KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA CHÚNG TRÊN RUỘNG LÚA TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 36 - 38)

I. KẾT LUẬN

1. Trong các năm 2006- 2007, chúng tôi đã thu thập, xác định được 47 loài sâu hại lúa ở tỉnh Bình Định , chúng thuộc 6 bộ và 16 họ côn trùng khác nhau. Trong số các loài sâu hại được tìm thấy, có 7 loài xuất hiện rất phổ biến.

2. Hầu hết các bộ phận của cây lúa như: bẹ lá, phiến lá, bông , hạt, thân, gốc, đỉnh sinh trưởng đều bị sâu hại tấn công. Mỗi loại sâu hại tấn công trên những bộ phận khác nhau của cây.

3. Côn trùng gây hại thuộc các pha sinh trưởng khác nhau. Có 18 loài côn trùng chỉ gây hại ở pha sâu non, 29 loài gây hại ở cả pha sâu non và pha trưởng thành.

4. Phương thức gây hại của sâu hại đối với cây trồng cũng khác nhau, bao gồm: chích hút, gặm phần nhu mô của lá, cắn phá, đục thân, đục gốc, đục lá, cuốn lá.

5. Đã thu thập, định loại được 41 loài thiên địch của sâu hại lúa ở tỉnh Bình Định năm 2006- 2007. Chúng thuộc 7 bộ, 18 họ khác nhau. Trong đó, có 8 loài xuất hiện rất phổ biến.

6. Các loài thiên địch có các phương thức khống chế sâu hại khác nhau, bao gồm: ăn thịt và kí sinh.

II. ĐỀ NGHỊ

1. Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm sinh học, đặc điểm sinh lí, đặc điểm sinh thái của từng nhóm đối tượng, từng đối tượng riêng biệt.

Đặc biệt chú ý nghiên cứu về các loài thiên địch để có thể nuôi chúng và thả với số lượng lớn ra đồng ruộng.

2. Cần khuyến khích nông dân tìm hiểu đặc điểm hình thái của các loại thiên địch để nhận biết và bảo vệ chúng.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA CHÚNG TRÊN RUỘNG LÚA TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w