1. Một số nhận định chung:
Chính sách tỷ giá hối đoái hiện nay tuy còn một số hạn chế nhưng rõ ràng đã đem lại nhiều kết quả tích cực cho nền kinh tế phát triển theo hướng mở cửa hội nhập. Xét trên toàn diện các lĩnh vực, việc vận hành chính sách tỷ giá của Chính phủ đã được đánh giá cao bởi các ý kiến trong và ngoài nước. Điều đó đặc biệt có ý nghĩa giữa bối cảnh nền Kinh tế thế giới đầy khó khăn, bởi trong khi nhiều quốc gia lớn phải vật lộn với thực trạng và nguy cơ suy thoái thì Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng khá và ổn định. Trong một hoàn cảnh như vậy thì việc phá giá mạnh đồng nội tệ để chạy theo bất kỳ một mục đích nào cũng là điều rất đáng cân nhắc.
Các nguyên nhân làm tăng tỷ giá thời gian qua là :
- Thứ nhất, đó là hậu quả của nhiều năm điều hành chính sách tỷ giá tách rời quy luật thị trường trong một thời kỳ đóng cửa quá dài. Do đó đồng nội tệ bị đánh giá cao hơn giá trị thực của nó.
- Thứ hai, sự mất cân đối giữa cung - cầu về ngoại tệ do giá USD tăng phổ biến trên thị trường quốc tế (cho đến cuối năm 2001) gây sức ép mạnh mẽ lên tỷ giá trong nước ; hoạt động XK bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái chung của toàn cầu.
- Thứ ba, tình hình thâm hụt cán cân thanh toán chưa được cải thiện: XK gặp nhiều khó khăn về thị trường . Nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất là rất cao.
- Thứ tư, cơ chế quản lý nền Kinh tế còn nhiều bất cập: Chính phủ chưa làm tốt công tác hướng dẫn thị trường; dự trữ ngoại tệ quá mỏng, chưa đủ để điều tiết thị trường ngoại hối trong nước. Nước ta có điểm xuất phát thấp , tụt hậu nhiều năm trên con đường hội nhập nên những khó khăn khi
thực hiện mở cửa nền kinh tế không phải chỉ là vấn đề của riêng tỷ giá, thế và lực của ta còn rất yếu.
- Thứ năm, “ đô la hoá ngày càng diễn biến phức tạp do nhiều nguyên nhân , đặc biệt là tâm lý găm giữ đồng USD chờ tiếp tục lên giá của dân chúng và tâm lý sợ rủi ro tỷ giá, đây là thói quen có tính chất lịch sử do nhiều năm tiền VND liên tục mất giá để lại.
Do vậy, việc phá giá Đồng Việt Nam không phải là phương thuốc hữu hiệu cho sự phát triển chung của nền Kinh tế vì một số lý do sau:
- Một là, phá giá đồng Việt Nam sẽ không cải thiện được cán cân thanh toán . Do chế độ tỷ giá hiện nay không còn là trở ngại chính của XK, các nhà xuất khẩu cần có những cải tiến trong chất lượng sản phẩm, mẫu mã, hạ giá thành và xâm chiếm thị trường tiêu thụ … trước khi đòi hỏi ở cơ chế tỷ giá . Vì cơ chế tỷ giá chỉ phát huy tác dụng tích cực khi có hàng loạt các yếu tố đó hỗ trợ. Hơn thế, phá giá mạnh lại gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước – vốn trong tình trạng tài chính yếu kém lại phải nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị để hiện đại hoá dây truyền sản xuất. Nói cách khác, phá giá thì “XK lợi bất, NK đã cập hại “
- Hai là, các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, theo một cơ chế tương tự, sẽ tăng lên khi quy đổi ra nội tệ nếu tiến hành phá giá.
- Ba là, phá giá mạnh trong điều kiện chưa có sức ép thực sự dữ dội từ phía thị trường sẽ gây tâm lý bất ổn và các xáo trộn toàn diện về Kinh tế.
- Bốn là, chính sách phá giá nhằm chuyển dịch cơ cấu nền Kinh tế, nâng cao tính cạnh tranh chỉ thực sự có hiệu quả khi đi cùng hàng loạt điều kiện khác như: Tư duy đúng đắn về chính sách thương mại hướng về XK; hiểu rõ và tận dụng lợi thế so sánh; thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và quốc tế rộng mở; sự phối hợp đồng bộ với các chính sách vĩ mô khác... Nếu không, việc phá giá có thể gây nhiều hậu quả khôn lường.
Trước những nguyên nhân và hiện trạng phân tích như trên, chính sách tỷ giá hối đoái hiện hành về cơ bản là hợp lý. Tỷ giá có tính chất “bò trườn”, thực chất có thể coi là đang phá giá Đồng Việt Nam dần dần theo diễn biến thị trường mà không gây nên những cú sốc về tỷ giá. Đối với một nền Kinh tế mới hội nhập như Việt Nam thì một chính sách thì chính sách tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước là phù hợp, vì những điều kiện để áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi chưa xuất hiện đầy đủ,trong đó có các yếu tố sau.
+ Các doanh nghiệp chưa thích ứng với sự biến động thường xuyên của thị trường , năng lực quản lý tài chính chưa tốt.
+ Hệ thống NHVN đang trong quá trình đổi mới còn nhiều yếu kém. + Thị trường hối đoái đang trong giai đoạn sơ khai , dự trữ ngoại tệ Nhà nước còn thấp.
+ NHNN chưa có sự phối hợp chặt chẽ các chính sách và các biệp pháp điều hoà cung ứng tiền tệ trong nước , các cá nhân, tổ chức thanh toán qua NH còn ở mức độ thấp.
+ Việc điều chỉnh tỷ giá đúng đắn và hiệu quả của NHNN còn phụ thuộc rát lớn vào chính sách huy động và sử dụng vốn, nhất là vốn nước ngoài.
Tuy nhiên, xét về lâu dài, chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà Nước phải được giảm dần theo thời gian, để tiến tới áp dụng một chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn.