Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:

Một phần của tài liệu Bai giang nguyen lý (2) pot (Trang 35)

III. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b. Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:

- Quan điểm siêu hình tuyệt đối hóa cái tất nhiên hoặc cái ngẫu nhiên, hoặc tách rời hai cái với nhau. Nếu tuyệt đối hóa cái tất nhiên sẽ dẫn đến thuyết định mệnh. Nếu tuyệt đối hóa cái ngẫu nhiên, sẽ dẫn đến phủ nhận quy luật khách quan, phủ nhận khoa học.

- Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định rằng:

+ Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan trong hiện thực và đều có vai trò nhất định đối với sự phát triển của sự vật và hiện tượng, trong đó tất nhiên giữ vai trò quyết định.

+ Tất nhiên và ngẫu nhiên là hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập. Không có tất nhiên thuần túy và ngẫu nhiên thuần túy. Tất nhiên vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên là biểu hiện một mặt, một khía cạnh của cái tất nhiên.Trong tất nhiên có ngẫu nhiên, trong ngẫu nhiên có tất nhiên.

+ Tất nhiên quy định ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên bổ sung cho tất nhiên. Tuy nhiên, ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên có tính chất tương đối. Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định.

c. Ý nghĩa phương pháp luận

Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ không phải căn cứ vào cái ngẫu nhiên. Tuy nhiên không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, không tách rời cái tất nhiên khỏi cái ngẫu nhiên. Cần xuất phát từ cái ngẫu nhiên để đạt đến cái tất nhiên và khi dựa vào cái tất nhiên phải chú ý đến cái ngẫu nhiên.

Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau vì vậy cần tạo ra những điều kiện nhất định để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển hóa của chúng theo mục đích nhất định.

Một phần của tài liệu Bai giang nguyen lý (2) pot (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w