Vị trí địa lý của Quận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển kinh tế quận Cầu Giấy từ các xã - thị trấn trong quá trình đô thị hoá (Trang 29 - 30)

B. NỘI DUNG

2.1.1.1. Vị trí địa lý của Quận

Quận Cầu Giấy là một trong 9 quận nội thành hợp thành Thủ đô Hà đô Hà Nội. Cầu Giấy là quận chính thức đi vào hoạt động từ ngày 3/9/1997, tính tới nay là chưa tròn 10 năm song nó đã có quá trình phát triển rất mạnh mẽ và đã đạt được những thành tựu trong xây dựng và phát triển kinh tế. Địa bàn hành chính của Quận bao gồm các trị trấn và xã: Nghĩa Tân, Nghĩa Đô, Mai Dịch, Yên Hoà, Trung Hoà, Dịch Vọng của Huyện Từ Liêm. Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận là 1204,5 ha với dân số là 127 700 người (theo kết quả của cuộc điều tra dân số Quận đến ngày 31/12/1999). Các thị trấn và các xã này khi đó vẫn mang tính nông nghiệp, phát triển chưa mạnh mẽ song cho tới nay thì tất cả các thị trấn và các xã này đã trở thành các phường của một quận mới với trình độ phát triển cao.

Quận Cầu Giấy có vị trí ở phía Tây của Thủ đô Hà Nội, nơi mà theo định hướng là phải phát triển của Thủ đô trong những năm tới. Quận Cầu Giấy cách trung tâm thành phố chừng 6km, phía Bắc giáp quận Tây Hồ, phía Nam giáp quận Đống Đa, phía đông giáp quận Ba Đình và phía tây tiếp giáp thị trị trấn Cầu diễn, huyện Từ Liêm.

Trên địa bàn Quận tập trung nhiều trung tâm văn hoá và các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp – các trường dạy nghề và nhiều cơ quan, ban ngành lãnh đạo trung ương và địa phương. Đây là điều kiện cho công tác phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, bên cạnh đó là đội ngũ trí thức có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, là điều kiện phát triển kinh tế nhanh chóng nên chúng ta phải sử dụng sao cho hợp lý nhất để đem lại hiệu quả cao nhất.

Quận Cầu Giấy nằm trên trục đường Quốc lộ 32 nối liền Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, có trục đường Láng – Hoà Lạc nối Hà nội với khu công nghệ cao Hoà Lạc, có trục đường Nam Thăng Long nối Hà Nội với sân bay Nội Bài. Như vậy Cầu Giấy có nhiều điều kiện phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá –du lịch với các khu ven đô.

Như vậy, với điều kiện về vị trí địa lý quận Cầu Giấy có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, trong đó phải kể tới là những điều kiện để phát triển ngành thương mại và dịch vụ cùng với phát triển công nghiệp. Song chủ yếu chúng ta tập trung vào phát triển dịch vụ thương mại và dần chuyển những nhà máy, xí nghiệp được xây dựng trước đây vào những khu công nghiệp tập trung phù hợp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển kinh tế quận Cầu Giấy từ các xã - thị trấn trong quá trình đô thị hoá (Trang 29 - 30)