Chƣơng III giới thiệu về phần mềm mô phỏng opnet và sử dụng công cụ mô phỏng này để đánh giá ảnh hƣởng của một số kỹ thuật tránh nghẽn và quản lý nghẽn. Thông qua mô phỏng về kỹ thuật quản lý nghẽn ta thấy mỗi một kỹ thuật quản lý nghẽn đƣợc đƣa ra để nhằm đạt một mục tiêu riêng cho mỗi loại lƣu lƣợng. Vì vậy trong hệ thống mạng thực tế cần có chiến lƣợc sử dụng hàng đợi phù hợp để đạt hiệu quả sử dụng mạng cao. Độ dài hàng đợi có ảnh hƣởng đến trễ của các loại lƣu lƣợng. Để giảm trễ do hàng đợi cần sử dụng hàng đợi tích cực để giảm trễ. Trong chƣơng này cũng mô phỏng về kỹ thuật chính sách lƣu lƣợng. Kỹ thuật này thƣờng đƣợc nhà cung cấp dịch
Sinh viên: Trần Năng Lực – Lớp: D06VT1 57
vụ sử dụng để giám sát lƣu lƣợng đến của khách hàng, đối với mỗi lƣu lƣợng của khách hàng có thể áp dụng những chính sách khác nhau.
KẾT LUẬN CHUNG
Trong tƣơng lai mạng IP đang chiếm ƣu thế trên thị trƣờng viễn thông thế giới. Đồ án “Chất lƣợng dịch vụ mạng IP” đƣa ra khái niệm và một số vấn đề trong việc thực thi chất lƣợng dịch vụ trong hệ thống mạng IP. Đồ án gồm 3 chƣơng:
Chƣơng I: Giới thiệu chất lƣợng dịch vụ. Trong chƣơng này đƣa ra các khái niệm về chất lƣợng dịch vụ của ITU và ETSI. Cả ITU và ETSI đều sử dụng định nghĩa trong E.800 của ITU: “ Chất lượng dịch vụ (QoS) là tập hợp những ảnh hưởng trong quá trình thực hiện dịch vụ, những ảnh hưởng đó xác định mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ”. Từ định nghĩa về chất lƣợng dịch vụ mà với mỗi hƣớng nghiên cứu có thể sử dụng theo các quan điểm khác nhau, thay đổi từ mức độ cảm nhận của ngƣời dùng đến tập các tham số ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ. ITU và ETSI cũng đƣa ra một số phân lớp dịch vụ. Mỗi phân lớp dịch vụ có những đặc điểm riêng, và cần yêu cầu một chất lƣợng dịch vụ riêng. ITU đã đƣa ra một số tham số để đánh giá chất lƣợng mạng IP trong Y.1540 đối với từng dịch vụ trong Y.1541. Chƣơng I xem xét chất lƣợng dịch vụ mạng khi thoại và dữ liệu đƣợc hợp nhất trong một hạ tầng mạng duy nhất là mạng IP. Cuối chƣơng I đƣa ra 3 bƣớc để thực hiện chất lƣợng dịch vụ cho một mạng IP.
Chƣơng II: Thực thi QoS. Trong chƣơng này đƣa ra 3 mô hình để thực thi chất lƣợng dịch vụ: mô hình best-effort, mô hình DiffServ, mô hình IntServ. Mô hình best- effort đang đƣợc sử dụng cho internet ngày nay. Mô hình DiffServ có đƣợc nhiều ƣu điểm hơn so với hai mô hình best-effort và mô hình IntServ. Mô hình Diffserv dễ dàng mở rộng, có thể đƣợc áp dụng cho một mạng có quy mô lớn. Mô hình IntServ có thể đảm bảo chất lƣợng dịch vụ cho các dịch vụ khác nhau nhƣng khó khăn trong việc mở rộng, thực thi trong một mạng lớn. Khó khăn lớn nhất trong thực thi mô hình DiffServ là thực hiện thực thi đồng nhất các chính sách trong toàn mạng. Có nhiều kỹ thuật để thực thi chất lƣợng dịch vụ nhƣng có 4 kỹ thuật đƣợc sử dụng nhiều là: kỹ thuật phân loại và đánh dấu, kỹ thuật quản lý nghẽn, kỹ thuật sử dụng chính sách lƣu lƣợng và định hình lƣu lƣợng. Kỹ thuật phân loại và đánh dấu giúp cho thiết bị mạng phân loại đƣợc lƣu lƣợng và nhận dạng đƣợc kiểu hành vi áp dụng đến gói đó. Kỹ thuật quản lý
Sinh viên: Trần Năng Lực – Lớp: D06VT1 58
nghẽn sử dụng dùng để lập lịch các gói khi đầu ra bị nghẽn. Kỹ thuật quản lý nghẽn sử dụng hàng đợi để lập lịch ví dụ nhƣ hàng đợi FIFO, PQ, WFQ… Mỗi hàng đợi đƣợc thiết kế cho một loại lƣu lƣợng xác định. Ngoài việc quản lý nghẽn còn có thể sử dụng các phƣơng pháp tránh nghẽn để giảm nghẽn trong mạng ví dụ nhƣ sử dụng giao thức TCP, hay sử dụng RED, WRED. Kỹ thuật chính sách lƣu lƣợng đƣợc sử dụng để đo kiểm xem lƣu lƣợng của khách hàng đến nhà cung cấp dịch vụ có vƣợt quá tốc độ đã đƣợc thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ hay không. Nếu lƣu lƣợng là vƣợt quá so với thỏa thuận thì lƣu lƣợng đó có thể bị loại bỏ hay đƣợc đánh dấu với mức ƣu tiên nhỏ hơn. Kỹ thuật định hình lƣu lƣợng đƣợc sử dụng để thay đổi tốc độ luồng lƣu lƣợng vào đến một tốc độ luồng đầu ra bằng phẳng.
Chƣơng III: Đánh giá một số ảnh hƣởng đến thực thi QoS thông qua phần mềm mô phỏng Opnet. Trong chƣơng này giới thiệu về phần mềm opnet, cách thiết lập một số kịch bản đơn giản. Thông qua các kịch bản này đánh giá hiệu quả sử dụng của một số kỹ thuật thƣờng đƣợc sử dụng để đảm bảo chất lƣợng dịch vụ. Chƣơng III xem xét đánh giá ảnh hƣởng của kỹ thuật lập lịch, tránh nghẽn đến các loại lƣu lƣợng khác nhau. Trong chƣơng này cũng mô phỏng kỹ thuật chính sách lƣu lƣợng thƣờng đƣợc nhà cung cấp dịch vụ sử dụng để đo lƣờng tốc độ lƣu lƣợng của khách hàng.
Đồ án “ Chất lƣợng dịch vụ mạng IP” chỉ mới chỉ đƣợc xem xét ở mức cơ bản về chất lƣợng dịch vụ mạng IP. Đối với mỗi vấn đề cần xem xét, nghiên cứu sâu hơn. Trong phần mô phỏng mới chỉ đƣa ra đƣợc các kịch bản đơn giản để sử dụng đánh giá về mặt trực quan chƣa thực sự đánh giá đúng mức ảnh hƣởng đối với một hệ thống mạng IP thực tế đối với từng loại lƣu lƣợng. Với những kiến thức cơ bản trên hi vọng trong tƣơng lai em có thể sử dụng phần mềm Opnet để mô phỏng hệ thống mạng IP trong thực tế qua đó đánh giá chất lƣợng dịch vụ mạng IP trong thực tế.
Sinh viên: Trần Năng Lực – Lớp: D06VT1 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kun I.Park, QoS in packet networks, Springer, 2005.
2. Mario Morchesem, QoS over heterogeneous networks, Wiley, 2007.
3. Cisco systems Inc, Cisco application analysis solution standard models user guide, Cisco, 2005.
4. Cisco systems Inc, Implementing Cisco QoS v2.2, volume 1, 2, Cisco, 2006. 5. Ths. Hoàng Trọng Minh, Ths. Nguyễn Thanh Trà, Kỹ thuật chuyển mạch 1,
Học viện công nghệ bƣu chính viễn thông, 2007.
6. Ths. Nguyễn Văn Đạt, Ts. Nguyễn Tiến Ban, Ths. Dƣơng Thanh Tú, Ths. Nguyễn Thị Thu Hằng, KS. Lê Sỹ Đạt, Quản lý mạng viễn thông, Học viện công nghệ bƣu chính viễn thông, 2007