Một số giải pháp nhằm làm cho công tác giải quyết và tạo việc

Một phần của tài liệu Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng – Hà Tây (Trang 39)

hiệu quả hơn trong thời gian tới :

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức, phương pháp đến các cấp ngành, các đơn vị kinh tế và nhân dân: thông qua cơ quan truyền thanh, tờ rơi, cán bộ tuyên truyền..

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, tổ chức thực hiện của các tổ chức, các doanh nghiệp và người dân về công tác lao động-việc làm ở địa phương. Xây dựng các nghị quyết, chương trình về lao động đồng thời có sự hướng dẫn cụ thể, sát sao.

2. Về phát triển cụm điểm công nghiệp – làng nghề:

Xây dựng cụm - điểm công, phát triển cơ sở sản xuất đưa các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư để mở rộng sản xuất. Thu hút vốn đầu tư trong và

ngoài nước.Thực hiện cách chính sách hỗ trợ về thông tin và pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi nhất khi các doanh nghiệp đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh ở huyện. Nâng cấp, phát triển mạnh hệ thống đường giao thông nông thôn thao quy hoạch của Tỉnh, tạo điều cho phát triển công nghiêp - dịch vụ; phát triển các nhóm ngành công nghiệp: cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm, đồ uống; dệt may, chế biến lâm sản, đồ mộc

3. Phát triển thưong mại - dịch vụ:

Quy hoạch đất cho phát triển thương mại dịch vụ để cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu thuê đất để kinh doanh dịch vụ đồng thời giao đất và cho thuê đất cơ chế có thu tiền sử dụng đất cho những hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi theo quy định.

Tăng cường các biện pháp để nâng cao giá trị hàng xuất khẩu, đẩy mạnh các hình thức xuất khẩu.

Thu hút lao động nông nghiệp sang lĩnh vực kinh doanh, dich vụ đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ngành thương mại dịch vụ.

4. Về phát triển nông nghiệp, nông thôn:

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, đảm bảo năng suất, chất lượng, giá trị cao (như cây Bưởi Diễn, xây dựng vùng rau an toàn…). Phát triển điểm sản xuất công nghệ cao về trồng hoa, trồng phong lan ở các xã.

Xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư kết hợp với đẩy mạnh công tác khuyến nông, trang bị kiến thức và kỹ năng về khuyến nông, khuyến ngư với phương pháp tổ chức sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Cần có chính sách hỗ trựo việc hình thành và tổ chức hoạt động của các tổ chức khuyến nông tự quản; câu lạc bộ khuyến nông, nhóm tín dụng tiết

kiệm. Nhân rộng các mô hình giải quyết việc làm đạt hiệu quả, tạo thêm việc làm tại chỗ cho hàng nghìn lao động nông nghiệp trong thời gian nông nhàn.

5. Về đào tạo nghề:

Cần quan tâm và đầu tư hơn nữa đối với công tác dạy nghề cho người lao động trong huyện, nhất là đối với những nơi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và đô thị hoá. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo nghề dài hạn, ngắn hạn, tự đào tạo qua lao động sản xuất, ưu tiên đào tạo nghề, sử dụng lao động của các hộ giao đất nông nghiệp cho các doanh nghiệp.

Thành lập trung tâm hướng nghiệp dạy nghề của huyện. Tuyên truyền, thu hut nhiều đối tượng học nghề tại trường dân lập bách nghệ Hà Tây, đóng trên địa bàn huyện. Nâng cao chất lượng đào tạo lao động, gắn đào tạo nghề với việc làm, tạo điều kiện để người học nghề được trợ giúp và giới thiệu việc làm miễn phí cho người lao động.

Trong quá trình đào tạo nghề, cần kết hợp tư vấn, tuyên truyền nâng cao kiến thức về pháp luật lao động cho người lao động. Thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ tiếp xúc giữa các doanh nghiệp trên địa bàn huyện với người lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động, mà ở đây là phòng Nội vụ Lao đông và Xã hội, từ đó người lao động biết được thị trường đang cần gì, họ sẽ có nhiều thông tin hơn để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản than, còn doanh nghiệp biết được họ phải làm gì để thu hút được lao động giỏi, đáp ứng được yêu cầu của công việc…

Tăng kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn để lao động được học nghề, đào tạo nghề có cơ hội tìm được việc làm mới.

Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, xây dựng xã hội học tập để làm tốt việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài; tạo cơ sở nền móng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm.

Thực hiện tốt công tác hướng nghiệp trong các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên để nâng cao tỷ lệ người học phổ thông được đào tạo nghề vào làm một nghề cụ thể.

7. Về vay vốn, giải quyết việc làm:

Ngành Ngân hàng đảm bảo chủ động nguồn vốn hỗ trợ các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình vay để phát triển sản xuất, tạo việc làm mới hoặc tạo thêm việc làm tại chỗ cho người lao động. Nguồn vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội huyện, từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, các quỹ tín dụng nhân dân, kể cả nguồn vốn quỹ của các đoàn thể: Hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh huyện và các xã - thị trấn cần phát huy tác dụng tốt hơn nữa. Từ các kênh tiền vay, các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất hoặc tạo them việc làm tại chỗ như: chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản, lợn hướng nạc, cá lồng, trồng cây ăn quả, nấm, mộc nhĩ… hoặc có điều kiện đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

Cần tổ chức giám sát nhằm đảm bảo các dự án vay vốn được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng từ đó tăng hiệu quả của các dự án.

8, Về hợp tác lao động nước ngoài:

Hiện nay, trong điều kiện toàn cầu hoá thì xuất khẩu lao động không chỉ mang lại lợi ích cho người lao động mà còn cho cả xã hội. Việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của Đan Phượng trong năm qua tuy mới chỉ dừng lại ở những con số nhỏ bé nhưng cũng đã mang lại những hiệu quả kinh tế xã hội trong công tác giải quyết và tạo việc làm. Vì thế trong thời gian tới,

các cấp các ngành lãnh đạo của huyện Đan Phượng cần phải nhận thức sâu sắc hơn vai trò của xuất khẩu lao động trong công tác tạo việc làm cho lao động của huyện. Do vậy, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xuất khẩu lao động, mở rộng thị trường và thành phần tham gia xuất khẩu lao động. Đồng thời trợ giúp vốn ưu đãi và giảm chi phí để khuyến khích người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Kiện toàn Ban chỉ đạo hợp tác lao động nước ngoài của huyện và các xã - thị trấn, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các công ty chuyên doanh có đủ tư cách pháp nhân, có uy tín để giới thiệu được lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu thông qua công tác dạy nghề, đào tạo nghề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm đưa được những thông tin mới nhất về xuất khẩu lao động đến người dân thông qua mạng lưới truyền thông và cán bộ cấp cơ sở, các đoàn thể xã hội. Kịp thời chuyển đến người lao động đầy đủ các nội dung về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định pháp luật về xuất khẩu lao động và chuyên gia nhằm tạo ra nhận thức đúng đắn trong các ngành, các cấp và người lao động.

Tiếp tục quản lý, tổ chức thực hiện tốt các dự án đã có, khai thác, thu hút các dự án của các tổ chức phi chính phủ đầu tư mang tính chất tạo việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng.

9, Thực hiện cơ chế, chính sách đối với hộ nông dân giao đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi:

Đối với các xã hiện tại có nhiều đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích công nghiệp hoá - hiện đại hoá cần thực hiện tốt cơ chế chính sách của Nhà nước về giao đất dịch vụ Sản xuất kinh doanh, về hỗ trợ

chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, thực hiện quy hoạch đất dịch vụ theo quy định của UBND tỉnh Hà Tây, để người dân ổn định sản xuất.

10, Huy động các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các công ty đóng trên địa bàn huyện hoạt động thuận lơi:

Do đặc điểm là một huyện có diện tích không lớn nên các thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn huyện chủ yếu là tư nhân, cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ lớn. Các doanh nghiệp này, đóng vai trò là nguồn động lực mạnh mẽ tạo nên sự tăng trưởng của nền kinh tế, phát triển ngành công nghiệp…Vì vậy, huyện cần tạo hành lang pháp lý thông thoáng và khuyến khích người dân tự do kinh doanh. Thực hiện chính sách khuyến khích và trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình có cơ sở sản xuất kinh doanh bằng cách cho vay vốn với lãi xuất ưu đãi khi họ có phương án mở rộng sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, phải làm cho các chủ doanh nghiệp nhận thức được cạnh tranh là vấn đề bức xúc khi họ gia nhập vào nền kinh tế thị trường, từ đó nâng cao chất lượng và năng suất. Muốn vậy thì việc đổi mới công nghệ, đào tạo lại nguồn nhân lực…phải được coi là nhiệm vụ được tiến hành thường xuyên trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

III, Một số kiến nghị:

1, Đối với các cơ quan quản lý của huyện Đan Phượng:

UBND huyện cần phối hợp với phòng Nội vụ Lao động và Xã hội và các cơ quan chức năng liên quan quan tâm hơn nữa đến việc phát triển các ngành trọng tâm, mũi nhọn của huyện và việc đầu tư xây dựng các cụm điểm công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo mở việc làm.

Với vai trò là thành phần đóng góp giá trị nhiều nhất cho sự phát triển kinh tế của huyện, các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cần

phải được tiếp tục ưu tiên phát triển, vì đây là ngành có khả năng tạo được nhiều việc làm với thu nhập cao và ổn định cho người lao động.

Chỉ đạo sát sao hơn nữa việc sử dụng các nguồn vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, để nguồn vốn được phân bổ có hiệu quả cao nhất.

Tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được trong công tác đào tạo nghề trong đó nhấn mạnh vào mảng đào tạo nghề tại các doanh nghiệp.

Đầu tư hợp lý và có hiệu quả vào công tác xuất khẩu lao động để ngày càng đưa được nhiều lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra các doanh nghiệp nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm về pháp luật lao động, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động.

Nhân rộng và phổ biến kịp thời các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi và các cách làm hay trong công tác giải quyết và tạo mở việc làm để nhiều địa phương trên địa bàn huyện cùng áp dụng.

Xin cấp trên thêm biên chế, cán bộ chuyên trách về công tác xuất khẩu lao động, vì hiện nay đội ngũ cán bộ của phòng Nội vụ Lao động và xã hội còn thiếu và yếu, các cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực trong khi khối lượng công việc lại nhiều dẫn đến tình trạng quá tải.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức chuyên môn và học tập kinh nghiệm về công tác quản lý lao động nhằm nâng cao trình độ và cập nhật thông tin mới cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.

2, Đối với các cơ quan quản lý cấp trên:

Cần có sự chỉ đạo sát sao, cụ thể đến việc thực hiện các quyết định, chính sách về lao động việc làm.

Có chính sách khen thưởng hợp lý đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp điển hình đi đầu trong công tác giải quyết và tạo mở việc làm.

Thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, nhằm thu hút nguồn vốn trong nước và nước ngoài đầu tư vào phát triển kinh tế, xã hội cũng là tạo thêm nhiều chỗ làm mới cho xã hội.

Phổ biến rộng rãi các tấm gương có thành tích tốt trong công tác giải quyết và tạo việc làm.

Quan tâm và hỗ trợ kịp thời về cơ chế, chính sách và ngân sách đối với các địa phương còn gặp khó khăn.

KẾT LUẬN

Việc làm không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của quốc gia mà còn là vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội. Giải quyết và tạo việc làm mới có ý nghĩ quyết định trong sự đổi mới và phát triển kinh tế xã hội của huyện Đan Phượng nói chung và toàn tỉnh Hà Tây nói riêng.

Công tác giải quyết và tạo mở việc làm cho lưc lượng lao động huyện Đan Phượng thời gian qua tuy đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhưng trong tương lai vẫn đòi hỏi phải có những chính sách, phương hướng và giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp với tình kinh tế xã hội của huyện. Việc triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp chính quyền và của toàn xã hội, có như vậy thì công tác giải quyết và tạo mở việc làm mới đạt được kết quả cao nhất đưa kinh tế - xã hội huyện Đan Phượng ngày một phát triển hoà nhịp cùng với sự đi lên của đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1, Bộ luật Lao động (Sửa đổi bổ sung năm 2006)

2, Giáo trình kinh tế lao động – Nhà xuất bản giáo dục 1998

3, Báo cáo cuối năm về tình hình lao động việc làm huyện Đan Phượng các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007

4, Báo cáo kết quả xuất khẩu lao động huyện Đan Phượng những năm 2002-2007

5, Báo cáo kết quả cho vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm các năm 2002-2007

6, Báo cáo kết qủa thực hiện chương trình mục tiêu việc làm 2002-2007 7, Báo cáo kết quả công tác Lao đông – Thương binh và Xã hội các năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007.

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...

PHẦN I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM...

I, Lao động và nguồn lao động:...

1, Lao động:...

2, Nguồn nhân lực và nguồn lao động:...

3, Vai trò của nguồn lao động đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội:...

II, Việc làm và thất nghiệp:...

1, Việc làm:...

2, Người có việc làm và người chưa có việc làm:...

3, Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề việc làm:...

3.1, Số lượng chất lượng nguồn lao động và cơ cấu đào tạo:...

3.2, Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng năng suất lao động...

3.3, Sự ổn định kinh tế chính trị:...

4.4. Sự di chuyển lao động:...

3.5, Cơ chế, chính sách và các biện pháp phát triển kinh tế xã hội:...

3.6, Hỗ trợ cộng đồng và dịch vụ việc làm:...

3.7, Trợ giúp Quốc Tế và giải quyết việc làm:...

III, Ý nghĩa của vấn giải quyết và tạo việc làm đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội ...

1.Về mặt kinh tế:...

2, Về mặt xã hội: IV, Vai trò của nhà nước và xã hội trong lĩnh vực giải quyết việc làm:...

Một phần của tài liệu Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng – Hà Tây (Trang 39)