Các kiểu chuyển giao được tổng kết trong Bảng 3-2. Báo cáo chuyển giao cùng
tần số thường khởi xướng cho sự kiện, và RNC ra lệnh thực hiện chuyển giao dựa vào các báo cáo đo đạc. Trong trường hợp chuyển giao trong cùng tần số UE được kết nối với Nút B tốt nhất để tránh hiệu ứng gần xa, và RNC luôn phải hoạt động để lựa chọn các cell mục tiêu.
Bảng 3-2 Tổng kết chuyển giao
Kiểu chuyển giao Đo đạc chuyển giao Báo cáo đo đạc chuyển giao từ UE đến RNC
Mục đích chuyển giao
Chuyển giao trong tần số WCDMA
Đo trong toàn bộ thời gian sử dụng bộ lọc kết hợp
Báo cáo khởi xướng sự kiện
- Sự di động thông thường
Chuyển giao giữa các hệ thống WCDMA -GSM
Việc đo chỉ bắt đầu khi cần thiết, sử dụng chế độ nén
Báo cáo định kỳ trong suốt chế độ nén - Phủ sóng - Tải - Dịch vụ
Chuyển giao giữa các tần số WCDMA
Việc đo chỉ bắt đầu khi cần, sử dụng chế độ nén
Báo cáo định kỳ trong suốt chế độ nén
- Phủ sóng - Tải
Việc đo đạc chuyển giao giữa các hệ thống và giữa các tần số thường chỉ bắt đầu khi cần thực hiện chuyển giao. Chuyển giao giữa các tần số cần để cân bằng tải giữa các sóng mang WCDMA và các lớp cell, và để mở rộng vùng phủ sóng nếu tần số khác không bao phủ hết. Chuyển giao tới hệ thống GSM để mở rộng vùng phủ sóng WCDMA, để cân bằng tải giữa các hệ thống và định hướng các dịch vụ đến các hệ thống phù hợp nhất.
TỔNG KẾT.
Quản lý tài nguyên vô tuyến là bài toán quan trọng khi thiết kế bất kỳ hệ thống thông tin di động, đặc biệt là trong hệ thống tế bào sử dụng công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã CDMA. Chương này đã trình bày các chức năng cơ bản của quản lý tài nguyên vô tuyến trong hệ thống WCDMA và những điểm khác biệt trong thuật toán quản lý tài nguyên vô tuyến so với các hệ thống khác. Trong đó, điều khiển công suất và điều khiển chuyển giao có những điểm khác biệt quan trọng so với các hệ thống thông tin di động trước đó.
Đối với điều khiển công suất, rõ ràng các thuật toán điều khiển công suất cũng phức tạp hơn tinh vi hơn để khắc phục hiệu ứng gần-xa. Trong 3 loại điều khiển công suất, điều khiển công suất vòng mở cần thiết trong suốt quá trình thiết lập kết nối, điều khiển công suất vòng kín (điều khiển công suất nhanh) giúp khắc phục hiệu ứng phadinh nhanh trên kênh giao diện vô tuyến. Trong WCDMA, điều khiển công suất nhanh được thực hiện trên cả đường lên và đường xuống tại tần số 1.5KHz trong khi hệ thống IS-95 chỉ thực hiện điều khiển công suất nhanh trên đường lên tại tần số 800Hz, còn ở GSM chỉ tồn tại điều khiển công suất chậm. Phương thức thứ 3 của điều khiển công suất là điều khiển công suất vòng ngoài giúp thiết lập các giá trị mục tiêu của điều khiển công suất nhanh. Các vấn đề cụ thể cũng như lợi ích của điều khiển công suất cũng được phân tích trong chương này.
Một đặc trưng khác biệt nhất của WCDMA so với các hệ thống khác là thuật toán điều khiển chuyển giao. Chuyển giao diễn ra khi người sử dụng máy di động di chuyển từ cell này đến cell khác trong mạng thông tin di động tế bào. Nhưng chuyển giao cũng có thể được sử dụng để cân bằng tải trong mạng thông tin, và chuyển giao mềm có thể tăng cường dung lượng và vùng phủ của mạng. Chuyển giao cứng vẫn tồn tại trong hệ thống WCDMA, là chuyển giao mà kết nối cũ bị cắt trước khi kết nối mới được thiết lập. Chuyển giao cứng được sử dụng để thay đổi tần số của hệ thống khi trong hệ thống sử dụng đa sóng mang; hoặc là trong trường hợp không hỗ trợ phân tập macro; hoặc trường hợp chuyển đổi giữa hai chế độ FDD và TDD.
Chương này cũng thảo luận khá chi tiết về chuyển giao mềm và mềm hơn xuất hiện khi máy di động ở trong vùng phủ sóng chồng lấn của 2 cell. Trường hợp chuyển giao mềm hơn các cell thuộc cùng một trạm gốc, hai tín hiệu đồng thời được kết hợp ở Nút B sử dụng bộ xử lý RAKE. Trong suốt quá trình chuyển giao mềm, hai tín hiệu thu
từ các trạm gốc khác nhau được định tuyến đến RNC để được so sánh hết khung này đến khung khác. Độ lợi chuyển giao mềm là độ lợi được cung cấp bởi sự kết hợp nhiều tín hiệu (được gọi là độ lợi phân tập macro). Khi độ dự trữ chuyển giao mềm thích hợp được sử dụng độ lợi chuyển giao mềm sẽ tăng cường đáng kể hiệu năng của hệ thống .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. WCDMA for UMTS- Radio Access for Third Generation Mobile Communications – Harri Holma and Antti Toskala
2. IS – 95 CDMA and cdma2000 – VIJAY K.GARG.
3. 3G cdma2000 Wireless System Engineering – Samuel C. Yang 4. Thông tin di động thế hệ 3. Tập 1, Tập 2 - Nguyễn Phạm Anh Dũng 5. Bài giảng Viba số - Tài liệu cho các lớp cao học – TS. Phạm Công Hùng
6. Studies on Wideband CDMA System – Zhang Ping, Li Zexian, Yang Xinjie, Chen Yuhua, Chen Zgiqiang, WANG Yuzhen and Hu Xuehong – Bejjing University of Posts and Telecommunications
7. Soft Handover Issues in Radio Resource Management for 3G WCDMA Networks – PH.D Thesis of Yue Chen – Queen Mary, University of London
8.WCDMA for UMTS lectures – Nokia Research Centre, Finland.
9. GSM, cdmaOne and 3G Systems - Raymond Steele, Chin-Chun Lee and Peter Gould - Copyright © 2001 John Wiley & Sons Ltd 10.www.3GPP.org
11. www.vnpt.com.vn.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÔ TUYẾN TRONG HỆ THỐNG WCDMA... 3
1.1. Mục đích chung của quản lý tài nguyên vô tuyến...3
1.2. Các chức năng của quản lý tài nguyên vô tuyến RRM...3
1.2.1. Điều khiển công suất...4
1.2.2. Điều khiển chuyển giao...4
1.2.3. Điều khiển thu nạp...4
1.2.4. Điều khiển tải (điểu khiển nghẽn)...6
CHƯƠNG 2 : ĐIỀU KHIỂN CÔNG SUẤT...7
2.1. Giới thiệu chung...7
2.1.1. Điều khiển công suất vòng mở (Open-loop power control)...8
2.1.3. Điều khiển công suất vòng bên ngoài...9
2.2. Điều khiển công suất nhanh...9
2.2.1. Độ lợi của điều khiển công suất nhanh...9
2.2.2. Phân tập và điều khiển công suất...10
2.2.3. Điều khiển công suất trong chuyển giao mềm...12
2.3. Điều khiển công suất vòng ngoài...14
2.3.1. Độ lợi của điều khiển công suất vòng ngoài...15
2.3.2. Tính toán chất lượng thu...15
2.3.3. Thuật toán điều khiển công suất vòng ngoài...16
2.3.4. Các dịch vụ chất lượng cao...17
2.3.5. Giới hạn biến động điều khiển công suất ...18
2.3.6. Đa dịch vụ...18
2.3.7. Điều khiển công suất vòng ngoài đường xuống...18
CHƯƠNG 3 : CHUYỂN GIAO...20
3.1. Khái quát về chuyển giao trong các hệ thống thông tin di động...20
3.1.1. Các kiểu chuyển giao trong các hệ thống WCDMA 3G...20
3.1.2. Các mục đích của chuyển giao...21
3.1.3. Các thủ tục và phép đo đạc chuyển giao...22
3.2. Chuyển giao trong cùng tần số...23
3.2.1. Chuyển giao mềm...23
3.2.2. Lợi ích liên kết chuyển giao mềm...28
3.2.3. Tổng phí của chuyển giao mềm...29
3.2.4. Độ lợi dung lượng mạng của chuyển giao mềm...31
3.3. Chuyển giao giữa các hệ thống WCDMA và GSM...32
3.4. Chuyển giao giữa các tần số trong WCDMA...34
TỔNG KẾT... 35