Giáo dục và đào tạo đóng vai trò quyết định trực tiếp trong việc nâng cao chất lương nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC, NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (Trang 27 - 31)

nâng cao chất lương nguồn nhân lực

Báo cáo chính trị Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X có ghi: "Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” [15, tr.95]. Luật Giáo dục năm 2005 có ghi: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển [38].

Lý luận về giá trị sức lao động của Karl Marx (Nhà kinh tế học người Đức, 1818-1883) cũng đã đánh giá cao vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của giáo

dục đối với sự phát triển sức sản xuất khi khẳng định rằng giá trị sức lao động thể hiện trong toàn bộ nhân các sinh động của con người. K.Marx cho rằng sức lao động bao gồm: "Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó” [32]. Như vậy, sức lao động không chỉ mang đặc trưng vật chất (yếu tố thể chất) mà còn mang cả đặc trưng xã hội (trí tuệ và ý thức xã hội). Trong đó hệ thống nhân tố trí tuệ và ý thức xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của sức lao động. K. Max viết: "Một lao động được coi là cao hơn, phức tạp hơn so với lao động xã hội trung bình thì nó là biểu hiện của một sức lao động đòi hỏi những chi phí cao hơn. Người ta phải tốn nhiều thời gian lao động hơn để tạo ra nó và vì vậy, nó có một giá trị cao hơn so với sức lao động giản đơn” [32, tr. 225].

Ngày nay, khi khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, thì vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng trở nên quan trọng.

Trong tác phẩm ”Đầu tư vào tương lai” (Investing the future), Jacques Hallak (chuyên gia cấp cao về giáo dục tại viện Kế hoạch hóa quốc tế) đã nêu lên 5 nguồn phát năng cho sự phát triển nguồn lực con người, đó là: giáo dục, sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm, tự do chính trị và kinh tế. Theo Ông những nguồn này gắn bó với nhau nhưng giáo dục là nhân tố quan trọng nhất. Thực tế cho thấy quốc gia nào quan tâm đến giáo dục và đào tạo thì quốc gia đó có nguồn nhân lực chất lượng cao,, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ấn Độ không chọn tài nguyên hay lao dộng giản đơn mà sử dụng tri thức chất xám “chất xúc tác”, chọn dịch vụ làm thế mạnh để phát triển kinh tế. Ấn Độ đã áp dụng một chính sách giáo dục thích hợp với nhu cầu thời đại. Hàng năm, Ấn Độ đào tạo được khoảng 3 triệu cử nhân, trong số đó nhiều người có trình độ chuyên môn cao về kỹ thuật, kinh doanh, y học. Số trường kỹ thuật tính đến 2004 đã lên đến khoảng 1600

trường. Hiện nay, một số công ty tin học của Ấn Độ dẫn đầu thế giới về phần mềm cũng như về dịch vụ khai thác.

Nếu tính tỷ lệ trong GDP thì nước đầu tư vào giáo dục cao nhất là Cuba (8,7%GDP), còn nước đầu tư thấp nhất vào giáo dục là XriLanca (1,3%GDP). Các nước có nền kinh tế phát triển, đầu tư nhiều vào giáo dục là Canada, một trong các nước G7 đã đầu tư vào giáo dục 5,5%GDP. Nước ta đầu tư khoảng 4,6%GDP.

Biểu 1.9: Đầu tư cho giáo dục từ GDP và ngân sách nhà nước

Thứ hạng Nước

GDP/người/năm Đầu tư cho giáo dục Thực

Tế(USD) mua(PPP$)Theo sức

Từ ngân sách nhà nước(%) Từ GDP(%) 1 Xingapo 20.866 24.040 - 3,7(năm 2000) 2 Hàn Quốc 10.106 16.950 17,4 3,6 3 Malaixia 3.905 9.120 20 7,9 4 Thái Lan 2.060 7.010 31 5,0

5 Việt nam 435 2.300 17,1(năm

2004) 4,6(năm2004)

5 Inđônêxia 817 3.230 9,8 1,3

6 Mianma - 1.027 18,1 1,3

Nguồn: UNDP: Báo cáo phát triển Con người 2004

Nếu so sánh với một số quốc gia trong khu vực về mức đầu tư cho giáo dục - đào tạo trong GDP, Việt Nam đã vượt qua một số quốc gia như Inđônêxia, Ấn Độ, Pakixtan, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn thấp hơn Thái Lan, Malaixia.

Trong báo cáo giám sát giáo dục toàn cầu năm 2005 do UNESCO công bố ngày 8/11, Việt Nam được xếp hạng 64/127 nước về tiến độ thực hiện “mục tiêu cho tất cả đến năm 2015” của Liên Hợp quốc. Chỉ số giáo dục cho tất cả (EDI) được UNESCO hình thành từ những chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học

- Tỷ lệ biết chữ ở người lớn (từ 5 tuổi trở lên) - Mức độ cân bằng về giới trong giáo dục

- Chất lượng giáo dục

Biểu 1.10: Chỉ số Giáo dục

Xếp

hạng Quốc gia EDI

Tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học Tỷ lệ biết chữ ở người lớn Mức độ cân bằng về giới trong giáo dục Chất lượng giáo dục 4 Hàn Quốc 0,990 0,999 0,980 0,992 0,990 54 Trung Quốc 0,930 0,946 0,909 0,885 0,980 60 Thái Lan 0,921 0,863 0,926 0,955 0,941 64 Việt Nam 0,914 0,940 0,903 0,925 0,890 65 Inddoonexia 0,912 0,921 0,879 0,957 0,892 70 Philippin 0,904 0,930 0,926 0,967 0,793 91 Mianma 0,805 0,819 0,853 0,951 0,599 96 Campuchia 0,750 0,862 0,594 0,741 0,701 102 Lào 0,721 0,828 0,664 0,796 0,623 106 Ấn độ 0,696 0,823 0,613 0,735 0,614

Nguồn: UNESCO(Tuần tin kinh tế xã hội-Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia- Bộ Kế hoach và Đầu tư, số 5/2004, trang 20,21).

Tỷ lệ biết chữ ở người lớn của Việt Nam là 90,3%, cao hơn tỷ lệ trung bình của thế giới (81,7%) và các nước đang phát triển (76,4%). Tỷ lệ này của Trung Quốc là 90%; của Thái Lan và Philippin đều 93,6% [5, tr.19].

Như đã trình bày ở trên, NNL chất lượng cao không phải tự nhiên mà có được, phải thông qua quá trình giáo dục đào tạo lâu dài và phù hợp với yêu cầu của tiến bộ xã hội. Giáo dục là nhân tố cơ bản để hình thành, phát triển ở mỗi con người nhân cách, sức lao động, tạo ra cho con người sự phát triển hài hòa cả thể lực- trí lực- tâm lực.Trong bản tổng kết của ủy ban giáo dục đi vào thế kỷ XXI của UNESCO năm 1995, đã cho rằng “ Giáo dục là của cải nội sinh”. Kết quả của giáo dục đối với mỗi người là nội lực của người ấy và hơn nữa, nội lực ấy phải có khả năng tạo ra của cải vật chất, tạo ra phúc lợi cho toàn xã hội. Trong báo cáo đã đưa

ra bốn nguyên lý của giáo dục, còn được gọi là 4 trụ cột của nền giáo dục: học để biết (Learning to know); học để làm (learning to do); học để chung sống với mọi người (learning to live together); và học để tồn tại (learning to be).

Trong giai đoạn hiện nay, khi trí thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thì chất lượng NNL trở thành nguồn tài nguyên quan trọng hơn mọi tài nguyên khác, muốn phát triển và sử dụng nó một cách hiệu quả không có con đường nào khác là học tập. Theo Lênin: "Việc điện khí hóa không thể do những người mù chữ thực hiện, mà chỉ biết chữ không thôi cũng không đủ…Họ phải hiểu rằng điều đó chỉ có thể thực hiện trên cơ sở một nền học vấn hiện đại, và nếu họ không có nền học vấn đó, thì chủ nghĩa cộng sản vẫn chỉ là một nguyện vọng mà thôi” [27, tr.364-365].

Đối với nước ta, để thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, thực hiện quá trình CNH, HĐH rút ngắn tiếp cận kinh tế tri thức đưa đất nước đuổi kịp các nước trong khu vực và thế giới đòi hỏi phải cải cách giáo dục và đào tạo một cách mạnh mẽ đang là một yêu cầu cấp bách như văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII của Đảng đã khẳng định: "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐ, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [14, tr.108-109]. Nói cách khác, giáo dục và đào tạo là phương tiện để khai trí, thiếu nó thì trí tuệ của một dân tộc sẽ kém cỏi và do vậy không có sức mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

Chiến lược phát triển giáo dục quốc gia 2001-2010 đã khẳng định:"ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế”.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC, NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w