Chỉ tiêu đánh giá giá trị tài sản thương hiệu

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng và phát triển về thương hiệu rau an toàn có mã vạch tại xã Yên Mỹ - Thanh Trì – Hà Nội (Trang 27 - 33)

VI. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

1.1.5 Chỉ tiêu đánh giá giá trị tài sản thương hiệu

Phương pháp bội số

Căn cứ: Vào chi phí xây dựng thương hiệu; hiệu quả kinh doanh; mức sinh lợi của việc bán sản phẩm có nhãn hiệu và không có nhãn hiệu; lợi thế thương mại, chiết khấu dòng lưu kim.

Các yếu tố chỉ tiêu đánh giá cho thương hiệu mạnh:Vị trí hàng đầu & Tính ổn định;Thị trường & Quốc tế hoá; Xu hướng phát triển; Hỗ trợ & Bảo vệ; Sức mạnh thương hiệu

Chỉ số cấu thành năng lực cạnh tranh thương hiệu.

- Chỉ số DCR chi phí nguồn nội lực

- Chỉ số cạnh tranh SWOT

1.2.Xây dựng các khái niệm về thương hiệu rau an toàn.

1.2.1.Quan điểm về rau sạch, rau an toàn, sản xuất rau an toàn.

a. Khái niệm về rau sạch, rau an toàn.

Trong một vài cuộc điều tra gần đây ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy người tiêu dùng rất lo lắng về chất lượng rau trên địa bàn. Trả lời câu hỏi: “ Theo bạn, 3 loại thực phẩm nào nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ ?” có đến

88,5% người tiêu dùng trả lời rau là thực phẩm nguy hiểm nhất. Mối quan tâm của họ về chất lượng rau đặc biệt là việc sử dụng Thuốc trừ sâu, chất bảo quản, phân bón hoá học…Chính hàm lượng cao quá giới hạn cho phép trong sản xuất đã gây lên những vụ ngộ độc và gây hại cho sức khoẻ con người. Do đó, sản xuất – tiêu thụ rau an toàn là nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống. Ở Hà Nội chương trình đã được triển khai từ tháng 2 / 1996. Tuy nhiên để xác định rau sạch, rau an toàn vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc. Vậy rau sạch, rau an toàn là gì?

Khái niệm về rau sạch, rau an toàn theo Sở NN &PTNT thành phố Hồ Chí Minh.

Rau sạch (rau sạch tương đối) là rau đáp ứng được các tiêu chuẩn về dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng NO3, lượng vi sinh vật gây hại theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới.

Rau an toàn (rau sạch tuyệt đối): Là rau ngoài các tiêu chuẩn của rau sạch, phải luôn luôn đảm bảo được an toàn cho người sử dụng và an toàn cho môi trường.

Khái niệm về rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP.

Tháng 9 /2003 Tổ chức bản lẻ và cung cấp ở Châu Âu EUREP (European Retail Products) công bố tiêu chuẩn EUREPGAP(European Retail Products Good Agriculture Practice) cho thị trường và hàng hoá của các nước muốn vào phải thực hiện theo. Nguyên tắc sản sản xuất ra rau an toàn phải tuân thủ đúng gồm: Làm đất, nước tưới, Giống, Phân bón, Thuốc BVTV. Trong đó:

Chọn đất: Đất để trồng rau là loại đất cao, thoát nước tốt, thích hợp với quá trình sinh trưởng, phát triển của rau. Tốt nhất là loại đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất trung bình có tầng canh tác dày 20 – 30 cm. Vùng trồng rau phải cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp nặng và bệnh viện ít nhất 2 km, chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất 200m. Đất có thể chứa 1 lượng nhỏ kim loại nhưng không được tồn dư hoá chất độc hại.

Nước tưới: Vì trong rau chứa tới 90% nước nên việc tưới nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nếu không có nước giếng khoan cần dùng nước sông, ao, hồ không bị ô nhiễm. Nước sạch còn dùng để pha các loại

phân bón lá, thuốc bảo vệ thực vật…Đối với các loại rau ăn quả giai đoạn đầu có thể sử dụng nước từ mương, sông hồ để tưới rãnh.

Giống: Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khoẻ mạnh, không có mầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. Hạt giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật. Trước khi gieo trồng hạt giống phải được xử lý hoá chất hoặc nhiệt. Khi đem cây con trồng cần xử lý Sherpa 0,1% để phòng trừ sâu bệnh sau này.

Phân bón: Mỗi loại cây có chế độ bón và lượng bón khác nhau. Trung bình để bón lót dùng 15 tấn phân chuồng và 300kg lân hữu cơ vi sinh cho 1 ha. Tuyệt đối không dùng phân chuồng tươi để loại trừ các vi sinh vật gây bệnh, tránh nóng cho rễ cây rau và tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng và các nhóm vi sinh vật. Tuyệt đối không dùng nước phân tươi hay chuồng pha loãng tưới cho rau.

Bảo vệ thực vật: Không sử dụng thuốc BVTV nhóm I, II khi thật cần thiết có thể sử dụng nhóm III, IV. Nên chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký thiên địch. Kết thúc phun thuốc hoá học trước khi thu hoạch ít nhất 5 – 10 ngày. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học như hạt của đậu, các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng bệnh. Áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để phòng trừ tổng hợp IPM như: Luân canh cây trồng hợp lý, sử dụng giống tốt không bệnh, chăm sóc cây theo yêu cầu sinh lý.

Thu hoạch, đóng gói: Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ các lá già héo, quả bị sâu, dị dạng. Rau được rửa kỹ bằng nước sạch để ráo và cho vào bao, túi sạch trước khi mang đi tiêu thụ tại cửa hàng. Trên bao bì phải có phiếu bảo hành ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

Khái niệm về rau an toàn, rau sạch trong giới tiêu dùng

Rau là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người tiêu dùng. Được hỏi thế nào là rau ngon, rau sạch, rau an toàn đa số họ đều cho rằng rau ngon là rau sạch, an toàn cho sức khỏe và họ có thể trực tiếp đánh giá qua cảm nhận thông thường khi đi mua hàng như vẻ bề ngoài sạch, tươi ngon, màu sắc rau đặc trưng cho từng loại rau, không có mùi và vị lạ hoặc màu lạ khi nấu.

Tuy nhiên để phân biệt được chính xác đâu là rau sạch, đâu là rau an toàn và không an toàn vẫn đang là khó khăn của người tiêu dùng. Có đến 81 % người sử dụng lo lắng về lượng TTS, số còn lại lo lắng về thuốc hoá học như chất bảo quản, thuốc tăng trưởng, phân bón hoá học… Để nhận biết được rau an toàn người tiêu dùng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, mua của người quen, cửa hàng rau tín nhiệm và rau ở siêu thị…Và sử dụng các biện pháp xử lý giảm nồng độ hoá chất trước khi chể biến như ngâm nước gạo, ngâm ozon... Đôi khi họ còn chấp nhận mua rau bị sâu để ăn vì cho rằng rau bị sâu ăn là rau không phun thuốc trừ sâu nhưng thực tế liệu có phải như vậy?

Đã từ lâu rau củ quả được bày bán tại các chợ lớn, bé đều không có nhãn mác, xuất xứ không được kiểm tra chất lượng đã – đang và sẽ là mối nguy hại cho người tiêu dùng. Do đó khái niệm rau sạch, rau an toàn với đại bộ phận người tiêu dùng vẫn còn là một khái niệm treo lơ lửng.

b. Khái niệm về sản xuất rau an sạch, rau an toàn.

 Nền sản xuất sản phẩm sạch hiện nay trên thế giới.

Ở các nước phát triển, công nghệ sản xuất sản phẩm sạch, đảm bảo là rau an toàn đã hoàn thiện ở một trình độ cao. Sản xuất rau sạch trong nhà kính, nhà lưới, trong dung dịch đã trở nên quen thuộc. Nền sản xuất sản phẩm sạch đang phát triển mạnh với 3 mô hình

- Mô hình sản xuất sản phẩm an toàn - Mô hình sản xuất sản phẩm sinh thái - Mô hình sản xuất sản phẩm hữu cơ.

Trong những năm gần đây, công nghệ sản xuất rau sạch không cần đất phát triển mạnh tại nhiều nước như Thái Lan, Singapo, Israel, Malaysia…Như ở Hà Lan có 3600 ha cây trồng sạch không cần đất.

Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á đã sử dụng các hộp xốp thí nghiệm sản xuất 160 giống rau ăn quả, 39 giống rau ăn lá cho kết quả tốt nhằm chuyển giao cho nhiều quốc gia ứng dụng.

 Công nghệ sản xuất rau an toàn ở Việt Nam.

Sản xuất rau là một ngành đã phát trỉên từ lâu đời ở nước ta. Tuy nhiên nền sản xuất rau sạch thì mới được hình thành và phát triển từ năm 1996 trở về đây. Thực tế nó mới chỉ tập trung ở một số đô thị thành phố lớn như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Lạt, Sapa, Hà Nam…

Các cơ quan chuyên môn Trường đại học Nông nghiệp I , đại học Quốc Gia, viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Viện Bảo vệ thực vật, viện Rau quả Trung ương, Trung tâm nghiên cứu rau quả Hà Nội, Sở Khoa học – công nghệ - môi trường…đang nghiên cứu và phát triển rộng rãi mô hình sản xuất rau sạch theo phương pháp IPM tại các xã ngoại thành Hà Nội.

Hiện tại ở nước ta đã có mô hình công nghệ sản xuất rau không cần đất do PGS.TS Hồ Hữu An - chủ nhiệm bộ môn Rau sạch trường đại học Nông nghiệp Hà Nội I. Đây là mô hình công nghệ hiện đại trên khuôn viên 1000m2 với 3 gian nhà trồng chủ yếu là súplơ, cà chua, xà lách, dưa chuột…Hệ thống nhà trồng được thiết kế hiện đại gồm nhà trồng cao 5 – 7 m, bằng vật liệu trong suốt, phía mái lợp nhựa Plastic đặc biệt, cùng các thiết bị phụ trợ phục vụ quy trình chăm sóc cây trồng. Hiện tại mô hình sản xuất với chi phí còn cao chưa thể phổ biến rộng rãi, mói chỉ chuyển giao 50 hợp đồng tại Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Trị…

c. Ý nghĩa và vai trò của rau sạch, rau an toàn.

 Ý nghĩa, giá trị và lợi ích tiêu dùng sản phẩm rau an toàn.

Rau là thực phẩm cần thiết và không thể thay thế được trong cuộc sống hằng ngày. Rau an toàn rất tốt cho sức khoẻ con người. Rau xanh cung cấp một lượng nước tưới tối đa cho cơ thể vì rau chứa tới 90% nước. Nó còn cung cấp những chất quan trọng như : Prôtêin, Đạm, Vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ. Các loại Vitamin trong rau như: Vitamin A, B1, B2, C, E…có tác dụng quan trong đối với sự phát triển cơ thể.

Chất khoáng trong rau chủ yếu là K, P, F, Ca…là những chất cần thiết cho quá trình tạo nên máu và xương. Các chất này có tác dụng điều hoà, cân bằng kiềm tan trong máu làm tăng khả năng đồng hoá Prôtein.

Trong rau còn chứa hàm lượng lớn chất xơ có tác dụng làm nhuận tràng và giúp tiêu hoá tốt. Rau quả còn được coi là loại thực phẩm chữa được bệnh và làm đẹp. Các loại rau gia vị để trưng bày món ăn thêm hấp dẫn và ngon. Các loại rau như: Tỏi, gừng, nghệ còn chữa được rất nhiều loại bệnh.

 Ý nghĩa kinh tế của nền sản xuất sản phẩm an toàn.

Cây rau là cây có giá trị cao hơn độc canh cây lúa trên nhiều vùng đất của nước ta. 1ha trồng rau thường mang lại thu nhập cao gấp 2 – 5 lần so với lúa. Rau có tỉ lệ hàng hoá lớn hơn các loại cây trồng khác. Rau có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm. Do đó làm tăng số lượng, diện tích rất nhanh và dễ thích ứng với biến đổi thị trường. Có những loại rau ăn lá như: Cải xanh, cải củ từ gieo trồng đến thu hoạch chỉ 30 – 40 ngày, rau cải bắp 75 – 85 ngay, rau gia vị thường 15- 20 ngày trên một lứa…Trong 1 năm có thể trồng được ít nhất 4 – 5 vụ rau màu sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho ngưòi dân.

Cây rau là loại cây rất dễ trồng, có thể trồng xen, trồng gối, trồng tận dụng đất và các điều kiện thời tiết. Do đó phát triển rau màu sẽ góp phần tận dụng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng trồng.

Phát triển cây rau với 1 số loại như: khoai tây, ngô, khoai sọ… góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tạo thu nhập cho nông dân. Như ở Sóc Sơn người dân giàu lên nhờ trồng khoai môn – giá trị kinh tế cao.

Cây rau còn là cây có thể tận dụng tối đa sản phẩm. Sản phẩm chính tiêu dùng, sản phẩm phụ như rễ lá già bỏ có thể làm thức ăn cho cá và gia súc. Các sản phẩm này còn dễ phân huỷ có thể dùng làm phân bón lót ruộng.

Với một điều kiện như ở Việt Nam phát triển trồng rau còn là ngành mang lại lượng ngoại tệ lớn cho đất nước. Kim ngạch xuất khẩu rau quả hằng năm . Thị trường xuất khẩu rau quả với hơn 40 nước và khu vực chủ yếu là Trung Quốc, Trung Đông, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, Úc, Bắc Âu và Châu Phi. Với các mặt hàng có giá trị cao như: Ớt ngọt, ớt xay, cà chua, dưa chuột, hành tây, nấm…Theo đánh giá kết quả này chưa phản ảnh sát với tiềm lực của nước ta.

Phát triển trồng rau sạch là một ngành góp phần đem lại thu nhập cao cho người nông dân, mở rộng ngành nghề nông nghiệp. Góp phần tận dụng lao động nông nghiệ dư dôi, giải quyết việc làm cho lao động còn trữ lại ở nông thôn. Trong kỹ thuật trồng rau một số khâu như chăm sóc, làm đất, thu hoạch có thể sử dụng lao động phụ và tư liệu sản xuất.

Một số loại rau được trồng để dùng làm nguyên liệu chế thuốc: tỏi, nghệ, hành tây, tía tô…Hiện tại công dụng của nó ngày càng được nghiên cứu mở rộng và sẽ tạo được ngành nghề mới cho nông nghiệp- nông thôn.

Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, nhiều mô hình sản phẩm chế biến được phát triển như chế biến mứt cachua bi đang đem lại hàng chục tỷ đồng cho người sản xuất. Do đó, phát triển trồng rau sẽ là một ngành làm giàu cho bộ phận nông dân chứ không chỉ dừng ở điều kiện sản xuất tận dụng.

Với quy trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về sử dụng phân bón hoá học và BVTV, phát triển trồng rau góp phần bảo vệ môi trường đất, nước và không khí cho nông nghiệp phát triển bền vững và đảm bảo môi trường sạch cho con người. Do đó trồng rau an toàn mang một ý nghĩa thực tế rất sâu sắc.

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng và phát triển về thương hiệu rau an toàn có mã vạch tại xã Yên Mỹ - Thanh Trì – Hà Nội (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w