Nâng cao tỷ trọng xuất khẩu qua các sàn giao dịch

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa (Trang 62 - 63)

II. CÁC GIẢI PHÁP

6. Nâng cao tỷ trọng xuất khẩu qua các sàn giao dịch

Xuất khẩu qua sàn giao dịch đã trở nên hình thức giao dịch chính trên thế giới nhưng ở Việt Nam nó còn khá mới mẻ. Vì vậy còn rất nhiều vấn đề cần phải làm để tham gia tốt vào thị trường giao dịch này để khai thác hết những lợi ích của hình thức giao dịch này mang lại.

Vấn đề đầu tiên là phải đào tạo nâng cao kiến thức doanh nghiệp về các nghiệp vụ của các thị trường này. Trong thời gian qua doanh nghiệp đã tham gía vào sàn giao dịch hàng hóa ở NewYork nhưng nhìn chung mới chỉ ứng dụng ở mức độ dựa trên thông tin về giá cả ở các thị trường đó làm căn cứ xác định giá hợp đồng xuất khẩu, và tìm kiếm khách hàng. Thế nhưng những công cụ rủi ro của sàn giao dịch cung cấp cho doanh nghiệp vẫn chưa được doanh nghiệp sử dụng. Vì vậy trong thời gian tới doanh nghiệp cần làm quen với một số nghiệp vụ bảo hiểm cho hợp đồng giao dịch cho mình như sử dụng hợp đồng kỳ hạn hoặc nghiệp vụ tự bảo hiểm ( hedging)

- Giao dịch kỳ hạn( Forward transaction) là giao dịch trong đó giá cả được ấn định vào lúc ký kết hợp đồng nhưng việc giao hàng và thanh toán đều được thực hiện sau một kỳ hạn nhất định, nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc bảo hiểm rủi ro do chênh lệch giá giữa lúc kí hợp đồng với lúc giao hàng. Nghiệp vụ này cũng giống như thực hiện hợp đồng kỳ hạn đối với ngoại tệ như đã trình bày ở trên

- Nghiệp vụ tự bảo hiểm( hedging) là một biện pháp kỹ thuật thường được các nhà kinh doanh sử dụng nhằm tránh những rủi ro do biến động giá cả làm thiệt hại đến số lãi dự tính bằng cách lợi dụng giao dịch khống trong sở giao dịch.

Sử dụng hedging như thế nào?

Một doanh nghiệp ký hợp đồng bán 100 tấn cà phê robusta (20 lot) với mức giá 1200 USD/tấn giao trong tháng 10/2006. Sợ giá sẽ biến động theo chiều hướng tăng, doanh nghiệp quyết định đặt mua qua thị trường LIFFE 20 lot với cùng mức giá 1200 USD/tấn tại thời điểm chốt giá bán cà phê thật. Đến thời điểm giao hàng, giá tăng lên 1250 USD/tấn, thì hàng thật của doanh nghiệp bị lỗ 50 USD mỗi tấn. Thế nhưng trên thị trường kỳ hạn, doanh nghiệp lời tương tự là 50 USD/tấn. Như vậy dù giá lên, doanh nghiệp vẫn không bị lỗ hàng, vẫn đảm bảo doanh thu từ hợp đồng xuất khẩu do lãi của hợp đồng này bù cho lỗ của hợp đồng kia.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w