nước thải vệ sinh và bể lắng lọc cho nước thải tắm rửa. Tỉnh và các doanh nghiệp cũng cần đầu tư thêm các nhà vệ sinh công cộng di động dọc các đường dạo chơi để phục vụ khách du lịch.
- Bên cạnh đó, Nghệ An cần hoàn chỉnh hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tập trung tại khu du lịch biển.
- Cùng đó, xã hội hóa công tác thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, đảm bảo 95% chất thải rắn đô thị và khu du lịch được thu gom và xử lý hợp vệ sinh.
- Hoàn thành các dự án xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn, xây dựng hệ thống thoát nước và các cơ sở xử lý nước thải, đặc biệt các cơ sở có nước thải tại các khu du lịch, các vùng nhạy cảm sinh thái.
- Trong khai thác du lịch, các cơ quan quản lý phải luôn nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên vốn có tại các điểm du lịch; đặt vấn đề bảo vệ môi trường trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch các đề án, chiến lược phát triển du lịch của tỉnh và các khu, điểm du lịch.
36
- Khuyến khích ứng dụng công nghệ giảm tiêu thụ năng lượng, nước sạch và tái sử dụng chất thải trong các cơ sở dịch vụ du lịch.
- Khuyến khích và hỗ trợ phát triển loại hình du lịch thân thiện với môi trường, đặc biệt là du lịch sinh thái.
- Khuyến khích phát triển các cơ sở dịch vụ xử lý chất thải, áp dụng công nghệ để ứng phó với các sự cố môi trường.
- Nâng cấp, bảo trì, sửa chữa hệ thống giao thông phục vụ vận chuyển khách du lịch được tốt hơn để hạn chế phát sinh bụi, đặc biệt là một số tuyến đường đến các điểm du lịch nổi trội nối các điểm du lịch với các tưyến đường giao thông liên tỉnh, liên huyện.
- Đầu tư thêm các nhà vệ sinh công cộng di động dọc các đường dạo chơi để phục vụ khách du lịch.
2.3. Đối với người dân địa phương
- Khuyến khích sử dụng các phương tiện, các cơ sở vật chất của mình để phục vụ khách du lịch như chuyên chở, thuyết minh hướng dẫn du khách,…
- Nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên du lịch.
2.4. Đối với khách du lịch
- Phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường. - Không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Không hái hoa, bẻ cành, dẫm đạp lên cỏ, chọc phá thú nuôi tại các khu, điểm du lịch và nơi công cộng.
- Không viết, vẽ, khắc lên tường, tượng, cây xanh. - Không để lại gì ngoài những dấu chân.
3. Kiến nghị
- Bảo tồn hệ sinh thái. - Giữ gìn bản sắc văn hóa.
37
- Khai thác, sử dụng các tài nguyên một cách hợp lý.
- Hạn chế sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải. - Phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn tính đa dạng.
- Phát triển phải phù hợp với tổng thể kinh tế – xã hội. - Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương.
- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch.
- Thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng liên quan.
- Chú trọng đào tạo, nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường.
- Tăng cường quảng bá tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm. - Răn đe, xử phạt những hành vi phá hoại tài nguyên du lịch.
38
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích tài nguyên du lịch ta thấy được nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, kết hợp với nguồn tài nguyên nhân văn mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam gắn liền với cuộc sống của người bản địa mang lại cho du lịch Nghệ An một bản sắc riêng hấp dẫn khách du lịch cả trong và ngoài nước. trong những năm tới, tỉnh Nghệ An vẫn sẽ tiếp tục khai thác có hiệu quả thế mạnh tài nguyên du lịch của tỉnh với mục tiêu đưa du lịch Nghệ An thực sự là một ngành kinh tế quan trọng với bước phát triển mạnh và bền vững. Phấn đấu đưa Nghệ An trở thành một trong những trung tâm du lịch vùng Bắc Trung Bộ và là một trong những trọng điểm của du lịch cả nước, với các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước.