II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THUỐC THÚ Y CỦA CÔNG TY.
3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
3.1. Thị trường tiêu thụ Theo khu vực địa lý.
- Nhu cầu tiêu dùng theo từng vùng khác nhau : nhu cầu thuốc thú y không phải ở khu vực nào cũng giống nhau do vị trí địa lý phân thành các vùng đồi núi, đồng bằng, trung du. Vị trí địa lý này ảnh hưởng mạnh tới chăn nuôi. Ở vùng đồng bằng đất đai màu mỡ, trồng trọt phát triển đi đôi với chăn nuôi nên ở đây cần nhiều đến thuốc thú y. Ở vùng đồi núi cao trình độ dân trí thấp, chăn nuôi theo tập quán thủ công, không theo kỹ thuật nên nhu cầu thuốc thú y rất thấp. Theo Tổng cục thống kê số đầu gia súc, gia cầm của cả nước đều tăng qua các năm.
Bảng 5 : Số lượng đàn gia súc gia cầm qua các năm(2004-2006). Loại gia súc, gia cầm ĐVT 2004 2005 20026 So sánh (%) 05/04 06/05 1. Trâu 1000 con 2.943,6 2.951,4 2.955,7 100,3 100,1 2. Bò 1000 con 3.904,8 3.987,3 4.063,6 102,1 101,9 3. Lợn 1000 con 17.635, 9 18.132, 4 18.885,8 102,8 104,2 4. Ngựa 1000 con 119,8 122,8 149,5 102,5 121,7
5. Dê cừu 1000 con 515 514,3 470,7 99,9 91,5
6. Gia cầm Triệu con 160,6 166,4 179,3 103,6 107,8
Nguồn : Niên giám thống kê
Qua bảng 3 cho thấy : Số trâu, bò, lợn,ngựa, gia cầm đều tăng qua các năm, năm 2004 số trâu, bò, lợn, ngựa, gia cầm lần lượt là 2.943,6 nghìn con, 3.904,8 nghìn con, 17.635,9 nghìn con, 119,8 nghìn con, 160,6 triệu con. Đến năm 2005 thì số này tăng lên là 2.951,4 nghìn con 3.987,3 nghìn con, 18.132,4 nghìn con, 122,8 nghìn con, 166,4 triệu con tăng lần lượt là 0,3% 2,1%, 2,8%, 2,5%, 3,9% so với năm 2004 bằng lần lượt là 7,8 nghìn, 82,5 nghìn con, 496,5 nghìn con, 3
4.063,6 nghìn con, 18.885,8 nghìn con, 149,5 nghìn con, 179,3 triệu con tăng lân lượt là 0,1%, 1,9%, 4,2%, 21,7%, 7,8% so với năm 2005 bằng lần lượt là 4,3 nghìn con, 76,3 nghìn con, 753,4 nghìn con, 26,7 nghìn con, 12,9 triệu con. Trong đó, đàn gia súc : Ngựa lợn tăng mạnh nhất sau đó gia cầm, dê cừu có xu thế giảm.
- Hệ thống thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty : mỗi khu vực thị trường chứa đựng trong lòng nó mọi yếu tố khác nhau kéo theo lượng thuốc thú y cung cấp cũng khác nhau.
Thị trường thuốc thú y được chia thành 5 vùng chính : Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), Đông Bắc (ĐB), Bắc Trung Bộ (BTB), Duyên hải Nam Trung.
Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty là toàn bộ các tỉnh thành trong cả nước, được chia thành 5 khu vực như sau :
+ Khu vực I : Bao gồm các tỉnh : Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Hưng Yên, cửa hàng Đông Anh.
+ Khu vực II : Bao gồm các tỉnh : Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây, Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.
+ Khu vực III : Bao gồm các tỉnh : Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Giang.
+ Khu vực IV : Hà Nội
+ Khu vực V : Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon tum.
Ngoài ra còn có các chi nhánh tại Sài Gòn và Cần Thơ.
Công ty đã thiết lập một hệ thống bao gồm trên 300 đại lý được đặt ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Dưới đây là thông tin về một số đại lý có doanh số bán đạt từ 50.000.000đ/tháng trở lên.
Bảng 6 : Danh sách đại lý có doanh số trên 50.000.000đ/tháng
1 Nguyễn Thị Liễu Kiến An – Hải Phòng 120.000.000 2 Nguyễn Phương Thu Đạn Phượng – Hà Tây 90.000.000 3 Đào Tú Khanh Trường Chinh – Hà Nội 150.000.000 4 Đào Diệp Anh Trường Chinh – Hà Nội 110.000.000 5 Vương Đức Cường Trường Chinh – Hà Nội 90.000.000
6 Hồng Đố Trường Chinh – Hà Nội 80.000.000
7 Hồng Quyên Trường Chinh – Hà Nội 80.000.000 8 Nguyễn Văn Thìn Trường Chinh – Hà Nội 110.000.000 9 Đỗ Bích Nhung Trường Chinh – Hà Nội 230.000.000 10 Phạm Thu Hồng Trường Chinh – Hà Nội 120.000.000 11 Nguyễn Thị Chi Thành phố Thái Bình 60.000.000 12 Lê Thị Bình Tiền Hải – Thái Bình 60.000.000 13 Nguyễn Minh Nguyệt Đông Anh – Hà Nội 60.000.000 14 Phạm Xuân Hải Yên Phong – Bắc Ninh 90.000.000 15 Lưu Bích Thu Thành phố Hải Dương 90.000.000 16 Trần Trọng Bình Hùng Vương–Nha Trang 90.000.000 17 Trần Văn Trình Thành phố Đà Nẵng 75.000.000 18 Nguyễn Mai Hương Thành phố Quy Nhơn 80.000.000
19 Lê Thị Lan Thành phố Vinh 80.000.000
Nguồn : Phòng thị trường
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy các đại lý ở địa chỉ Trường Chinh – Hà Nội có doanh số bán cao nhất trong cả nước. Điều này là rất hợp lý bởi đây là địa chỉ đặt trụ sở chính của Công ty, người tiêu dùng thường quen với việc mua sản phẩm tại chính Công ty vì sẽ tránh được hàng giả hàng kém chất lượng và giá cả thường rẻ hơn so với những nơi khác. Chính vì tâm lý đó mà rất nhiều những nhà chă nuôi lớn ở các tỉnh lân cận thường xuyên đổ về các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm ngay trước của Công ty để mua hàng. Nắm bắt được điều này, Công ty đã mở một loạt các đại lý chuyên bán buôn và bán lẻ các sản phẩm của Công ty tại gần địa chỉ 88 Trường Chinh – Hà Nội.
Ngoài ra tại Thái Bình cũng có một số đại lý có doanh số bán ra hàng tháng đạt trên 20 triệu đồng, vì đây là một tỉnh nông nghiệp, các hộ chăn nuôi trong tỉnh chiếm một tỷ lệ và thường là chăn nuôi theo mô hình trang trại, do vậy nên
một tỉnh có khoảng cách khá xa so với Hà Nội nên các hộ chăn nuôi không có điều kiện để lên tận Công ty mua hàng, vì vậy Công ty đã đặt trên 10 đại lý tại các huyện và thành phố thuộc tỉnh Thái Bình.
Tại thị trường Hà Tây là một tỉnh có điều kiện địa lý rất thích hợp cho chăn nuôi gia súc với quy mô lớn, Hà Tây có các tổ hợp HTX, Công ty và số hộ gia đình chăn nuôi rất nhiều, chủ yếu là nuôi lợn, bò sữa và trâu bò lấy thịt, đây là một thị trường trọng điểm của Công ty, Công ty đã mở trên 30 đại lý thuộc địa phận tỉnh Hà Tây để cung cấp các sản phẩm thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi cho bà con. Nhưng tại Hà Tây lại có ít cửa hàng cho doanh thu cao là vì Hà Tây là một tỉnh giáp với Hà Nội, rất thuận tiện cho các hộ chăn nuôi có thể đến tận Công ty để mua hàng, ngoài ra Hà Tây đặt nhiều đại lysneen lượng mua sẽ phân tán nhiều hơn.
Bảng 7. Số lượng đại lý ở một số tỉnh (thành phố)
STT Tỉnh (Thành phố) Số đại lý STT Tỉnh (Thành phố) Số đại lý
1 Hà Nội 15 7 Hải Dương 13
2 Hà Tây 35 8 Hưng Yên 14
3 Bắc Giang 18 9 Nam Định 11
4 Bắc Ninh 14 10 Nghệ An 8
5 Vĩnh Phúc 12 11 Bình Định 7
6 Thái Bình 14 12 Quảng Nam 8
Nguồn : Phòng thị trường
Căn cứ vào bảng số liệu cho thấy Công ty chủ yếu tập trung vào thị trường trọng điểm khu vực Đông Bắc Bộ, bởi lẽ đây là thị trường có quy mô chăn nuôi vào hàng lớn nhất cả nước, đặc biệt là khu vực các tỉnh như Hà Tây, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình... Công ty luôn cố gắng tìm cách để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình, tập trung nhiều cho công tác nghiên cứu thị trường, tìm ra những nhu cầu cần thiết của bà con về thuốc và thức ăn trong chăn nuôi, tập trung cho công tác tiếp thị sản phẩm mới, hướng dẫn bà con cách sử dụng và chăn nuôi một cách có hiệu quả nhất.
Bảng 8: Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trưòng(2004-2007)
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Khu vực I Khu vực II Khu vực III Khu vực IV
2004 10.6 9.7 8.5 7.2
2005 12.5 12.9 11.4 10.8
2006 18.2 16.3 13.7 12.9
2007 22.5 19.5 14.7 13.8
Nguồn : Phòng thị trường
Căn cứ vào bảng số liệu cho thấy, khu vực I luôn đạt doanh thu cao nhất so với các khu vực còn lại. Khu vực này bao gồm các tỉnh phía Bắc Sông Hồng : Bắc Giang ; Hải Dương ; Hưng Yên... là những tỉnh có số lượng người tiêu dùng sản phẩm của Công ty tương đối nhiều. Tiếp sau đó là các tỉnh phía Nam Sông Hồng như : Hà Tây, Hà Nam, Nam Định... Những tỉnh có doanh thu xấp xỉ bằng các tỉnh thuộc khu vực I.
Hai khu vực còn lại là khu vực III, và khu vực IV có doanh thu thấp hơn. Một phần là do ở khu vực IV có ít hộ chăn nuôi, nhất là chăn nuôi với quy mô lớn hơn các khu vực còn lại. Còn tại khu vực III do khoảng cách khá xa nên hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với các khu vực lân cận. Đồng thời tại khu vực này có một số đối thủ cạnh tranh có trụ sở chính đặt tại các tỉnh miền trong nên họ đã nắm vững thị trường và nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng rõ hơn cán bộ của Công ty, chính vì vậy lượng hàng bán ra ở khu vực này giảm hơn so với khu vực các tỉnh phía Bắc.
Doanh thu cụ thể của các khu vực qua các năm như sau: từ năm 2004 đến năm 2007. khu vực I có doanh thu 11.9 tỷ đồng , cao nhất vào năm 2006 với doanh thu 5.7 tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2007 có giảm xuống chúc nhưng khong dáng kể; Đứng thứ hai là khu vực II có doanh thu trên 9 tỷ đồng và điều qua các năm. Hai khu vực còn lại đạt doanh thu lần lượt là 6.2 va 6.6 tỷ đồng. Để tăng lượng hàng hóa bán ra tại khu vực các tỉnh miền Trung và miền Nam Công ty cần có
những chính sách phát triển thị trường, phù hợp với yêu cầu của từng địa phương, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường này làm cho khách hàng quan tâm đến sản phẩm của Công ty nhiều hơn.