Phát triển công nghiệp chế biến hàng nông sản theo hướng mớ

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO (Trang 103 - 107)

2. Định hướng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam 1 Định hướng chiến lược phát triển hàng nông sản xuất khẩu

2.2.Phát triển công nghiệp chế biến hàng nông sản theo hướng mớ

Với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay, cần phát triển công nghiệp chế biến hàng nông sản gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và gắn với thị trường tiêu thụ trong nước, thế giới và vùng nguyên liệu để phát triển những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh. Đặc biệt khi đầu tư, xây dựng, nâng cấp các cơ sở chế biến phải đảm bảo yêu cầu công nghệ hiện đại,

thiết bị tiên tiến, nhằm tăng cao chất lượng sản phẩm cũng như đem lại sự phát triển bền vững, hiệu quả cho ngành công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường sinh thái. Việc phát triển công nghiệp chế biến hàng nông sản cũng phải gắn chặt với các chiến lược phát triển kinh tế, xã hội; phù hợp với chiến lược xuất khẩu…

Điều tra đánh giá thực trạng của ngành công nghiệp chế biến nông sản, phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế những thuận lợi khó khăn của ngành như thị trường tiêu thụ , thiết bị công nghệ, vốn đầu tư, lao động, đồng thời đánh giá năng lực thế mạnh, tiềm năng sản xuất của ngành.

Định hướng phát triển: Mục tiêu chung:

Phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản ( kể cả chế biến cao su) đạt tỷ lệ tăng trưởng cao hơn tỷ lệ trung bình của toàn ngành công nghiệp và tỷ trọng công nghiệp chế biến nông sản chiếm từ 34% năm 2006 lên trên 36% giá trị ngành công nghiệp trên điạ bàn cả nước..

Mục tiêu xuất khẩu: đưa tỷ lệ sản phẩm nông sản chế biến xuất khẩu chiếm tỷ lệ 15% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành công nghiệp.

Đưa tỷ lệ nông sản qua chế biến công nghiệp từ 70% - 80% sản lượng nông sản trên địa bàn.

Thu hút lao động tại các cơ sở chế biến nông sản tăng từ 24600 người hiện nay lên 30000 người vào năm 2008.

Định hướng phát triển các lĩnh vực chế biến:

Định hướng các lĩnh vực chế biến nông sản theo các nội dung sau: Định hướng sản phẩm sản lượng sản xuất.

Định hướng phát triển nguồn nguyên liệu nông sản. Định hướng đầu tư phát triển.

Giải pháp thực hiện:

Quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu, đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong đó trọng tâm cho công tác giống và áp dụng các tiến bộ

sản, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến từng bước tham gia thị trường xuất khẩu.

Từng bước đổi mới kỹ thuật và công nghệ chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, tạo thị trường cho nông sản, đề từng bước hoà nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ: Thực hiện tốt biện pháp kích cầu trong tiêu dùng và sản xuất nhằm mở rộng thị trường trong nước. Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tích cực tiếp cận thị trường quốc tế như giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, tham gia hội chợ quốc tế…nhằm từng bưóc mở rộng thị trường xuất khẩu.

Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu Có chính sách và biện pháp trong việc thu mua nông sản phẩm nhằm đảm bảo lợi ích của người nông dân để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo sự phát triển ổn định của các vùng nguyên liệu tập trung sản xuất hàng hoá.

Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nhất là tập trung ưu tiên xây dựng đường sá vào các vùng chuyên canh để khuyến khích và thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh ổn định, tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng cho lưu thông hàng hoá nông sản.

Tăng cường kiểm tra và chấn chỉnh hệ thống dịch vụ phục vụ nông nghiệp.

Giao cho Sở Công nghiệp và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng chủ trì phối hợp cùng các ngành, đơn vị liên quan, trên cơ sở đề an được duyệt, xây dựng thành các kế hoạch và chương trình thực hiện trong từng giai đoạn, đồng thời vận dụng các hình thức thích hợp để gọi vốn đầu tư trong nước và tranh thủ tối đa các nguồn vốn bên ngoài thực hiện đề án.

Hiện nay, công nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam còn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, tỷ trọng nông sản chế biến trong tổng sản lượng sản xuất còn rất thấp. Vì vậy, trong những năm tới Việt Nam cần phải phát triển công nghiệp chế biến nông sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng của nông sản và thu hẹp tình trạng xuất khẩu sản phẩm thô, đồng thời tạo nên thị trường nội địa to lớn và ổn định cho sản xuất nông nghiệp. Mục tiêu phát triển đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020:

Khẩn trương xây dựng các ngành hàng chế biến có sức cạnh tranh cao, chú trọng đẩy mạnh chế biến các nông lâm sản có lợi thế so sánh trên thị trường thế giới như thóc gạo, chè, cà phê. Phấn đấu đến năm 2010, tổng sản lượng thóc được chế biến 100%, trong đó chế biến quy mô công nghiệp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu đạt 55%, tới năm 2020 đạt 60 - 65%. Đối với cà phê, đến năm 2010 tăng tỷ lệ cà phê chế biến theo phương pháp ướt đạt 30%, chế biến cà phê bột đạt 10%. Con số này sẽ nâng lên 20% vào năm 2020.

Một số mặt hàng khác như điều, mía đường, giấy, gỗ, lâm sản... cũng cần chú trọng tăng tỷ trọng sản phẩm đã qua chế biến và tính chủ động trong sản xuất chế biến. Phấn đấu đến năm 2010 giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân/năm là 10.7% và định hướng đến năm 2020 là 11.7%. Theo đó, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt khoảng 11 tỷ USD và đến năm 2020 đạt khoảng 16.5 USD.

Với tiềm năng to lớn về đất đai, khí hậu thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào nên triển vọng sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong những năm tới rất sáng sủa. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác được tiềm năng đó một cách tốt nhất để vừa giải quyết nhu cầu lương thực trong nước vừa tăng khối lượng kim ngạch xuất khẩu nông sản tạo thêm tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. Đảng và Nhà nước ta luôn coi Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, dành ưu đãi đầu tư trong và ngoài nước cho lĩnh vực sản xuất nông sản, nhất là hàng nông sản xuất khẩu. Thấy được tầm quan trọng của việc xuất khẩu hàng nông sản cho nên Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chủ trương, chính sách kinh tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản:

Nhà nước có chủ trương khuyến khích xuất khẩu hàng hóa từ nguyên liệu thô sang hàng hóa chề biến có chứa hàm lượng lao động kỹ thuật cao, có giá trị lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy, đối với các doanh nghiệp làm xuất nhập khẩu cần tranh thủ mọi nguồn vốn, đầu tư xây dựng cơ bản, trang thiết bị máy móc hiện đại, dây truyền công nghệ phù hợp để tạo ra những sản phẩm tốt, có giá trị cao để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đối với thị trường xuất khẩu ta chủ trương lấy thị trường EU, Braxin, Nhật Bản, Singapore, ASEAN, Trung Quốc, Mỹ làm thị trường xuất khẩu chính. Ngoài ra, các công ty cần phải không ngừng mở rộng thị trường, tiến hành hợp tác liên doanh với các công ty nước ngoài về sản xuất, chế biến hàng nông sản, để có hàng nông sản chất lượng cao, mẫu mã phong phú. Từ đó công ty học hỏi thêm kinh nghiệm kinh doanh, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến.

Nhà nước cùng các doanh nghiệp tham gia vào việc tìm kiếm thị trường nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu, đồng thời Nhà nước cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực sản xuất, chế biến hàng nông sản. Các doanh nghiệp này phát triển sẽ thu hút được nhiều lao động, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần cùng Nhà nước giải quyết tình trạng thất nghiệp.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO (Trang 103 - 107)