Hạn chế và khó khăn từ phía công ty:

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh xuất khẩu , thực trạng và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty XNK ARTEXPORT (Trang 40 - 42)

Mặc dù lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong Công ty đã hết sức nỗ lực tìm kiếm và mở rộng thị trường nhưng hoạt động mở rộng thị trường của Công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề.

- Có được thị trường nhưng Công ty ít giữ được thị trường và đánh mất nhiều thị trường cũ.

- Kim ngạch xuất khẩu đi các thị trường nhỏ, không ổn định, thị phần thấp, chưa khai thác hết tiềm năng của các khu vực thị trường.

những khu vực khách hàng có thu nhập cao, sản phẩm có chất liệu mới....và sản phẩm ít thay đổi mẫu mã, kiểu dáng nên không thu hút được khách hàng.

- Không đáp ứng được yêu cầu của các đơn đặt hàng lớn của bạn hàng nước ngoài.

- Giá thành xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ cao, chất lượng một số sản phẩm còn thua kém các đối thủ khác như Trung Quốc, Thái Lan....do đó làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nước ngoài.

- Hoạt động xúc tiến thương mại chưa được đặt đúng vị trí quan trọng, sản phẩm xuất khẩu dù rất có khả năng thâm nhập nhưng vẫn mang nặng tính chuẩn bị hoặc khởi động nhiều hơn là nhằm thu lợi nhuận nhanh chóng. Công ty tham gia hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích chính là tìm hiểu và thăm dò thị trường. Chưa tận dụng cơ hội một cách triệt để như bán hàng, tìm kiếm bạn hàng, tìm kiếm đối tác lâu dài...

- Thiếu hiểu biết về nhu cầu, thị hiếu của thị trường để phân đoạn thị trường theo sản phẩm cho phù hợp, ví dụ như mây tre có thể thâm nhập thị trường nào, gốm sứ có thể thâm nhập thị trường nào, hay có thể kết hợp các loại sản phẩm hay không, có thể khai thác thêm sản phẩm mới cho thị trường đó hay không... để đạt được mục đích cuối cùng là tăng hiệu quả xuất khẩu, tăng kim ngạch, lợi nhuận mà lại được thị trường đánh giá cao và tiếp tục tiêu thụ hàng của công ty.

- Công ty chưa cập nhật đầy đủ thông tin về biến động thị trường thế giới.

- Công tác nghiên cứu thị trường còn tản mạn, mang tính bị động và thiếu định hướng. Khách hàng tìm đến Công ty nhiều hơn chứ không phải Công ty tìm đến khách hàng. Khá phụ thuộc vào những bạn hàng lớn nên với biến động lớn Công ty thường bị động (cụ thể, khi I rắc xảy ra chiến tranh,

với I rắc không thể thực hiện). Trước tình hình đó công ty phải chuyển hướng kinh doanh, tích cực hơn cho những mặt hàng khác và thị trường khác (trong đó có mặt hàng thủ công mỹ nghệ). Như vậy sự mất cân đối trong cơ cấu thị trường và cơ cấu mặt hàng đã buộc công ty phải đối mặt với rủi ro lớn hơn khi tình hình thị trường thế giới biến động.

Doanh nghiệp nào trong kinh doanh đều có những tồn tại, hạn chế của mình. Điều quan trọng là có thể tìm ra nguyên nhân và khắc phục những điểm còn yếu đó. Như vậy, tuỳ theo mục tiêu đang đặt ra sẽ cho phép doanh nghiệp có những điều chỉnh phù hợp để hoạt động kinh doanh của mình ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh xuất khẩu , thực trạng và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty XNK ARTEXPORT (Trang 40 - 42)