Về kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện kế hoạch chi tiêu 2008-2009 ngành Giáo dục và Đào tạo (Trang 65 - 69)

II. Giải pháp thực hiện kế hoạch chi tiêu 2008-2009 ngành Giáo dục và Đào tạo

a. Về kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo

Căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán năm 2007 và nhiệm vụ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng dự toán kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia GD- ĐT năm 2008 là 3.868 tỷ đồng. Với các cơ cấu vốn được bố trí cụ thể cho từng dự án như sau:

(1) Dự án duy trì PCGD tiểu học, thực hiện PCGDTHCS: 150 tỷ đồng (giảm 12%).

- Duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ. - Thực hiện phổ cập giáo dục đúng độ tuổi.

- Hỗ trợ cho công tác phổ cập giáo dục THPT ở các tỉnh có điều kiện.

(2) Dự án đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào trong nhà trường: 280 tỷ đồng (tăng 87%).

- Thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin (CNTT) tới năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 331/QĐ-TTg ngày 6/4/2004.

- Tiếp tục đầu tư tăng cường trang thiết bị cho các Khoa CNTT của các trường Đại học vùng, đại học trọng điểm phục vụ đào tạo cán bộ tin học.

- Xây dựng và tuyển chọn phần mềm, phục vụ giảng dạy và ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục.

- Hỗ trợ mua sắm thiết bị CNTT phục vụ công tác giảng dạy tin học, kết nối mạng INTERNET ở các trường phổ thông. Thực hiện mục tiêu 100% trường THPT trong tòan quốc có ít nhất một phòng máy tính (gồm 25 máy).

(3) Dự án đổi mới chương trình nội dung SGK và tài liệu giảng dạy: 260 tỷ đồng (giảm 54%).

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội về đổi mới GDPT, thay sách theo đúng tiến độ (năm học 2008-2009 thay sách đại trà lớp 12).

- Hỗ trợ mua sắm bổ sung sách giáo khoa, đồ dùng dạy học các lớp đã thay sách đại trà những năm trước.

- Hỗ trợ xây dựng chương trình khung TCCN, Đại học, Cao đẳng. Xây dựng hệ thống giáo trình điện tử.

- Xây dựng chương trình, sách giáo khoa cho một số dân tộc ít người. - Xây dựng và hoàn thiện chương trình, sách giáo khoa giảng dạy tin

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

- Tiến hành ra soát số giáo viên, CBQLGD còn chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo được sắp xếp lại, được bồi dưỡng, đào tạo lại hoặc giải quyết chế độ chính sách. - Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên cho tất cả các

trường (khoa) sư phạm, trường CBQLGD để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đến năm 2010 đạt tỷ lệ 40% giáo viên, giảng viên có trình độ thạc sĩ, 25% có trình độ tiến sĩ.

- Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất trường sư phạm, trường QLCBGD, trong đó ưu tiên các trường (khoa) sư phạm mới thành lập, các tỉnh mới chia tách. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện giảng dạy cho các trường sư phạm ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng Đồng bằng sông Cửu long, Tây bắc để đào tạo, bổ sung giáo viên một số bộ môn còn thiếu.

(5) Dự án hỗ trợ GD miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng khó khăn: 638 tỷ đồng (tăng 28%).

- Tiếp tục đầu tư tăng cường CSVC cho các cơ sở giáo dục miền núi, đặc biệt là cho các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh (trường PTTH) theo hướng chuẩn hóa về trường lớp (đủ nhà học, KTX, nhà ăn tập thể, nhà đa năng…).

- Tăng cường thiết bị, đồ dùng học tập đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập của học sinh trong các trường phổ thông dân tộc nội trú các cấp.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú (trước đây gọi là trường bán trú dân nuôi), Hỗ trợ tiền ăn và học phẩm cho học sinh dân tộc thiểu số, giúp hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp vùng núi, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt ưu tiên đầu tư cho những tỉnh mới thành lập, cơ sở giáo dục đào tạo còn thiếu (Điện Biên, Đắc Nông, Hậu Giang).

(6) Dự án tăng cường cơ sở vật chất trường học : 1.360 tỷ đồng (tăng 53%).

- Về khối đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp:

. Cùng với ngân sách chi thường xuyên và vốn xây dựng cơ bản tập trung, kinh phí của dự án hỗ trợ các cơ sở đào tạo chống xuống cấp các giảng đường, ký túc xá, nhà ăn sinh viên và các công trình phụ trợ khác.

. Tiếp tục tăng cường trang thiết bị thí nghiệm và nghiên cứu khoa học ở mức tối thiểu. Từng bước đầu tư thiết bị thí nghiệm, nghiên cứu khoa học theo hướng hiện đại hóa cho một số trường Đại học, cao đẳng và TCCN đầu ngành. Ưu tiên đầu tư cho phòng thí nghiệm trung tâm để dùng chung cho các khoa trong một trường đại học hoặc liên kết sử dụng trong một cụm trường đại học, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cao phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH.

. Hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ xây dựng 14 trường đại học trọng điểm quốc gia theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1269/CP-KG ngày 6/9/2004, trong đó ưu tiên trước hết việc xây dựng và bố trí đủ phòng làm việc cho giáo sư, giảng viên.

- Đối với giáo dục địa phương;

. Nâng cấp và xây dựng thêm phòng học đáp ứng các yêu cầu chất lượng tối thiểu của trường học, tăng dần tỷ lệ học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở được học 2 buổi/ngày.

. Nâng cấp và xây dựng mới các công trình kiến trúc khác ngoài phòng học (phòng thí nghiệm, thư viện, phòng để đồ dùng dạy học, nhà

các trường đạt chuẩn quốc gia và hỗ trợ xây dựng nhà ở công vụ cho giáo viên ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

. Ưu tiên bố trí kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất cho tỉnh Phú Thọ tổ chức hội khỏe Phù Đổng 2008.

. Tùy theo mức độ khó khăn về cơ sở vật chất trường học của các địa phương, kinh phí dự án này cùng các nguồn vốn khác của địa phương sẽ đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT.

(7) Dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề : 800 tỷ đồng (tăng 14%).

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện kế hoạch chi tiêu 2008-2009 ngành Giáo dục và Đào tạo (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w