PHÂN TÍCH NGÀNH CAO SU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động phân tích ngành ở chi nhánh trần bình trọng (Trang 56 - 74)

3.2.1 Tổng quan ngành Cao su Việt Nam 3.2.1.1 Đăc điểm ngành Cao su

Mỗi một ngành có những đặc điểm riêng về tính chất, môi trường và điều kiện hoạt động. Chính những đặc điểm này tạo nên sự khác biệt giữa các ngành trong những giai đoạn và những điều kiện khác nhau. Có những ngành sẽ hoạt động thuận lợi trong giai đoạn kinh tế phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên lại sụt giảm rất nhanh chóng trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái như các ngành tài chính, ngân hàng; tiêu dùng công nghệ cao… Tuy nhiên có những ngành lại ít gặp khó khăn hơn trong cùng giai đoạn phát triển đó.

Ngành cao su có những đặc điểm chung của trồng trọt cây công nghiệp và những đặc điểm riêng của cây cao su:

• Thứ nhất, ngành Cao su mang đặc điểm của ngành sản xuất cây công nghiệp

 Phụ thuộc nhiều vào điền kiện tự nhiên: Các ngành hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt phải đối mặt với một đặc điểm của ngành nay đó là sản lượng và chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Do đó sản lượng từ các ngành này thường không mang tính chất ổn định. Vào những năm được mùa, thời tiết thuận lợi, sản lượng thu hoạch được có thể cao song vào những năm mất mùa khi thời tiết không thuận lợi, sản lượng đạt được lại giảm đi đáng kể.

 Sử dụng nhiều lao động: Do đây là ngành nông nghiệp nên việc chăm sóc Cao su đòi hỏi rất nhiều lao động. Chi phí nhân công trả cho

ngành này thường chiếm đến 70% giá thành sản phẩm. Nhưng tuy sử dụng nhiều lao động nhưng các lao động trong ngành Cao su thường không bị đòi hỏi quá cao.

 Quy mô sản xuất giới hạn: Vì nông nghiệp trông trọt đòi hỏi yếu tố đầu vào là đất đai, nhưng đất đai lại là yếu tố giới hạn nên sản lượng trong ngành cao su cũng bị giới hạn, không thể mở rộng mãi được. Mặt khác, đất canh tác lâu năm sẽ bị ảnh hưởng tới chất lượng. Do đó nếu cùng với một công nghệ thì sản lường và chất lượng mủ sẽ theo xu hướng giảm dần.

• Thứ hai, ngành cao su là ngành mang đặc điểm của ngành phục vụ lĩnh vực công nghiệp:

 Cao su là nguồn nguyên liệu cho nhiền loại sản phẩm: Cao su là một chất liệu đặc biệt và có những ưu thế nổi trội so với những chất liệu khác như vể độ dẻo, độ bền, độ ma sát bề mặt cao… Do đó nó được sử dụng để sản xuất ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, ví dụ như: săm lốp, giầy dép, đệm kính, dây chuyền … Và càng ngày, khi khoa học và những đòi hỏi của con người ngày càng nâng cao thì các sản phẩm có sử dụng cao su làm nguyên liệu đầu vào càng xuất hiện nhiều trên thị trường.

 Các đơn đặt hàng lớn và mang tính chất dài hạn: Các khách hàng của ngành cao su thường là các công ty sản xuất quy mô, họ sử dụng một lượng lớn cao su mỗi năm. Số lượng khách hàng đặt hàng lớn làm cho số lượng khách hàng ít đến nỗi có thể dễ dàng liệt kê lượng khách hàng hàng năm của các công ty cao su lớn.

 Khả năng tích trữ cao: Cao su không giống như các cây nông nghiệp khác như chuối, cam, táo …. Nó có thể được chế biến và đem cất giữ mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng mủ cao su.

Nói đến ngành cao su ta không thể bỏ qua hai sản phẩm chính của nó là cao su tự nhiên và cao su tổng hợp. Cao su tổng hợp là một sản phẩm của dầu lửa. Ở Việt Nam thì chúng ta vẫn chủ yếu sản xuất cao su tự nhiên. Trong bài phân tích này thì ta chủ yếu là nói về cao su tự nhiên.

3.2.1.2 Cung cầu thị trương cao su

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su thế giới đang có xu hướng tích cực và tăng trưởng mạnh:

Bảng 3.1: Biểu đồ Tiêu thụ Cao su tự nhiên và Cao su tổng hợp

Nguồn: Tập đoàn nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG)

Nhu cầu tiêu thụ cao su thế giới trên dưới 20 triệu tấn/năm, bao gồm cả cao su tự nhiên (CSTN) có đặc tính đàn hồi và dẻo dai và cao su tổng hợp (CSTH) có đặc tính cứng và chống mài mòn cao, trong đó cao su tổng hợp chiếm môt tỷ lệ tương đối lớn khoảng 60%, được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chính là dầu mỏ. Vì vậy, biến động của giá dầu thế giới đã tác động không nhỏ đến nhu cầu tiêu thụ CSTN của thế giới.

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ cao su thế giới bình quân khoảng 4,5%, trong đó CSTN tăng 5,2%, còn CSTH tăng 3,9%. Năm 2005, do giá dầu biến động mạnh đã phần nào lý giải cho việc tăng

7.54 7.95 8.34 8.78 10.73 11.20 11.86 11.96 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 2002 2003 2004 2005 Triu tn

CSTN (Cao su tự nhiên) CSTH (cao su tổng hợp)

4.91% 5.44% 5.28% 4.38% 5.89% 0.84%

trưởng chậm của CSTH chỉ 0,84%, trong khi đó CSTN tăng cao hơn từ 4,91% năm 2004 lên 5,28% năm 2005.

Những nước sản xuất CSTN dẫn đầu là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và Côdivoa chiếm hơn 90% sản lượng CSTN của thế giới. Trong đó, Ấn Độ và Trung Quốc chủ yếu tiêu thụ nội địa, còn các nước khác xuất khẩu vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Việt Nam là nước thứ 6 về sản xuất nhưng đứng thứ 4 về xuất khẩu.

Bảng 3.2: Đồ thị Giá dầu thô thế giới và cao su tự nhiên

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê, Tổng cục Hải quan, oilchart.

Với dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á năm 1997, thị trường ô tô đã phát triển mạnh trở lại không chỉ ở các nước phát triển mà tại các nước mới phát triển và đang phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc mà ngay tại các nước Đông Nam Á cũng dễ dàng nhận ra điều đó… Đáng kể nhất là hai cường quốc về dân số là Trung Quốc và Ấn Độ, những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế rất cao trong những năm gần đây và có ngành công nghiệp ô tô đang phát triển nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu ô tô đang tăng của thị trường thế giới và hơn hết đó là nhu cầu rất lớn tại chính thị trường của hai quốc gia này. Chính vì vậy, ngành CSTN thế giới (sử dụng nhiều trong ngành sản xuất lốp xe, đặc biệt là lốp xe Radial đang được ưa chuộng) những năm qua đã có được sự

BIẾN ĐỘNG GIÁ CAO SU TỰ NHIÊN TRÊN THẾ GIỚI

1,336 981 665 630 950 1,200 1,300 537 607 555 1,392 - 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 USD/Tấn

DIỄN BIẾN GIÁ DẦU THÔ BÌNH QUÂN TRÊN THẾ GIỚI

57.25 40.91 29.64 20.57 14.91 19.09 29.17 25.92 25.87 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 USD/Thùng

phát triển mạnh mẽ, song song với nhu cầu tăng giá cao su tăng rất nhanh, giá năm 2005 (1.300 USD/tấn) gấp đôi năm 2002 (630 USD/tấn).

Hơn nữa, thiên tai xảy ra trong những năm gần đây như: sóng thần, hạn hán kéo dài đã làm giảm nguồn cung CSTN của các nước Đông Nam Á, nơi chiếm hơn 80% tổng sản lượng CSTN của thế giới, trong đó Thái Lan và Inđonesia, 2 nước sản xuất CSTN lớn nhất thế giới, bị ảnh hưởng nặng làm giảm đáng kể sản lượng CSTN so với thu hoạch dự kiến.

Bên cạnh đó, giá dầu thô, nguồn nguyên liệu chính để sản xuất CSTH, tăng mạnh và chưa có dấu hiệu hạ nhiêt làm tăng chi phí sản xuất CSTH nên nhiều nhà sản xuất đã chuyển sang sử dụng CSTN thay cho CSTH.

Theo dự báo của Tập đoàn Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG), đến năm 2010, tiêu thụ CSTN thế giới có thể đạt 9,6 triệu tấn, cao hơn 300.000 tấn so với dự báo về sản lượng. Nếu không có sự thay thế, bổ sung thì đến năm 2020 tình trạng thiếu hụt sẽ trở nên nghiêm trọng.

Sản lượng sản xuất CSTN vừa sát với nhu cầu tiêu thụ của thế giới, có mức tăng trưởng khoảng 4%/năm, nên dự trữ CSTN hàng năm của thế giới là không nhiều.

Bảng 3.3: Đồ thị Sản lượng và Mức tiêu thụ Cao su tự nhiên thế giới

7.19 8.7 8.63 8.06 7.44 8.78 8.34 7.87 7.5 7.25 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 2001 2002 2003 2004 2005 Triệu tấn

Nguồn: Tập đoàn nghiên cứu cao su thế giới (IRSG)

Nói chung, ngành CSTN thế giới trong nhiều năm qua đã có được nhiều yếu tố thuận lợi, hỗ trợ phát triển như: kinh tế thế giới khởi sắc, đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ đã làm gia tăng nhu cầu CSTN trong ngành sản xuất vỏ xe ô tô thế giới và các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm sau cao su khác như: găng tay, sản phẩm cao su y tế và các sản phẩm nhúng khác... và giá dầu thô tăng đã làm cho tăng chi phí sản xuất CSTH, sản phẩm duy nhất có thể thay thế CSTN nên tác động làm tăng giá CSTN.

Như vậy, trong giai đọan 2007-2010, theo dự báo thị trường, nhu cầu tiêu thụ cao su tiếp tục tăng, giá cao su vẫn ổn định và duy trì ở mức cao, thị trường tiêu thụ thuận lợi mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà sản xuất.

3.2.2. Phân tích SWOT ngành cao su

3.2.2.1 Điểm mạnh

 Việt Nam là một trong số ít nước có điều kiện kinh tế thuận lợi, phù hợp cho sự phát triển của cây cao su. Cây cao su là loài cây công nghiệp nhiệt đới. Mặc dù sản phẩm của nó có thể được ứng dụng để sử dụng khá rộng rãi trên thế giới nhưng lại chỉ có một số nước có điều kiện thời tiết thuận lợi có khả năng trồng được cao su. Hầu hết các nước này tập trung ở Đông Nam Á và Trung Mỹ .

 Diện tích đất trồng chưa khai thác tại Việt Nam, Lào, Campuchia còn nhiều: Tại Việt Nam, hiện tại còn khá nhiều vùng đất có thể trồng cây và lập lên các đồn điền cao su. Ngoài ra chúng ta còn hợp tác với nước bạn Lào Và Campuchia để lập các đồn điền cao su trên nước bạn. Đây là một lợi thế không nhỏ cho ngành cao su Việt Nam nhất là trong bối cảnh quỹ đất trên thế giới ngày càng hạn hẹp.

 Nguồn lao động nông nghiệp của Việt Nam dồi dào và rẻ: Một điểm mạnh khác của Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp đó là nguồn nhân lực của chúng ta khá dồi dào và rẻ. Với việc 70% giá thành của

sản phẩm ngành cao su là chi phí nhân công lao động thị lợi thế trên của Việt Nam là một điểm mạnh lớn cho quá trình cạnh tranh và tồn tại của ngành.

 Ngành cao su luôn được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ: Do là 1 trong bảy ngành có kim ngạnh xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay. Ngành cao su luôn được sự quan tâm nâng đỡ đặc biệt của chính phủ như về chính sách thuế, trợ cấp cũng như cấp tín dụng. Đặc biệt trong bối cảnh lạm phát hiện tại thì việc phát triển chú trọng xuất khẩu là một trong những yêu tiên hàng đầu của chính phủ.

 Việt Nam là một trong những nước lớn về xuất khẩu cao su và có nhiều kinh nghiệm trong ngành này: Là một trong những nước có điều kiện khí hậu thuận lợi và có những đồn điền cao su lâu đời được lập nên từ thời kì thực dân phong kiến. Việt Nam có khá nhiều kinh nghiệm quý báu trong ngành cao su. Mới đây chúng ta được mời vào hiệp hội cao su quốc tế (IRCO). Đây là một điều đáng tự hào nó khẳng định vị thế của cao su Việt Nam trên thị trường quôc tế khiến ý kiến của chúng ta có trọng lượng hơn.

3.2.2.2. Điểm yếu

 Sản lượng cao su Việt Nam có thể rât dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết như thiên tai lũ lụt. Chỉ cần thời tiết không thuận lợi một chút , sản lượng của ngành cao su có thể giảm khá nhiều. Năm vừa qua là một năm với mùa đông rất khắc nghiệt khiến cho sản lượng ba tháng đầu năm nay giảm mạnh so với cùng kì năm trước.

 Sự chủ động về sản lượng về giá cả cung ứng kém: đây là điểm yếu chung của hầu hết các ngành hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Do không chủ động được về mặt cung cầu. Hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đểu gặp khó khăn này khi các đối tác phía cầu ép giá vào các thời kì được mùa. Các doanh nghiệp không có nhiều lựa chọn phải bán rẻ sản phẩm của mình. Do vậy mới có hiện tượng có những năm được mùa mà doanh thu còn kém hơn những năm mất mùa. Ngược lại vào những năm

mà giá cả thành phẩm nông nghiệp tăng thì các doanh nghiệp lại đạt được sản lượng tương đối thấp.

 Thị trường cao su của Việt nam thiếu đa dạng, chủ yếu tập trung vào thị trường Trung Quốc: Thị trường Trung Quốc là một thị trường hết sức nhạy cảm, biến động khôn lường. Họ luôn có những chính sách nhằm kiểm soát gây khó khăn cho bên đối tác là các nhà cung ứng Việt Nam. Việc tập trung phần lớn thị phần là tại Trung Quốc rất dễ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát với thị trường.

 Quỹ đất hiện đang khai thác đang dần bị thu hẹp: Cứ sau mỗi năm tổng kết, quỹ đất đang khai thác trồng cây cao su (không kể những đồn điền trong dự án khai thác mới) ngày càng ít đi do sự mở rộng của khu vực đất ở và đo nhiều lý do khác. Đây cũng là một yếu tố làm cho sản lượng của ngành cao su giảm.

 Công nghệ chế biến kém: Hiện chỉ dừng lại ở mức sơ chế: Nếu xét tổng thể quy trình giá trị của ngành cao su bao gồm trồng cây lấy mủ, chế biến mủ thành phẩm, sản xuất các hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm thì Việt Nam mới chỉ làm được 2 bước đầu là trồng cây lấy mủ và chế biến mủ. Rõ ràng việc này lãng phí rất nhiều nguồn lực của chúng ta.

 Chất lượng sản phẩm chưa được tốt: Do công nghệ và tiêu chuẩn chất lượng kém nên sản phẩm mủ chế phẩm của Việt Nam không được đánh giá cao trên thị trường quốc tế.

3.2.2.3. Cơ hội

 Sản lượng xuất khẩu tăng mạnh: Do dầu mỏ luôn giữ ở mức cao thời gian vừa qua, đẩy chi phí và giá thành của CSTH lên cao => lượng cầu CSTN trên thị trường thế giới tăng mạnh hơn dự đoán của nhiều tổ chức trước đó ( hiện tại mức cầu CSTN đã đạt 9.7 triệu tấn trong khi theo dự đoán của IRSG thì đến năm 2010 con số này mới đạt 9.6 triệu tấn ) đặc biệt tại thị trường Trung Quốc lượng cầu CSTN hiện tại rất lớn ( mức cầu của các đối tác Trung Quốc đang ở mức 1000- 1500 tấn / ngày, nhưng thực tế khối

lượng chỉ đáp ứng được 700 – 800 tấn /ngày. Đây là cơ hội lớn cho các ngành cao su Việt Nam gia tăng sản lượng xuất khẩu.

 Giá CSTN tăng mạnh: Giá cả CSTN trên thế giới tăng nhanh do có sự điều chỉnh về cung cầu. Giá CSTN xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái tăng thêm 500 tệ/tấn so với tháng trước giữ tại mức 19.700 tệ/tấn (cao nhất trong 16 tháng qua), kì vọng trong năm nay kim ngạch xuất khẩu ngành cao su Việt Nam sẽ tăng mạnh

 Nơi đầu tư trong thòi kì lạm phát: Với việc lạm phát duy trì ở mức cao, hầu hết các ngành trong nền kinh tế quốc dân đều bị ảnh hưởng do chi phí bị đẩy lên quá cao thì ngành cao su lại không quá bị ảnh hưởng bởi yếu tố chi phí đẩy

 Dự báo giá cao su tự nhiên sẽ còn tăng mạnh: Các nước có sản lượng xuất khẩu cao su cao trên thê giới như Thái Lan, Malay đang trong

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động phân tích ngành ở chi nhánh trần bình trọng (Trang 56 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w