Tình hình xuất khẩu của Côngty trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển thị trường XK hàng thủ công Mỹ nghệ của Cty XNK Tạp phẩm (TOCONTAP) (Trang 35 - 39)

II. Phân tích thực trạng xuất khẩu và biện pháp phát triển thị trờng hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty.

1.1 Tình hình xuất khẩu của Côngty trong những năm qua.

Nếu nh trớc đây Công ty luôn là đơn vị xuất siêu với tỷ trọng XK/NK từ 3 - 3,6 lần thì trong những năm gần đây xu hớng nhập siêu thể hiện rõ nét. Không chỉ vậy, kim ngạch xuất khẩu còn ở mức thấp và không ổn định. Nếu nh năm 1994 xuất khẩu toàn Công ty đạt 11,457 triệu USD thì đến năm 1996 còn 5,545 triệu, tiếp tục giảm xuống 3,423 triệu năm 1997. Sang các năm sau tình hình xuất khẩu có khả quan hơn nhng cha ổn định do nhiều yếu tố khách quan từ bên ngoài tác động.

Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng

Đơn vị tính :1000 USD

Mặt hàng 1998 1999 2000 2001

Trị giá % Trị giá % Trị giá % Trị giá %

Tổngkim ngạch XK 4792,1 100 4999,4 100 3573,3 100 4543,3 100 1 Hàng gia công 1787,5 37,3 364,3 7,3 146,6 4,1 37,0 0,8 2 Hàng mậu dịch 3004,6 62,7 4635,1 92,7 3428,7 95,9 4506,3 99,2 - Hàng giày dép 86,5 1,8 64,6 1,3 1,7 0,05 0 0 - Hàng may mặc 100,0 2,1 311,7 6,2 733,4 20,5 439,0 9,7 -Hàng thủ công MN 631,5 13,2 628,1 12,6 585,3 16,4 219,3 4,8 -Hàng Nông sản TP 500,9 10,4 1866,1 37,3 668,8 18,7 470,3 10,4 -Cán chổi Canada 884,9 18,5 1204,9 24,1 1430,1 40 2220,7 48,9 -Hàng khác 800,8 16,7 559,7 11,2 9,4 0,25 1157,0 25,4

Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty, ta thấy lợng hàng gia công có xu hớng ngày một giảm từ mức chiếm 37,3% kim ngạch xuất xuống 7,3% năm 1999, và 0,8% năm 2001. Đây là một xu hớng tốt vì việc bán hàng trực tiếp nh vậy sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn so với việc nhận thù lao gia công rẻ mạt.

Mặt hàng xuất khẩu của Công ty có rất nhiều loại khác nhau và thòng không ổn định. Các mặt hàng truyền thống nh hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, giày

dép, nông sản thực phẩm thờng xuyên biến động. Chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng đều đặn hàng năm là chổi quét sơn sang Canada. Từ mức 884,9 nghìn USD ( chiếm tỷ trọng 18,5% giá trị xuất khẩu ) năm 1998, sang năm 2000 Công ty xuất đợc 1.430,1 nghìn, năm 2001 giá trị xuất mặt hàng này là 2.220,7 nghìn USD với tỷ trọng lên tới 48,9%. Sở dĩ giá trị xuất khẩu của mặt hàng này tăng nhanh nh vậy là do nhu cầu của thị trờng Canada ngày càng tăng, đối tác liên doanh đảm nhận việc tiêu thụ sản phẩm, xí nghiệp TOCAN chỉ lo khâu sản xuất.

Trong khi đó, xuất khẩu giày dép của Công ty ngày càng suy giảm. Nếu nh năm 1993, Công ty xuất đợc 2,329 triệu USD giày dép các loại thì đến nay Công ty chỉ xuất đợc dép đay sang Đức và Pháp, mà phía Pháp khả năng xuất ngày càng không đáng kể, thậm chí không xuất đợc trong năm 2001. Dẫn đến tình trạng này là do các Công ty nớc ngoài chuyển sang quan hệ trực tiếp với các Công ty sản xuất giày dép, còn thị trờng Đức không phát triển đuợc là do sản phẩm của Công ty không có sự thay đổi về kiểu dáng, chất lợng.

Mặt hàng may mặc cũng có nhiều biến dộng đáng kể. Năm 1998, Công ty chỉ xuất đợc 100.000 USD sang Hungari thì sang năm 1999 và 2000 Công ty đã tìm đợc bạn hàng mới tại Tây Ban Nha, Nga, Đức, Pháp, Séc nên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng lên 311.722 USD và 733.361 USD, đa mặt hàng này lên vị trí thứ hai sau chổi quét sơn với tỷ trọng 20,5% tổng giá trị xuất. Sang năm 2001, Công ty xuất đợc ít hơn ( 439.044 USD ) do nhiều khách hàng không thông qua Công ty nữa.

Tình hình kinh doanh các mặt hàng chủ lực khác nh hàng nông sản, thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ cũng gặp những khó khăn tơng tự. Nhu cầu hàng nông sản thờng xuyên biến động do phụ thuộc vào thời tiết, khả năng sản xuất của các nớc nhập khẩu cũng nh khả năng cung ứng của các nớc xuất khẩu nông sản. Năm 1998, mặt hàng này chiếm tỷ trọng 10,4%với giá trị 500,9 nghìn USD ( gạo : 426,4 nghìn, lạc: 74,52 nghìn ) và trong năm 1999 Công ty xuất đợc 1,866 triệu USD ( chiếm tỷ trọng 37,3% ) chủ yếu là do xuất mì ăn liền sang Nga. Năm 2000, các mặt hàng nông sản xuất đợc tập trung chủ yếu vào hành, ớt, tỏi, mỳ sợi với kim ngạch 668,8 nghìn chiếm 18,7%. Cũng nh phần lớn các mặt hàng khác, tình hình xuất khẩu nông sản giảm 30% so với năm 2000 và chỉ bằng 1/4 giá trị xuất năm 1999. Khó khăn Công ty gặp phải nhìn chung cũng là tình trạng mà các công ty kinh doanh nông sản khác phải đối đầu : sự không ổn định của thị trờng, sức cạnh tranh yếu, bị ép giá..

Ngoài các mặt hàng kể trên, Công ty còn tiến hành xuất khẩu nhiều loại hàng hoá khác có giá trị nhỏ và nhu cầu không đều. Nhìn chung các mặt hàng xuất khẩu của Công ty khá đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này có thuận lợi là phân tán đợc rủi ro, Công ty không quá phụ thuộc vào một mặt hàng nào cả. Tuy nhiên, đây cũng chính là điểm yếu nhất là khi công tác quản lý điều hành không tốt vì mặt hàng dàn trải, Công ty khó có thể tập trung nghiên cứu kỹ thị trờng, không có kế hoạch, chiến lợc khai thác mặt hàng cụ thể dẫn đến tình hình xuất khẩu không ổn

định, năm không năm có. Vì thế, hoạt động kinh doanh mang tính thu nhặt, từng th- ơng vụ là chủ yếu.

Tình hình xuất khẩu theo thị trờng của TOCONTAP

Đơn vị : 1000 USD Thị trờng 1998 1999 2000 2001 1. Canada 884,95 1.204,95 1.433,23 2.220,73 2. Nhật 1.811,08 344,51 44,81 40,11 3. Chi lê 361,36 278,87 237,72 53,19 4. Đài loan 402,90 94,38 86,56 9,75 5. Hàn quốc 172,19 259,15 161,56 55,45 6. Hungary 148,98 101,60 39,49 11,90 7. Séc 7,20 44,40 398,41 313,75 8. Đức 114,46 141,94 30,72 50,07 9. Bungary 23,04 44,16 - - 10. Nga - 2.372,02 927,84 415,57 11. Anh - 19,06 9,26 - 12. Pháp - 21,54 27,37 - 13. úc - 24,90 23,48 -

14. Tây Ban Nha 64,40 27,94 - -

15. Ucraina 298,37 - - - 16. ấn độ 426,40 - - - 17. Singapore 74,52 - - - 18. Hà lan 2,27 - - - 19. Bỉ - - 14,65 - 20. Trung Quốc - - 106,21 - 21. Hồng Kông - - 12,11 - 22. Thụy Điển - - 12,32 - 23. Mỹ - - 9,62 5,36 24. ý - - - 14,73 25. Indonexia - - - 203,20 26. Irăc - - - 1.000,00 27. Aghetina - - - 150,12 Tổng cộng 4.792,12 4.999,42 3.575,36 4.543,33

Trong những năm vừa qua, thị trờng kinh doanh của Công ty có nhiều xáo động. Duy chỉ có thị trờng Canada với chổi quét sơn là vẫn ổn định và có sự tăng tr- ởng vào khoảng từ 18 – 55%. Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trong năm 1999, 2000 và vẫn ảnh hởng sang năm 2001 đã khiến cho nhu cầu nhập khẩu hàng của Nhật, Hàn Quốc Đài Loan giam xuống. mặt khác do đồng tiền của các trong khu vực Châu á nh Thái lan,Indonexea, phili pip, Trung Quốc giảm giá mạnh làm cho hàng hoá của các nớc này rẻ tơng đối so với Việt Nam khiến cho các bạn hàng quen chuyển sang nhập khẩu của các nớc này. Do đó ta có thể thấy sự giảm sút về giá trị xuất khẩu ở hầu hết các thị trờng trong năm 1999, 2000. Sau một thời gian gián đoạn, Công ty đã nối lại đợc mối quan hệ kinh tế với thị trờng Nga. Năm 1999, Nga đã nhập khẩu 2,372 triệu USD chủ yếu là mỳ ăn liền và Cà phê. Và thị trờng này đã trở thành XK lớn nhất của Công ty với tỷ trọng 47,4%. Sang năm 2000 Nga vẫn tiếp tục là thị trờng lớn của Công ty nhng do nền kinh tế Nga cũng gặp nhiều khó khăn nên lợng hàng xuất khẩu chỉ đạt 927,84 nghìn USD chiếm 26%. Tuy nhiên tình hình xuất khẩu sang Nga vẫn rất bấp bênh nhất là khâu thanh toán tiền hàng.

Đối với thị trờng quen thuộc Đông âu nh Hungari, Bungari, Séc thì trong những năm qua hầu nh không phát triển lên đợc, xuất khẩu sang Đức , Hung và Bungari giảm dần do nhu cầu giảm dẫn trong khi cơ cấu mặt hàng không thay đổi chủ yếu là hàng giầy dép và may mặc. Duy chỉ có thị trờng Séc do năm 2000 Công ty chào bán thêm mặt hàng thủ công mỹ nghệ cho nên xuất khẩu đã tâng lên đáng kể từ 64,4 nghìn USD lên 398,4 nghìn USD năm 2000 và tơng đối ổn định trong năm 2001 và trong tơng lai cũng sẽ nh vậy.

Đối với thị trờng Anh, Pháp, Thuỷ điển, Tây ban nha, Hà lan, hàng xuất khẩu sang thị trờng các nớc này ở mức rất nhỏ và chủ yếu là do các Công ty uỷ thác xuất khẩu nên năm 2001 Công ty không xuất khẩu sang các thị trờng này.

Trong năm 2001 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn từ các yếu tố bên ngoài nhng Công ty đã có những cố gắng phát triển thị trờng mới nh Mỹ, Italia, Agentina, Inđônêxia... Ngoài phần xuất khẩu trả nợ sang Irắc ( 1 triệu USD ) thì Công ty đã xuất khẩu đợc một lợng gạo đáng kể sang thị trờng mới Inđônêxia :203,2 nghìn USD chiếm 4,4 %.

Trong khi đó các thị trờng mới khác nh : Italia, Mỹ nhập hàng thủ công mỹ nghệ còn ở mức nhỏ và mang tính thăm dò là chính. Nếu Công ty thực hiện tốt các đơn hàng mới này thì nó sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các mối quan hệ lâu dài sau này. Đặc biệt thị trờng Agentina là một thị trờng tiềm năng cho việc xuất khẩu cao su. Năm 2001 Công ty đã xuất sang thị trờng này 111, 22 nghìn USD hàng cao su và 38,9 nghìn USD hàng thủ công và hứa hẹn sẽ là thị trờng hứa hẹn của Công ty trong những năm tới.

Nhìn chung thị trờng xuất khẩu truyền thống của Công ty đang có dấu hiệu chững lại, một số thị trờng có nhu cầu lớn thì lại gặp khó khăn về thanh toán... Các mặt hàng kinh doanh quen thuộc nh giầy dép, hàng may mặc, hàng thủ công, chổi

quét sơn... đang chịu sự cạnh tranh lớn bởi hàng Trung Quốc nên mất đi một lợng khác hàng lớn. Để khắc phục tình trạng khó khăn này Công ty đã có cố gắng tìm kiếm các thị trờng mới duy trì khả năng xuất khẩu của mình.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển thị trường XK hàng thủ công Mỹ nghệ của Cty XNK Tạp phẩm (TOCONTAP) (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w