III. Những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp cùa Hoa Kỳ khi gia nhập tổ chức WTO:
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ trong thời gian tới.
trực tiếp của Hoa Kỳ trong thời gian tới.
I. Mục tiêu và đinh hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nói chung và thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ nói riêng:
1. Mục tiêu và định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nói chung:
1.1Mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nói chung:
Mục tiêu thu hút và sử dụng có hiệu quả FDI cho phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới phải phù hợp với mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001-2010). Mục tiêu của chiến lược này là phải đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Trên cơ sở của Chiến lược 10 năm, có thể xác định mục tiêu huy động và sử dụng vốn FDI đối với phát triển kinh tế 10 năm tới như sau: Thứ nhất, mục tieu thu hút nguồn vốn FDI: vốn FDI phải được thu hút từ những công ty, tập đoàn đa quốc gia trên thế giới (TNCs) tại các nước công nghiệp phát triển như: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức… nhằm tận dụng năng lực tài chính, công nghệ nguồn và thị phần lớn các tập đoàn đến từ các quốc gia này.
Thứ hai, mục tiêu sử dụng vốn FDI: phải tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Cụ thể trong thời gian tới, cô găng phần đấu tăng tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI đối với GDP, đẩy mạnh xuất khẩu của khu vực này, sử dụng và khuyến khích FDI vào quá trình chuyển giao
công nghệ, hướng đầu tư nước ngoài vao xây dựng kết cấu hạ tầng, hướng đầu tư nước ngoài vào các ngành sử dụng lao động để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, hướng doanh nghiệp FDI trở thành khu vực đi đầu trong vấn đề bảo vệ môi trường.
1.2Định hướng thu hút đầu tư trục tiếp nói chung:
Định hướng tác động của vốn FDI đối với phát triển kinh tế Việt Nam phải phù hợp với yêu cầu và quan điểm về phát triển kinh tế do đại hội Đảng lần thư IX đặt ra. Quan điểm của Đảng đối với phát triển kinh tế là "phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường". Dựa trên quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế có thể định hướng tác động của FDI đối với phát triển kinh tế như sau:
Thứ nhất, đối với tăng trưởng kinh tế: định hướng thu hút và sử dụng vốn FDI vào ngành công nghiệp năng, xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, lĩnh vực đẩy mạnh xuất khẩu, chế tạo sản phẩm có giá trị cao và hàm lương hoa học công nghệ cao nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và tạo bước đột biến về tăng trưởng kinh tế đối với Việt Nam.
Thứ hai, đối với việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường: định hướng thu hút và sử dụng vốn FDI đối với những ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ có sử dụng nhiều lao động nhằm giải quyết việc làm cho người lao động và giảm tỷ lệ thất nghiệp, khuyến khích các dự án có vốn FDI đầu tư vào các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn với mục đích rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng, khuyến khích thu hút và sử dụng vốn FDI vào việc chuyển giao công nghệ sạch và những ngành duy trì và bảo vệ môi trường
2. Mục tiêu và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ vào Việt Nam nói riêng:
Mục tiêu và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ vào Việt Nam nhìn chung cùng phải đáp ứng mục tiêu định hướng thu hút đầu
tư trực tiếp vào Việt Nam. Ngoải ra còn có một số mục tiêu và đinh hướng cụ thể như sau:
Thứ nhất, đó là mặc dù Việt Nam đã gia nhâp WTO với những cam kết đảm bảo xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư Hoa Kỳ cũng như những rào cản khác, song vần phải giới hạn ở những mức độ phù hợp để tạo môi trường cạn tranh lành mạnh cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Song song với nó là phải đảm bảo việc quản lý các dự án FDI sao cho chặt chẽ để thực thi tốt các cam kết đối với thế giới.
Thứ hai, đó là việc thu hút đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ cũng phải tập trung giải quyết việc làm, giảm thiểu sự mất cân đối trong đầu tư giứa các vùng ngành song cũng vẫn phải đảm bảo ổn định chính trị, tiến bộ công bằng xã hội và môi trường. Đặc biệt phải chú trọng bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp FDI của Hoa Kỳ.
Thứ ba, đó là phải cố gắng nâng cao hơn nữa vai trò của phía đối tác Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh với Hoa Kỳ, không chỉ dừng lại ở việc quyền sử dụng đất mà còn ở vấn đề quản lý, nhân lực… để phía Việt Nam có thể có được lợi ích nhiều hơn, không bị các doanh nghiệp Hoa Kỳ lấn áp.
II. Giải Pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam:
1. Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư với Hoa Kỳ:
Chính sách xúc tiến đầu tư là mọt trong những chính sách đối ngoại quan trọng nhất nhằm quảng bá hình ảnh,môi trường đầu tư của Việt Nam ra các nước trên thế giới. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công về thu hút nguồn vốn FDI của các nước trên thế giới nói chung và của Hoa Kỳ nói riêng. Mỗi quốc gia khác nhau đều có những hoạt động xúc tiến đầu tư khác nhau. Trách nhiệm tiến hành hoạt động xúc tiến đầu tư là thuộc về các cơ quan nhà nước và Chính phủ thông qua các hình thức: vận động đầu tư nước
ngoài kết hợp với các chuyến viếng thăm của những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ, tổ chức các buổi hội thảo trong và ngoài nước giới thiệu các chính sách về đầu tư nước ngoài, tuyên truyền phổ biến các chính sách ưu đãi thông qua các hình thức ấn phẩm. Cụ thể nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư gồm những nội dung sau:
Thứ nhất, hoạt động xúc tiến đầu tư của các nhà lãnh đạo cấp cao. Đây là hoạt động mang tính chất chính trị, có vai trò khằng định với HOa Kỳ la Việt Nam sẵn sang hợp tác với nhà đầu tư Hoa Kỳ. Chúng ta cần kết hợp hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài với các chuyến viếng thăm của các nhà lãnh đạo nhà nước và chính phủ tại các diễn đàn kinh tế quan trọng như: ASEAN, APEC, WTO, ASEM…
Thứ hai, xúc tiến thông qua tổ chức hội thảo và quàng bá môi trường đầu tư tại Việt Nam, Tăng cường tổ chức các hội thảo về xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt chú trọng vào viecj tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư tại các nước công nghiệp phát triển (cụ thể là với Hoa Kỳ). Việc tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư phải trên cơ sở phối hợp với các nhà tài trợ nước ngoài. Tại các hội nghị này cần phải quảng bá về môi trường đầu tư tại Việt Na, giới thiệu về những chính sách ưu đãi đầu tư và thông tin mới về sự thay đổi của các chính sách này trong thời gian gần đây.
Thứ ba, đổi mới quan điểm xúc tiến đầu tư nước ngoài tại các ngành, các cấp và các địa phương, trong đó quán triệt quan điểm của Đảng, nhà nước về xúc tiến đầu tư trong tổng thể chung cuac cả nước để tránh tạo nên sự mất cân đối giữa các ngành, vùng và miền.
Thứ tu, tuyên truyền xúc tiến đầu tư ở Hoa Kỳ thông qua việc phát hành các ấn phẩm dưới các hình thức như: tạp chí, đĩa CD, trang web về đầu tư nước ngoài bằng nhiều thứ tiếng…
Thứ năm, tiến hành thành lập một bộ phận về xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Bộ Kế Hoạch và Đầu tư. Bộ phận này chịu trách nhiệm thực hiện công việc liên quan đến xúc tiến đầu tư trong nước và tại Hoa Kỳ, lập kế hoạch tổng thể về xúc tiến đầu tư trong cả nước. Tại Hoa
Kỳ, bộ phận này có thể cử đại diện làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại giao để tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư.
2. Hoàn thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam:
Hoàn thiện môi trường đầu tư là hoàn thiện cả về mặt chính sách đầu tư và cơ sở hạ tầng cũng như nâng cao trình độ tay nghề lao động nhằm đáp ứng yêu cầu thu hút vốn FDI trong giai đoạn mới. Theo nghiên cứu mới nhất thì các nhà đầu tư Hoa Kỳ rất lưu tâm đến vấn đề cải thiện môi trường đầu tư được đưa ra để phỏng vấn các nhà đầu tư Hoa Kỳ cũng như các nhà đầu tư của các quốc gia khác đều được họ cho điểm ngang nhau về mức độ cần thiết để có thể thu hút được đầu tư trực tiếp ( Theo báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài)
Cụ thể đó là các biện pháp sau đây:
Thứ nhất, hoàn thiện về chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đề hoàn thiện chính sách đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần phải có kế hoạch rà soát thường xuyên chính sách đầu tư nước ngoài nhằm phát hiện những vấn đề gây cản trở đến hoạt động đầu tư nước ngoài, bao gồm từ quá trình thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến khi giải thể doanh nghiệp, để từ đó có những thay đổi cho phù hợp. Trong giai đoạn hiện nay, chính sách đầu tư nước ngoài tại Việt Nam còn có một số hạn chế chủ yếu sau cần tiếp tục được hoàn thiện:
- Nhóm chính sách tiếp cận thị trường:
Trong nhóm chính sách này cần chủ yếu tập trung hoàn thiện một số chính sách sau:
+ Về thủ tục đăng ký và thành lập doanh nghiệp FDI. Hiện nay, thủ tục đăng ký và thành lập doanh nghiệp FDI còn gây trở ngại đối với nhà đầu tư nước ngoài. Khi thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, nhà đầu tư đã phải qua rất nhiều cửa, làm rất nhiều thủ tục và chờ đợi rất lâu để có được giấy phép thành lập doanh nghiệp. Do vậy, trong thời gian tới cần phải có chính sách "một cửa" đối với thủ tục thành lập các doanh nghiệp FDI. Chính sách
"một cửa" ở đây được hiểu là nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần nộp hồ sơ xin phép thành lập tại một cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm giải quyết trong thời gian sớm nhất. Để thực hiện biện pháp này cần phải thành lập một cơ quan đầu mối giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI. Ở các cơ quan trung ương, cơ quan đầu mối này sẽ bao gồm địa diện của các bộ, ngành có liên quan đến thủ tục cấp giấy phép đầu tư và ở cấp chính quyền địa phương, cơ quan đầu mối sẽ bao gồm đại diện của các sở, ban, ngành có liên quan đến việc cấp phép đầu tư. Ngoài ra, cần tiến tới xóa bỏ hình thức thẩm định cấp giấy phép đầu tư và dần dần thay thế bằng hình thức đăng ký cấp giấy phép đầu tư (yêu cầu của BTA)
+ Về phân cấp quản lý và cấp giấy phép đầu tư, tiếp tục phân cấp mạnh về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các ban quản lý Khu công nghiệp theo nguyên tắc tập trung, thống nhất về quy hoạch cơ cấu, chính sách và cơ chế quản lý, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra và giám sát của các bộ, ngành trung ương. Đối với cấp giấy phép đầu tư, phân cấp mạnh cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố và Ban quản lý Khu công nghiệp trong việc cấp giấy phếp đầu tư qua một đầu mối như đã trình bày ở trên mà không phụ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp trừ trường hợp những dự án nhạy cảm ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục.
+ Về thời gian cấp phép thành lập doanh nghiệp FDI, tiếp tục nghiên cứu cơ chế rut ngắn thời gian cấp giấy phép đầu tư cho các doanh nghiệp FDI để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài, nhất là trong quá trình phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc cấp giấy phép đầu tư.
+Về thủ tục xuất nhập cảnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài, cần có các biện pháp tạo điều kiện tự do đi lại cho các nhà đầu tư nước
ngoài hơn nữa, tiến tới xóa bỏ thị thực (Visa) lưu trú ngắn hạn cho một số nhà đầu tư nước ngoài đến từ các nước công nghiệp phát triển mà Việt Nam có kế hoạch thu hút vốn, công nghệ nguồn như: Hoa Kỳ, Nhật Bản… Miễn thị thực lưu trú ngắn hạn cho các nhà đầu tư nước ngoài được coi như là một thông điệp chào đón các nhà đầu tư. Hiện nay, Việt Nam đã xóa bỏ thị thực lưu trú ngắn hạn cho các nhà đầu tư ASEAN, Nhật Bản và đang trong quá trình tham gia Chương trình thẻ đi lại doanh nhân trong APEC.
- Nhóm chính sách về hoạt động kinh doanh, tập trung hoàn thiện một số chính sách sau:
+ Về chính sách giảm chi phí cho các doanh nghiệp FDI, tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các biện pháp giảm chi phí hoạt động so với các nước khác trong khu vực như: tiền lương, giá đất, giá thuê văn phòng, cước viễn thông…
+ Bãi bỏ chế độ hai giá, trong thời gian tới cần phải rà soát, công bố công khai lộ trình xóa bỏ sự phân biệt về giá, phí của một số hàng hóa và dịch vụ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI
+ Chính sách về thuế, tiếp tục rà soát chính sách thuế để đảm bảo những ưu đãi nhất định đối với nhà đầu tư
+ Chính sách tuyển dụng lao động, tiếp tục rà soát và hoàn thiện chính sách tuyển dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI.
+ Chính sách đất đai, tiếp tục rà soát và xem xét lại giá cho thuê đất, miễn giảm thuê đất trong một số năm đầu để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, giải quyết dứt điểm vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng gây ách tắc đối với việc triển khai dự án. Giá cả đền bù, giải phóng mặt bằng phải hợp lý, không phân biệt đối xử với dự án FDI và trong nước để tránh đẩy giá thuê đất thực tế lên cao. Cần sớm chấm dứt cơ chế các doanh nghiệp Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, chuyển sang thực hiện chế độ Nhà nước cho thuê đất…
+ Chính sách chuyển giao công nghệ, tiếp tục rà soát và hoàn thiện chính sách chuyển giao công nghệ để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình chuyển giao công nghệ vào Việt Nam
+ Chính sách tài chính, tín dụng và ngoại hối, tiếp tục nghiên cứu giảm dần tỷ lệ kết hối ngoại tệ và tiến tới xóa bỏ việc kết hối bắt buộc, tưng bước thực hiện mục tiêu tự do hóa chuyển đổi ngoại tệ đối với các giao dịch vãng lai. Có chính sách bổ sung đảm bảo việc bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp FDI đã thực hiện nghĩa vụ kết hối để đáp ứng nhu cầu hợp lý của doanh nghiệp. Nhiên cứu ban