Một số kiến nghị về giải pháp

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến di cư (Trang 53 - 58)

* Chính sách phát triển bền vững và đồng đều giữa các vùng đô thị và nông thôn.

Sự cân bằng phát triển giữa nông thôn và đô thị là đình hướng và mục tiêu phát triển của một quốc gia. Sự di chuyển hợp lý giữa dân cư đô thị và nông thôn phụ thuộc vào chiến lược và chương trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và phát triến nông thôn.

- Phát triển hợp lý các đô thị loại trung bình

- Phát triển mạnh các loại đô thị nhỏ, thị trấn thị tứ.

-Nhà nước nên tập trung đầu tư cho hệ thống giao thông liên vùng, liên tỉnh được tốt, đồng thời khuyến khích phát triển khắp nơi cùng hệ thống bảo hiểm tốt, như thế đô thị sẽ không còn là nơi hấp dẫn mạnh mẽ người di cư tìm việc làm và mưu cầu cuộc sống tốt hơn.

* Những giải pháp cụ thể đối với người lao động tự do nông thôn – đô thị.

- Đối với những người lao động tự do nông thôn ra thành phố tìm việc làm theo thời vụ thì nên quản lý theo các điểm sau:

+ Đăng ký, quản lý theo chế độ tạm trú và lập phiếu đăng ký lao động. + Tổ chức hệ thống văn phòng dịch vụ giới thiệu việc làm cung ứng lao động, thông tin thị trường theo đơn vị quản lý hành chính ở các thành phố nhằm hạn chế và từng bước giải toả các tụ điểm của thị trường lao động tự phát.

+ Phối hợp quản lý các đối tượng hành nghề tự do với chính sách quản lý nhân khẩu, nhà ở, vệ sinh đô thị, trật tự công cộng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tự do hành nghề theo pháp luật.

+ Có biện pháp quản lý hành chính chặt chẽ đối với số người thuộc đối tượng xã hội phức tạp. Khi cần thiết phải xử lý theo pháp luật và buộc họ phải trở lại địa phương.

- Những biện pháp ở nông thôn.

+ Các địa phương có người di dân tự do cần tham gia và giải quyết vấn đề này. Tỉnh cần chỉ đạo huyện, xã nắm chắc phân loại người có kinh tế khá và nghèo, thiếu đói. Cần điều kiện giải quyết vốn vay ngắn hạn và trung hạn cho các hộ gia đình có sức và thù lao lao động nhưng còn thiếu đói do không có vốn.

+ Giúp giống, vốn, kĩ thuật để họ phát triển sản xuất.

+ Các cấp chính quyền phải quản lý chặt chẽ về nhân khẩu, hộ khẩu ở địa phương. Phải có kế hoạch tổ chức sắp xếp sản xuất, tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân. Đối với những xã thuần nông, nghiên cứu thay đổi giống, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng thêm vụ ở những nơi có thể được.

+ Xây dựng các tổ chức kinh tế xoá đói, giảm nghèo, tổ chức sản xuất tiêu thụ sản phẩm cung cấp cây trồng vật nuôi.

KẾT LUẬN

Di cư là một vấn đề lớn trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, có tầm quan trọng quốc gia cũng như liên quan mật thiết đến các địa phương, nơi đi cũng như nơi đến và nó liên quan đến nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến văn hoá, xã hội. Thông qua phân tích thực trạng, nguyên nhân, tác động của di cư ta thấy: Đại bộ phận những người tới các đô thị tìm và làm việc là những người trẻ khỏe, trình độ văn hóa ở cấp 2, 3 là chủ yếu; thường là những người trong độ tuổi lao động. Nguyên nhân chủ yếu khiến họ di cư là do điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu hụt các cơ hội có việc làm và thu nhập quá thấp ở vùng nông thôn. Lực lượng lao động di chuyển này đều thể hiện tính hai mặt tích cực và tiêu cực đối với nông thôn và đô thị trên góc độ lao động việc làm và các vấn đề xã hội khác.

Di chuyển lao động từ nông thôn-thành thị là một hiện tượng có quy luật tự nhiên nên không thể ngăn chặn nó được mà chỉ có thể điều tiết dòng di cư này. Để điều tiết dòng di cư này cần có những chính sách tổng hợp, hợp lý nhằm phát triển một cách đồng đều giữa nông thôn và đô thị.

Để hiểu rõ hơn tình hình di cư thì cần phải xem xét các yếu tố tác động đến quyết định di cư, bằng việc sử dụng mô hình kinh tế lượng ta có thể xem xét các yếu tố nào tác động đến di cư và biến nào không ảnh hưởng. Đánh giá di cư bằng thực nghiệm dễ gặp khó khăn, các biến thường đo lường không chính xác như biến thu nhập, chênh lệch thu nhập giữa các vùng, do vậy mô hình vẫn chưa thể hiện được chính xác so với thực tế. Khi đã có số liệu đầy đủ và quan sát tình trạng di cư trong thời gian tới, ta có thể đánh giá đầy đủ hơn về tình trạng di cư và xây dựng được mô hình phù hợp.

Trong quá trình thực tập, mặc dù có nhiều khó khăn như hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn, bên cạnh đó do hạn chế, sai sót về mặt số liệu thu thập được nhưng do dược sự giúp đỡ tận tình của thầy và cán bộ hướng dẫn thực tập em đã hoàn thành xong báo cáo thực tập tốt nghiệp. Với mô hình em đưa ra và các kết quả thu được từ đề tài sẽ không tránh khỏi được những hạn chế thiếu sót nhất định. Vì vậy em kính mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô giáo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tổng cục Thống kê (2004), Điều tra di cư năm 2004: Những kết quả chủ yếu, Nxb Thống kê, năm 2004.

2. Chương trình nghiên cứu VN-HL, Kết quả nghiên cứu các đề án VNPR tóm tăt báo cáo khoa học - tập 2, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Vũ Quế Hương, Di dân tự do đến đô thị Hà Nội và ảnh hưởng kinh tế-xã hội của nó, Luận án tiến sĩ địa lý, Hà Nội, năm 2000.

4. Tạp chí Dân số và Phát triển, số 3, năm 2006 (trang 14 – 15). 5. Tạp chí Dân số và Phát triển, số 6, năm 2006 (trang 12 – 15).

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến di cư (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w