Các loại đồ hộp chế biến từ thủy sản Đồ hộp thủy sản không gia vị

Một phần của tài liệu tìm hiểu bao bì kim loại (Trang 40 - 42)

Đồ hộp thủy sản không gia vị

* Đồ hộp cá thu không gia vị * Đồ hộp tôm không gia vị * Đồ hộp cua không gia vị

Bao bì kim loại được dùng do có các tính năng như dễ ghép mí chặt và kín, truyền nhiệt dễ dàng thích hợp quá trình thanh trùng sản phẩm. Vì pH của sản phẩm lớn hơn 4,6 nên chọn chế

Nhóm 9

Page 41

độ thanh trùng ở 115-1210C trong khoảng thời gian từ 40 – 105 phút, áp suất cho quá trình thanh trùng ở chế độ này ở 1.3 bar. Thời gian có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật là khoảng 30-40 phút, thời gian còn lại có tác dụng làm mềm sản phẩm.

3.2.4 Sản phẩm đồ uống có gas

Yêu cầu đặc biệt của loại đồ uống này là bao bì phải chịu được lực ép của khí gas.

Trước đây, các lọai đồ uống có gas được đựng trong các hộp thép rất nặng, có thiết diện gần như là hình chữ nhật. Những cái lon này được cấu tạo gồm 3 phần, tức là phần nắp và đáy được gắn vào 1 đọan ống hình trụ ở giữa nhờ máy ép.

Khi các hãng sản xuất vỏ hộp buộc phải quan tâm nhiều hơn đến việc giảm giá thành và bảo vệ môi trường, họ chuyển sang sản xuất những hộp mỏng bằng nhôm. Nhôm mỏng thì có độ bền kém hơn thép. Yêu cầu đặt ra là những chiếc lon được cán thật mỏng mà vẫn đảm bảo chứa được lượng chất lỏng bên trong. Điều này được đáp ứng nhờ cấu tạo của lon.

Phần mỏng nhất và vững nhất của lon là phần nắp và được gắn hơi thụt xuống. Nắp phải đủ bền vững để chịu được lực tác động khi mở lon. Kim loại ở phần này mỏng do đó đường kính của cái nắp nên nhỏ đến mức có thể, thường nhỏ hơn 1 chút so với phần thân. Để nối chúng lại với nhau thì lon phải thắt vào ở phía trên (không thể làm nhỏ đường kính của toàn bộ lon, vì như vậy sẽ chứa được ít hơn). Khi đó, đáy lon cũng phải thắt lại để chúng có thể xếp chồng lên nhau.

Kim loại ở phần đáy rất mỏng, nếu làm phẳng, chúng rất dễ bị biến dạng. Vì vậy, đáy phải làm cong để vừa chắc hơn vừa dễ xếp chồng lên nhau, tiện cho việc vận chuyển.

Nhóm 9

Page 42

3.2.5 Các loại đồ hộp chế biến từ sữa

- Sữa cô đặc có đường: à sản phẩm sữa được bốc hơi nước ở trong những nồi cô chân không. Cô đặc sữa đã hòa đường ở nhiệt độ không cao lắm (khoảng 500C), nên chất lượng sữa không thay đổi nhiều. Thanh trùng sữa ở nhiệt độ từ 750C trở lên. Tuy nhiên cao hơn 950C sẽ ảnh hưởng tới hương vị của sữa.

- Sữa bột: Sữa sau khi cô đặc, được sấy khô. Có thể sấy theo 2 phương pháp: Sấy nóng và sấy lạnh. Sấy lạnh bảo đảm được phẩm chất của sữa hơn nhưng tốn kém nhiều năng lượng và thời gian.

Thanh trùng sữa luôn phải ở nhiệt độ cao trong thời gian dài mới đảm bảo tiêu diệt vi sinh vật và kéo dài được thời hạn sử dụng. Do vậy bao bì bằng vật liệu kim loại là lựa chọn không thể thay thế đối với dòng sản phẩm này. Với sữa đặc có đường có thể dùng bao bì nhựa nhưng chỉ đựng được lượng nhỏ sản phẩm và thời gian bảo quản ngắn vì chỉ thanh trùng được trong thời gian ngắn do tính chất vật liệu bao bì không chịu được nhiệt trong thời gian dài.

Một phần của tài liệu tìm hiểu bao bì kim loại (Trang 40 - 42)