Rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại NHTM CP ngoại thương Hà Nội (Trang 46 - 47)

b. Phương pháp định lượng trong đánh giá rủi ro đầu tư dự án.

1.2.2.3 Rủi ro tín dụng

Để đảm bảo cho khoản tiền vay của mình thì ngân hàng cũng rất cẩn thận trong việc xem xét các biện pháp đảm bảo tiền vay của khách hàng.

Tài sản đảm bảo được khách hàng đưa ra là tài sản được hình thành từ vốn vay. Đánh giá tài sản đảm bảo:

- Tài sản đảm bảo là tài sản hình thành từ vốn vay đối với các hạng mục công trình thiết bị được giải ngân. Gía trị tài sản đảm bảo bằng giá trị quyết toán công trình hoặc bằng giá trị thanh toán phần mua, bán nhập khẩu thiết bị. Tỷ lệ % tài sản đảm bảo/ giá trị cấp tín dụng = 100%. Tổng tài sản đảm bảo ước tính: 500 tỷ đồng = 100% giá trị cấp tín dụng. Hơn thế nữa, khả năng chuyển nhượng tài sản hình thành từ vốn vay cũng dễ chuyển nhượng hơn so với các thiết bị khác.

- Ngoài ra, ông Đặng Lê Hoa là cổ đông lớn nhất của Chủ đầu tư, sẽ cam kết dùng tài sản cá nhân của mình để thế chấp trong trường hợp dự án không đạt hiệu quả và không có khả năng trả nợ.

Kết luận:

- Đối với tài sản hình thành từ vốn vay, do có yếu tố hao mòn trong quá trình sử dụng nên định kì 6 tháng hoặc 1 năm phải định giá lại tài sản, nếu giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn nghĩa vụ nợ thì sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản. Măt khác, tài sản hình thành từ vốn vay phải được mua bảo hiểm trong thời gian vay vốn ngân hàng.

- Đối với việc ông Đặng Lê Hoa cam kết dùng tài sản cá nhân để thanh toán nghĩa vụ nợ, thì phải được xác nhận và có giấy tờ chứng nhận hợp pháp.

- Từ những căn cứ nêu trên, rủi ro do cấp tín dụng đầu tư dự án là rất khó xảy ra. Ngân hàng có thể cho vay vốn đầu tư dự án.

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại NHTM CP ngoại thương Hà Nội (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w