Phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp :

Một phần của tài liệu luận văn hệ thống kế toán với phương pháp xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm (Trang 26 - 34)

2.3.1 Chức năng, kết cấu, nội dung của Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ :

 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn :  Bảng cân đối kế toán :

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định.

Nội dung :

- Nội dung của bảng cân đối kế toán thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản.

- Các chỉ tiêu được phân loại sếp thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể và được mã hóa để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu cũng như việc xử lý trên máy tính.

Kết cấu : Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần - Phần Tài sản :

Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối kỳ kế toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh.

- Phần Nguồn vốn :

Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của công ty. Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Bảng phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn :

Chỉ tiêu 31/12/2008 30/09/2009 Chênh lệch ngh.đ tỷ lệ (%) ngh.đ tỷ lệ (%) ngh.đ tỷ lệ (%) TÀI SẢN 5,896,645 100% 28,901,926 100% 23,005,281 390.14% A.Tài sản ngắn hạn 4,689,645 79.53% 27,850,176 96.36% 23,160,531 493.87% I. Tiền 4,113,931 69.77% 5,243,753 18.14% 1,129,822 27.46%

II. Các khoản phải thu 110,155 1.87% 18,959,482 65.60%

18,849,32

7 17111.64%

III. Hàng tồn kho 189,673 3.22% 2,871,239 9.93% 2,681,566 1413.78%

IV. Tài sản lưu động khác 275,886 4.68% 775,702 2.68% 499,816 181.17%

B. Tài sản dài hạn 1,207,000 20.47% 1,051,750 3.64% -155,250 -12.86% I. Tài sản cố định 1,207,000 20.47% 1,051,750 3.64% -155,250 -12.86% NGUỒN VỐN 5,896,645 100% 28,901,926 100% 23,005,281 390.14% A. Nợ phải trả 430,787 7.31% 16,215,17 1 56.10% 15,784,38 4 3664.08% I. Nợ ngắn hạn 105,787 1.79% 16,215,17 1 56.10% 16,109,38 4 15228.13% II. Nợ dài hạn 325,000 5.51% 0 0% -325,000 -100% III. Nợ dài hạn khác 0 0% 0 0% 0 0% B.Nguồn vốn chủ sở hữu 5,465,858 92.69% 12,686,755 43.90% 7,220,897 132.11%

Bảng 2.2 : Bảng phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn. Nhận xét :

 Kết cấu tài sản trong 9 tháng năm 2009 :

Tài sản ngắn hạn tăng 493.87% tương ứng với 23,160,531 nghìn đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng các khoản phải thu lên đến 1711.64% tương ứng với 18,849,327 nghìn đồng và hàng tồn kho tăng 2,681,566 nghìn đồng (1413,87%). Hàng tồn kho và các

khoản phải thu tăng thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp có sự tăng lên.

Tài sản dài hạn của công ty chỉ có tài sản cố định. Tỷ trọng tài sản dài hạn đã giảm từ 20.47% (vào khoảng 1,207 triệu đông) xuống còn 3.64%. Mức giảm này hoàn toàn do chính sách phát triển của công ty đó là tăng đầu tư vào tài sản ngắn hạn, chủ yếu là mua sắm hàng hóa phục vụ cho quá trình kinh doanh, và giảm việc đầu tư vào tài sản cố định. Công ty không đầu tư vào tài chính dài hạn, chứng tỏ doanh nghiệp đang quan tâm đến việc tăng năng lực, mở rộng kinh doanh. Như vậy, chiến lược kinh doanh của công ty trong giai đoạn này : đầu tư theo chiều sâu, tăng sức cạnh tranh là hợp lý.

Ngoài ra quy mô của tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp còn được phản ánh qua các chỉ số :

• Tỷ suất cơ cấu tài sản :

Đầu kỳ :

Cuối kỳ :

Cơ cấu tài sản trong chín tháng năm 2009, tăng từ 3.89 lên 26.48, chứng tỏ doanh nghiệp tăng đầu tư cho tài sản ngắn hạn, như mua hàng hóa, tăng khoản phải thu của khách hàng…

• Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định :

Đầu kỳ :

Cuối kỳ :

Như vậy một đồng đầu tư vào tài sản cố định được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu đầu năm 4.53 đồng tăng lên 12.06 đồng cuối tháng 9.

Tỷ trọng Nợ phải trả trong nguồn vốn của doanh nghiệp tăng từ 7.31% (khoảng 431 triệu) lên tới 56.10% (giá trị lên tới hơn 16 tỷ đồng). Nguyên nhân tăng là do tăng nợ ngắn hạn từ 1.79% ( khoảng 106 triệu đồng) lên tới 56.01% ( trên 16 tỷ đồng), trong đó khoản phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng lớn tăng từ trên 9 triệu đồng đầu năm lên tới gần 16 tỷ đồng vào cuối tháng 9, và thanh toán hết các khoản nợ dài hạn, cho thấy để tăng quy mô kinh doanh, doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn tài sản ngắn hạn tài trợ. Việc tài trợ này đem khó khăn cho công ty, khi giá trị hàng tồn kho và các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng trong một thời gian dài.

Nguồn vốn chủ sở hữu đồng thời cũng tăng 132.11% (tương đương trên 7 tỷ đồng) chủ yếu là do doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng nguồn lực của nội bộ để kinh doanh là chủ yếu.

 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh :

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ, cũng như thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong một kỳ kế toán.

Thu nhập thuần sẽ là kết quả của doanh thu bán hàng thuần trừ đi giá vốn hàng hóa hoặc giá vốn dịch vụ trong cùng kỳ, hay còn gọi là lãi gộp

Thu nhập thuần hoặc lỗ thuần sẽ là kết quả của việc lấy thu nhập gộp từ hoạt động kinh doanh trừ đi những thu nhập khác, ví dụ như thu nhập từ tiền lãi.

Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 9 tháng của năm 2009 :

─ Doanh thu thuần chín tháng năm 2009 tăng trên 15 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2008, tuy con số này không phản ánh chính xác doanh thu cả năm 2009, nhưng điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả.

─ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lên,nhưng không nhiều vào khoảng 140 triệu đồng, tăng 18.05% so với năm 2008. Nguyên nhân là do giá vốn hàng hóa, Chi phí quản lý kinh doanh trong năm 2009 tăng mạnh.

─ Tổng lợi nhuận sau thuế cũng tăng trên 100 triệu, tăng 21.37% so với năm 2008. Điều này cho thấy tuy doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh nhưng giá vốn chiếm tỷ trọng lớn 90.1%, làm cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng không đáng kể.

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ :

Là bảng báo cáo dòng tiền mặt bao gồm dòng tiền ra và dòng tiền vào.

Trong quá trình kinh doanh, khi kinh doanh có lãi công ty sẽ có lượng tiền ra vào nhiều hơn lượng tiền ra. Điều này giúp doanh nghiệp có được khoản dự trữ tiền mặt và phải có chiến lược kinh doanh sao cho khoảng cách giữa dòng tiền vào và ra được nới

rộng và cam đoan với các nhà cho vay, các nhà đầu tư về tình hình khả quan của doanh nghiệp. Bảng báo cáo dòng tiền mặt thông thường gồm có :

─ Dòng tiền vào :

• Các khoản thanh toán của khách hàng cho việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ.

• Lãi từ tiền gửi ngân hàng.

• Lãi suất tiết kiệm và đầu tư.

• Đầu tư của cổ đông ─ Dòng tiền ra :

• Chi mua cổ phiếu

• Chi trả lương, tiền thuê và các chi phí hoạt động hàng ngày.

• Chi mua tài sản cố định : thiết bị văn phòng.

• Chi trả lợi tức.

• Chi trả thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các khoản thuế khác. Có rất nhiều khoản chi trong một kỳ kinh doanh,vì vậy doanh nghiệp luôn trong trạng thái đáp ứng được các khoản chi, tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thnh toán, dẫn tới phá sản doanh nghiệp. Đây là điều tất cả cá công ty đang hoạt động kinh doanh không mong muốn.

2.3.2 Phân tích các chỉ tài chính của công ty : a) Phân tích khả năng thanh toán :

Là mối quan hệ giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn. Nó thể hiện khả năng chuyển đổi của tài sản lưu động thành tiền trong một khoảng thời gian ngắn (dưới 1 năm) để đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ đến hạn trả

STT Chỉ tiêu Công thức Năm 2008 9 tháng đầu

năm 2009 1. Chỉ số hiện hành 44.33 1.72 2. Chỉ số nhanh 42.54 1.54 3. Chỉ số tức thời 37.10 0.15 Bảng 2.3 : Bảng tính các chỉ số thể hiện khả năng thanh toán Nhận xét :

─ Chỉ số hiện hành hay còn gọi là khả năng thanh toán hiện thời của công ty trong chín tháng năm 2009 là rất lớn vào cuối năm 2008 nhưng giảm mạnh vào cuối tháng 9 năm 2009. Tuy nhiên cuối năm 2008 chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như vậy đã có

một số tiền (hoặc tài sản ngắn hạn khác) được dự trữ quá lớn không được tài trợ cho hoạt động kinh doanh, như vậy việc sử dụng vốn không hiệu quả. Đến cuối tháng 9, chỉ số chỉ còn là 1.72, đây được coi là chỉ số hợp lý (thông thường khả năng thanh toán hiện thời bằng 2 được đa số các chủ nợ chấp nhận). Nguyên nhân chính là do trong chín tháng, công ty đã mở rộng sản xuất kinh doanh,và khoản phải thải thu của khách hàng tăng nhanh hơn khoản phải trả người bán.

─ Chỉ số nhanh hay còn gọi là khả năng thanh toán nhanh rất cao vào cuối năm 2008 (42,54 lần) đến cuối tháng 9 năm 2009 giảm xuống còn 1,54 lần. Nhìn chung có sự đột biến này là do, trong năm 2009, công ty mở rộng sản xuất, nên lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền dùng để thanh toán hàng hóa mua vào, làm tăng khoản phải trả cho người bán.Nhưng chỉ số này là 1.54 vẫn là chỉ số cao.

─ Chỉ số tức thời hay còn gọi là khả năng thanh toán tức thời trong chín tháng cũng giảm mạnh, đến cuối tháng 9 năm 2009 chỉ còn là 0.15 lần, đây là tín hiệu báo doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi phải thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tức thời bằng lượng tiền mặt hiện tại.

b. Phân tích khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp :

STT Chỉ tiêu Công thức Năm 2008 9 tháng 2009

1. Vòng quay hàng tồn kho 75.18 10.23 2. Kỳ thu nợ bán chịu 2.09(*) 232.44(*) 3. Vòng quay TSCĐ 11.81 27.92 4. Vòng quay tài sản lưu động 3.04 1.05 5. Vòng quay tổng tài sản 2.42 1.02

Bảng 2.4 : Bảng tính các chỉ số thể hiện khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp Ghi chú : Công thức tính cho kết quả (*) là :

Nhận xét : Khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp là đánh giá hiệu suất, cường độ sử dụng (mức độ quay vòng) và sức sản xuất của tài sản trong một kỳ.

─ Xác định vòng quay hàng tồn kho để biết một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.Vòng quay hàng tồn kho tính tại thời điểm cuối năm 2008 là 75.18 và cuối tháng 9 năm 2009 là 10.23. Nguyên nhân là do lượng vốn đầu tư vào hàng tồn kho cuối tháng 9 năm 2009 nhiều, hơn nữa giá trị hàng hóa tồn kho cao hơn giá trị hàng hóa năm 2008, nên làm giảm vòng quay hàng tồn kho.

─ Kỳ thu nợ bán chịu của công ty cuối tháng 9 tăng đột biến, lên tới 232.44 ngày, như vậy công ty đang bị chiếm dụng vốn, do chính sách bán chịu của công ty là tăng khoản phải thu của khách hàng năm 2008 chỉ là khoảng 110 triệu lên tới gần 19 tỷ đồng vào cuối tháng 9 năm 2009, đây là chính sách bán chịu táo bạo của công ty. ─ Vòng quay tài sản cố định năm 2008 là 11.81 đến cuối tháng 9 tăng lên 27.92.Như

vậy tài sản cố định của doanh nghiệp được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và phát huy hết công suất so với năm 2008. Vòng quay tài sản cố định cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất.

─ Vòng quay tài sản lưu động giảm từ 3.04 lần năm 2008 xuống 1.05 cuối tháng 9 năm 2009. Nguyên nhân chính là do 9 tháng năm 2009, công ty thực hiện chính sách bán chịu cho khách hàng.

─ Vòng quay tổng tài sản đánh giá tổng hợp khả năng quản lý tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp. Chỉ số này giảm từ 2.42 năm 2008, xuống 1.02 tính đến thời điểm cuối tháng 9 năm 2009. Như vậy, chính sách cắt giảm tài sản cố định, và thực hiện chính sách bán chịu táo bạo của doanh nghiệp đã tác động tới tình hình quản lý tài sản lưu động và tài sản cố định của doanh nghiệp. Như vậy, công ty cần có biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, nhằm tránh những trường hợp xấu xảy ra. c. Phân tích khả năng quản lý vốn vay (hay khả năng quản lý nợ):

Bảng tính các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý vốn vay của doanh nghiệp :

STT Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2008 9 tháng -2009

1. Chỉ số nợ 7% 56%

2. Khả năng thanh toán lãi vay

213.91 55.70 3. Khả năng thanh

toán tổng quát

Bảng 2.5 : Bảng tính các chỉ số phản ánh khả năng quản lý nợ

─ Chỉ số nợ và khả năng thanh toán lãi vay của công ty có sự biến động đột ngột. Lý giải cho vấn đề này là : trong năm 2008, công ty sử dụng chủ yếu nguồn vốn nội bộ để tiến hành sản xuất kinh doanh, nhưng đến 9 tháng năm 2009 chỉ tiêu này đều giảm vì công ty đã mạnh dạn vay vốn,đây là cơ sở để có được lợi nhuận cao. Nhưng doanh nghiệp cần có chính sách sử dụng vốn vay hợp lý.

─ Khả năng thanh toán tổng quát của công ty giảm. Nhìn chung, công ty đã có chính sách kinh doanh hợp lý, công ty vẫn có khả năng thanh toán các khoản vay khi các khoản nợ đến hạn trả.

d.Phân tích khả năng sinh lời : Bảng tính các chỉ tiêu sinh lời :

STT Chỉ tiêu Công thức tính 2008 9 tháng – 2009

1. Tỷ suất thu hồi

tài sản (ROA) 9.60% 2.38%

2. Tỷ suất thu hồi

vốn CSH (ROE) 10.35% 5.41%

Bảng 2.6 : Bảng tính các chỉ tiêu sinh lời Ghi chú :

─ Do công ty chỉ nhận vốn góp chủ sở hữu trong năm 2008, và 9 tháng 2009 nên vốn trước cổ tức ưu đãi của doanh nghiệp thực chất là lợi nhuận sau thuế.

Các chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời ROA, ROE đều giảm, như vậy việc kinh doanh của công ty chưa thật sự hiệu quả, chưa đem lại lợi ích cho chủ sở hữu. Nhưng khi xem xét về tính chất và ngành nghề kinh doanh của công ty : các khoản lãi của công ty thu được chủ yếu qua hoạt động lưu thông hàng hóa, vì vậy lợi nhuận đem lại không nhiều. Đây là bước đi thận trọng của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh gần đây.

2.3.3 Đánh giá và nhận xét tình hình tài chính của doanh nghiệp :

Sau khi tìm hiểu và phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp.Em nhận thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp trong chín tháng năm 2009 tốt. Có được như vậy do có chiến lược kinh doanh hợp lý, dẫn đến sự mạnh dạn trong kinh doanh của các cấp quản lý. Tuy nhiên, trong kinh doanh công ty cũng cần có chính sách quản lý các khoản

nợ ( các khoản nợ phải trả, các khoản phải thu). Như vậy công ty sẽ tránh được các rủi ro có thể xảy ra.

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu luận văn hệ thống kế toán với phương pháp xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w