Hình 3.1 Vấn đề về nút tương đương

Một phần của tài liệu Giao thức định tuyến GAF trong WSN (Trang 38 - 40)

GAF cố gắng giữ kết nối mạng bằng cách giữ một nút đại diện luôn luôn ở trạng thái hoạt động cho mỗi khu vực trong lưới ảo của nó. Các kết quả mô phỏng chỉ ra rằng GAF sử dụng ít nhất về thời gian trễ và mất gói cũng như giao thức định tuyến ad hoc thông thường và tăng thời gian sống của mạng bằng cách tiết kiệm năng lượng. Mặc dù GAF là giao thức dụa trên vị trí, nó cũng được xem như là giao thức phân cấp nơi mà các cụm dựa trên vị trí địa lý. Trong mỗi vùng lưới riêng biệt, một nút đại diện hoạt động như là nút chỉ huy truyền dẫn dữ liệu tới các nút còn lại. Tuy nhiên nút chỉ huy này không làm bất cứ sự tập hợp hay kết hợp nào như trong các trường hợp của các giao thức phân cấp khác.

2.2.3 GEAR

Giao thức có tên gọi định tuyến dựa trên năng lượng và địa lý (GEAR - geographic and energy-aware routing) này sử dụng việc nhận biết năng lượng và các thông báo về địa lý các nút hàng xóm để lựa chọn phỏng đoán định tuyến một gói tin tới khu vực đích. Ý tưởng này hạn chế số lượng các thông báo so với giao thức khuếch tán có định hướng (Directed Diffusion) bằng cách chỉ xem xét một khu vực nhất định thay vì gửi các thông báo tới toàn mạng. Giao thức GEAR phức tạp hơn Directed Diffusion ở điểm này và do đó bảo quản được nhiều năng lượng hơn.

Trong GEAR, mỗi nút giữ một chi phí ước lượng (estimated cost) và một chi phí nghiên cứu(learning cost) của việc tìm kiếm đích qua các hàng xóm của nó. Chi phí ước lượng này là sự kết hợp của năng lượng còn dư và khoảng cách đến đích. Chi phí nghiên cứu là một sự chính xác hóa của chi phí ước lượng mà giải thích cho việc định tuyến xung quanh các lỗ trong mạng. Lỗ này xảy ra khi một nút không có

bất cứ hàng xóm nào gần với khu vực đích hơn so với chính nó. Nếu không có lỗ nào ở đây, chi phí ước lượng sẽ bằng với chi phí nghiên cứu. Chi phí nghiên cứu này được lan truyền trở lại một trạm mỗi lần một gói đi đến đích để định tuyến thiết lập cho gói tiếp theo sẽ được điều chỉnh.

Có hai pha trong thuật toán này:

1. Chuyển tiếp gói tin tới khu vực đích: Khi nhận được một gói tin, một nút kiểm tra các nút hàng xóm của nó để xem nếu có một hàng xóm mà gần đích hơn chính nó. Nếu có nhiều hơn một nút, hàng xóm gần đích nhất được lựa chọn là trạm tiếp theo. Nếu tất cả các nút khác đều xa hơn chính nút đó, điều này nghĩa là có một lỗ. Trong trượng hợp này, một trong những nút hàng xóm được chọn để chuyển tiếp gói tin dựa trên hàm chi phí nghiên cứu. Sự chọn lựa này có thể được cập nhập theo sự hội tụ của chi phí nghiên cứu trong suốt quá trình chuyển gói.

2. Chuyển tiếp gói bên trong khu vực: Nếu gói đi được tới một khu vực, nó có thể khuếch tán trong khu vực đó bằng cách chuyển tiếp địa lý đệ quy hoặc tràn ngập có hạn chế (restricted flooding). Sự tràn ngập có hạn chế là tốt khi các cảm biến không triển khai dày đặc. Trong các mạng có mật độ cao, sự tràn ngập địa lý đệ quy có hiệu quả năng lượng nhiều hơn so với tràn ngập có hạn chế. Trong trường hợp đó, khu vực này được chia thành bốn vùng con và bốn bản sao của gói được tạo ra. Quá trình phân chia và chuyển tiếp này tiếp tục cho đến khi các khu vực này chỉ có một nút mới ngừng. Một ví dụ được mô tả trong hình 2.7.

Một phần của tài liệu Giao thức định tuyến GAF trong WSN (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w