II. Trình độ chuyên môn
Thủy Nguyên giai đoạn 2007 2015 3.1 Phương hướng
3.3.7.1. Giải pháp về thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt. Nó đòi hỏi các HTX phải nghiên cứu tìm hiểu, nắm bắt được nhu cầu thị trường để có thể tồn tại và phát triển. Thị trường là yếu tố quyết định quy mô của sản xuất. HTX cần tìm hiểu cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ của mình, từ đó tìm được thị trường đảm bảo doanh thu, lợi nhuận của HTX. Thị trường đầu vào là tập hợp các cá nhân, tổ chức mua và bán các tư liệu sản xuất đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thuế, giống phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh ra sản phẩm. Thị trường đầu ra là thị trường phần lớn để tiêu dùng phần lớn nông sản hàng hoá do các HTX sản xuất ra. HTX cần nghiên cứu thị trường đầu vào để nhằm mục đích mua được các yếu tố đầu vào với giá rẻ, chất lượng, làm giảm chi phí đầu vào từ đó tiết kiệm được vốn đầu tư, có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất. Một thị trường đầu ra hợp lý là thị trường có giá cả ổn định, hợp lý, đảm bảo lợi nhuận cho HTX.
Cho đến nay, các HTX mới chỉ chú trọng thị trường đầu vào mà bỏ quên thị trường đầu ra. Trong thời gian tới cần có biện pháp chú trọng thị trường đầu ra, mở rộng thị trường tiêu thụ, chế biến nông sản hàng hoá cho HTX. Làm được diều này có nghĩa là các HTX đã tìm được thị trường tiêu thụ nông sản cho mình, qua đó thu lại được nguồn vốn đầu tư, đảm bảo được vòng chu chuyển của vốn lưư động, có vốn để tiếp tục quá trình sản xuất sau đó.
Thực tế trên địa bàn huyện, do nhận thức hạn chế và ít tiếp xúc với thông tin nên sự hiểu biết của một số cán bộ và người dân về thị trường còn hạn chế, thụ động. Phần lớn các HTX làm ăn thua lỗ là do họ chưa hiểu rõ và chưa quan tâm đến vấn đề thị trường. Khi họ nhận thức được thì đã mất một thời gian tương đối dài, do đó mất đi ưu thế cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác, đánh mất những cơ hội kinh doanh quý báu. Đây là mặt hạn chế rất lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của HTX.Các cấp chính quyền cần có kế hoạch mở rộng nhận thức cho các cán bộ HTX, từ đó cán bộ HTX tiến hành tiếp xúc, trao đổi với người dân, xã
viên, truyền đạt những kiến thức và thông tin cần thiết đến cho họ, giúp họ hiểu rõ hơn vấn đề thị trường hiện nay, tạo điều kiện cho họ có đủ khả năng nhận thức được tác động của quy luật cạnh tranh trên thị trường, từ đó có trách nhiệm hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
HTX cần tìm hiểu, đề đạt ý kiến với các cấp có thẩm quyền để giành lấy những ưu đãi về thị trường như vấn đề cung cấp thị trường, bảo trợ nông sản, ưu đãi về thuế, quan hệ mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
* Cần bổ sung ngành nghề dịch vụ mới do nhu cầu của hộ xã viên tr ên địa bàn và thị trường:
Hiện nay trên địa bàn, số HTX dịch vụ đa chức năng còn hạn chế(.8 HTX). Cần tiến hành rà soát ngành nghề kinh doanh dịch vụ của HTX, khuyến khích mở rộng quy mô và các dịch vụ kinh doanh theo hướng tổng hợp, khuyến khích dịch vụ đầu ra, dịch vụ tín dụng, ký hợp đồng với hộ nông dân theo quyết định 80/ QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản theo hợp đồng.
- Dịch vụ tiêu thụ nông sản và chế biến nông sản: hiện dịch vụ này chưa xuất hiện trên địa bàn. Đây là dịch vụ mà hộ xã viên, nông dân có yêu cầu cấp thiết, là biện pháp quan trọng nhất để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất nông sản hàng hoá song các HTX nông nghiệp laị chưa làm được. Để tạo điều kiện cho HTX nông nghiệp thực hiện dịch vụ này, Sở nông nghiệp & PTNT, phòng nông nghiệp & PTNT huyện Thuỷ Nguyên cần:
+ Nghiên cứu về thông tin tiêu thụ nông sản trong nước và ngoài nước về tiêu chuẩn, quy mô, mẫu mã , giá cả, chính sách xuất khẩu, bí quyết công nghệ, cách tiếp cận, thủ tục buôn bán, từ đó giúp các HTX nông nghiệp nắm thông tin và chủ động tìm tạo thị trường.
+ Xây dựng điểm một số HTX nông nghiệp có khả năng làm dịch vụ thị trường, có đầu tư hỗ trợ của tổ chức quốc tế và nhà nước, từ các điểm đó tiến hành nhân ra diện rộng.
+ Xây dựng các trung tâm thương mại, tạo điều kiện cho HTX nông nghiệp có địa điểm để giới thiệu, buôn bán nông sản; cấp đất cho HTX xây hoặc cho thuê đất.
+ Nâng cao dịch vụ đáp ứng việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng chất lượng sản phẩm bằng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến và việc cung ứng vật tư, giống cây con có chất lượng cao và giá thành hạ cạnh tranh với thị trường trong nước và ngoài nước.
+ Quy hoach vùng cây con tập trung để tạo ra khối lượng mặt hàng có quy mô khá, khắc phục hiện tượng phân tán hiện nay.
- Dịch vụ vốn vay: Vốn là một yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh doanh và thực tế hiện nay, nhu cầu vốn vay của bà con nông dân là rất lớn nhưng lại gặp nhiều khó khăn. HTX nông nghiệp có ưu thế cạnh tranh về dịch vụ cho vay vốn do tiếp nhận nguồn vốn cho vay hoặc nhận uỷ thác từ các tổ chức tín dụng Nhà nước rồi cho xã viên vay, tiếp nhận vốn vay từ các chương trình dự án chương trình kể cả vốn ưu đãi. Đồng thời HTX nông nghiệp có điều kiện huy động tiền gửi của xã viên, hộ dân cư trên địa bàn. Ngoài ra, HTX nông nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi để cho vay. Những HTX có thuận lợi về địa bàn, sát đối tượng cho vay, thủ tục nhanh chóng đơn giản và có hình thức vay đa dạng có thể cho vay bằng vật tư, phân bón…đến khi thu hoạch.
- Dịch vụ phát triển ngành nghề nông thôn: góp phần duy trì, phát triển các ngành nghề truyền thống, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm sức ép về đào tạo nghề và việc làm cho Nhà nước.
Bên cạnh sự nỗ lực của các HTX nông nghiệp, nhà nước cũng cần có các chính sách hỗ trợ, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm nông
sản hàng hoá, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm và đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của các HTX nông nghiệp tr ên địa bàn.