KHÁI NIỆM DU LỊCH SINH THÁ

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS QUY HOẠCH DU LỊCH SINH THÁI TỈNH BÌNH THUẬN (Trang 37 - 44)

CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH DU LỊCH SINH THÁ

2.1. KHÁI NIỆM DU LỊCH SINH THÁ

Ngày nay, con người với cuộc sống hiện đại thay đổi khơng ngừng đã ngày càng trở nên mệt mỏi và áp lực nên xu hướng chung của tồn thế giới là quay trở về với thiên nhiên. Mức sống ngày càng cao và nhu cầu nghỉ ngơi giải trí đã thúc đẩy người ta đi du lịch và du lịch sinh thái được coi là chọn lựa tồn vẹn nhất. Du lịch sinh thái đã và đang trên đà trở mình và đã trở nên phổ biến đối với những người yêu thiên nhiên, nĩ xuất phát từ các trăn trở mơi trường, kinh tế và xã hội – một trong những thách thức để trả nợ mơi trường tự nhiên và làm gia tăng giá trị của các khu bảo tồn thiên nhiên cịn lại.

Du lịch sinh thái là một khái niệm tương đối mới và cho tới nay chưa được chuẩn hố mặc dù nĩ đang được ứng dụng nhiều vào các hoạt động cĩ thể khơng đúng với ý nghĩa của nĩ. Hiện nay du lịch sinh thái đã nhanh chĩng thu hút được sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cĩ thể nĩi du lịch sinh thái là một dạng du lịch tự nhiên cĩ mục đích hỗ trợ cho việc bảo vệ thiên nhiên. Du lịch sinh thái là một khái niệm rộng, được hiểu theo những cách khác nhau từ những gĩc độ tiếp cận khác nhau. Đối với một số người, du lịch sinh thái chỉ đơn giản là sự ghép nối ý nghĩa của hai khái

nhìn nhận rộng hơn, tổng quát hơn thành một số quan niệm rằng du lịch sinh thái là một loại hình du lịch thiên nhiên. Như vậy, với cách tiếp cận này mọi hoạt động cĩ liên quan tới thiên nhiên như: tắm biển, leo núi ... đều được hiểu là du lịch sinh thái.

Du lịch sinh thái cịn được biết đến bởi nhiều tên gọi khác nhau:

¾ Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism)

¾ Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature_ Based Tourism)

¾ Du lịch mơi trường (Environmental Tourism)

¾ Du lịch đặc thù (Particular Tourism)

¾ Du lịch xanh (Green Tourism)

¾ Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism)

¾ Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism)

¾ Du lịch cĩ trách nhiệm (Responsible Tourism)

¾ Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism)

¾ Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism)

¾ Du lịch bền vững (Sustainable Tourism)

Du lịch sinh thái bắt nguồn từ thiên nhiên và du lịch ngồi trời. Cĩ người quan niệm du lịch sinh thái là loại hình du lịch cĩ lợi cho sinh thái, ít cĩ những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái, nơi diễn ra các hoạt động du lịch, cũng cĩ ý kiến cho rằng du lịch sinh thái đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch cĩ trách nhiệm, du lịch xanh, du lịch cĩ lợi cho mơi trường hay cĩ tính bền vững.

Ở Việt Nam, trong lần hội thảo về "Xây dựng chiến lược phát triển sinh thái ở Việt Nam" từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái là "Loại hình du lịch thiên nhiên và văn hố bản địa, gắn với giáo

dục mơi trường, cĩ đĩng gĩp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương". Ngồi những khái niệm và định nghĩa trên cịn cĩ một số định nghĩa mở rộng hơn về nội dung của du lịch sinh thái:

¾ Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù,

tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về hệ sinh thái. Đĩ cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hồ giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về cảnh đẹp quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển mơi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững (Lê Huy Bá_2000).

¾ Du lịch sinh thái là sự tạo nên và thoả mãn sự khao khát thiên nhiên,

là sự khai thác các tiềm năng du lịch cho bảo tồn và là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên hệ sinh thái, văn hố và thẩm mỹ.

¾ Du lịch sinh thái là du lịch vào những khu tự nhiên hầu như khơng bị ơ

nhiễm, hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, thưởng ngoạn, trân trọng khung cảnh và muơng thú hoang dã và các biểu thị văn hố được khám phá trong các khu vực này (Cebllos_Lascurain, 1987).

¾ Du lịch sinh thái là du lịch tại các vùng cịn chưa bị con người làm biến

đổi. Nĩ phải đĩng gĩp vào bảo tồn tự nhiên và phúc lợi của dân địa phương (L.Hens, 1998).

¾ Du lịch sinh thái là du lịch cĩ mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết

về lịch sử văn hố và lịch sử tự nhiên, tự nhiên của mơi trường, khơng làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta cĩ cơ hội đối với

phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương (Hiệp hội du lịch sinh thái Hoa Kỳ, 1998).

¾ Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và định

hướng về mơi trường tự nhiên và nhân văn, được quản lý một cách bền vững và cĩ lợi cho sinh thái (Hiệp hội du lịch sinh thái Autraylia).

¾ Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hố

bản địa gắn với giáo dục mơi trường, cĩ đĩng gĩp cho bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương (Định nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt Nam).

Cho đến nay, khái niệm du lịch sinh thái vẫn cịn được hiểu dưới nhiều gĩc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Mặc dù, những tranh luận vẫn cịn đang tiến diễn nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về du lịch sinh thái nhưng đa số các ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về du lịch sinh thái đều cho rằng du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuơi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về mơi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hố mà khơng gây ra những tác động khơng thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hố bản địa. Du lịch sinh thái nĩi theo một định nghĩa nào đi chăng nữa thì nĩ phải hội đủ các yếu tố cần:

¾ Sự quan tâm tới thiên nhiên và mơi trường.

¾ Trách nhiệm với xã hội trong cộng đồng.

Các loại hình du lịch sinh thái được phân loại chủ yếu dựa trên các loại tài nguyên du lịch sinh thái cơ bản:

¾ Các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học:

• Hệ sinh thái rừng nhiệt đới

• Hệ sinh thái đất ngập nước

• Hệ sinh thái san hơ, cỏ biển

• Hệ sinh thái vùng cát ven biển

• Hệ sinh thái biển – đảo

• Hệ sinh thái nơng nghiệp

¾ Các tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù:

• Miệt vườn

• Sân chim

• Cảnh quan tự nhiên

¾ Văn hố bản địa: các giá trị văn hố bản địa thường được khai thác

với tư cách là tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm:

• Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các sinh vật phục

vụ cuộc sống của cộng đồng.

• Đặc điểm sinh hoạt văn hố với các lễ hội truyền thống.

• Kiến trúc dân gian, cơng trình gắn với các truyền thống đặc điểm tự

nhiên của khu vực.

• Các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống của cộng

đồng.

• Các di tích lịch sử văn hố, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín

ngưỡng của cộng đồng.

¾ Dã ngoại : là hình thức du lịch đưa con người đến với thiên nhiên, sản

phẩm du lịch chủ yếu là tham quan thắng cảnh, hiện khá phổ biến ở Việt Nam.

¾ Leo núi : là loại hình du lịch chinh phục các đỉnh cao Phansipan,

Bidoup, Bạch Mã, … Ngồi ra cĩ thể là các tour du lịch hành hương lễ hội đến các điểm di tích lịch sử văn hố ở các khu bảo tồn thiên nhiên như: chùa Hương, Yên Tử …

¾ Đi bộ trong rừng : là hình thức du lịch sinh thái được ưa chuộng ở

nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam, đi bộ trong rừng là hình thức du lịch kết hợp tham quan các cảnh quan tự nhiên ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên đang phát triển.

¾ Tham quan nghiên cứu đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên : là hình thức du lịch sinh thái phổ biến thu hút sự

quan tâm đặc biệt của khách du lịch đến từ những thị trường khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay hình thức này cịn chưa phát triển.

¾ Tham quan miệt vườn : là hình thức du lịch sinh thái với sản phẩm chủ

yếu là tham quan nghiên cứu hệ sinh thái nơng nghiệp, đặc biệt ở các miệt vườn đồng bằng sơng Cửu Long. Hình thức này mặc dù mới phát triển trong thời gian gần đây, song đã thu hút nhiều khách du lịch trong và ngồi nước.

¾ Quan sát chim : các sân chim ở Việt Nam, đặc biệt là đồng bằng sơng

Cửu Long cĩ số lượng chim lớn, thành phần lồi phong phú với nhiều lồi đặc hữu, quý hiếm cần được bảo vệ, là nơi thu hút nhiều nhà khoa học và du khách tới nghiên cứu tham quan. Hình thức du lịch

quan sát chim ở các sân chim, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên chỉ mới phát triển, chưa phổ biến nhiều ở Việt Nam.

¾ Thăm bản làng dân tộc : việc thăm các bản làng dân tộc trong các

vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên thường được kết hợp tổ chức trong các tour du lịch mang sắc thái du lịch sinh thái ở Việt Nam hiện nay. Khách du lịch cĩ cơ hội để tìm hiểu các giá trị văn hố bản địa (tập tục sinh hoạt, sản xuất, hoạt động lễ hội, văn hố dân gian, các sản phẩm thủ cơng truyền thống, các di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, các đặc sản ẩm thực …) được hình thành và phát triển gắn liền với đặc điểm sinh thái tự nhiên của khu vực.

¾ Du thuyền: Việt Nam cĩ nhiều sơng hồ cùng với bờ biển dài hơn

3200 km. Đây là tiền đề thuận lợi để tổ chức loại hình du lịch tham quan thắng cảnh trên du thuyền đầy hấp dẫn. Hiện nay các tour du lịch trên sơng nước…đồng bằng sơng Cửu Long kết hợp tham quan các miệt vườn trên các cù lao hoặc hai bên bờ sơng, du lịch trên sơng Hương (Huế), sơng Hồng (Hà Nội) … du lịch trên hồ Hồ Bình (Hồ Bình), hồ Thác Bà (Yên Bái) … ngày càng thu hút sự tham quan của du khách.

¾ Mạo hiểm: ở Việt Nam một số hình thức du lịch mạo hiểm đã bắt đầu

được hình thành: du lịch lặn biển, du lịch xuyên Việt bằng xe đạp và mơtơ vượt các địa hình hiểm trở của đồi núi Việt Nam. Ngồi ra cịn cĩ các tour tham quan hang động là hoạt động du lịch thám hiểm cũng được tổ chức nhiều.

¾ Săn bắn, câu cá: các hoạt động săn bắn thường được thực hiện tại các

khu vực khoanh vùng dành riêng cho các hoạt động này, đối tượng tham quan là khách cĩ độ tuổi trung niên trong nội địa và quốc tế. ¾ Các điểm phục vụ hoạt động câu cá: được mở nhiều trong thời gian

gần đây phục vụ đơng đảo khách nội địa.

¾ Các loại hình khác: tổ chức tour cấp khu vực hay xuyên quốc gia để

tham gia tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên và con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS QUY HOẠCH DU LỊCH SINH THÁI TỈNH BÌNH THUẬN (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)