LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ

Một phần của tài liệu TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC CẤP CHO HUYỆN CẦN GIỜ CÔNG SUẤT 10000M3Ngđ (Trang 45 - 48)

d. Ảnh hưởng của pH

4.2 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ

Khử SS + TDS

Bảng 4.2 Các Phương án: Bể lắng, tuyển nổi, lọc.

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm

Bể lắng Tách loại hiệu quả cặn. Diện tích lớn. Tuyển nổi Tách loại hiệu quả cặn lơ lửng

khó lắng và có khả năng lắng thấp. Vận hành phức tạp, phải thiết kế hệ thống cấp khí, khống chế kích thước bọt khí. Lọc

Đảm bảo chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp khá tốt.

Chỉ làm việc tốt khi hàm lượng chất rắn không quá cao, dễ bị tắt lọc khi hàm lượng chất răn cao

Chọn phương án dùng bể lắng

Bảng 4.3 Các loại bể lắng.

Loại bể Ưu điểm Nhược điểm

Bể lắng ngang Hiệu quả lắng tốt hơn so với bể lắng đứng.

Áp dụng cho những trạm có công suất lớn , tốn diện tích xây dựng do kích thước bể lớn. Bể lắng đứng Dùng cho công suất nhỏ, tiết

kiệm diện tích.

Hiệu quả lắng không bằng bể lắng ngang.

Bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng

Tiết kiệm 1 công trình đơn vị (không cần xây dựng bể phản ứng ).

Hiệu quả xử lý cao hơn các bể khác, ít tốn diện tích xây dựng hơn.

Đòi hỏi độ ổn định cao về lưu lượng và nhiệt độ.

Kết cấu phức tạp, chế độ quản lý chặt chẽ.

Bể ly tâm

Nhờ có thiết bị gạt bùn nên đáy bể có độ dốc nhỏ hơn so với bể lắng đứng nên chiều cao công tác nhỏ. Thích hợp xây dựng ở những khu vực có mực nước ngầm cao.

Hiệu quả lắng kém hơn các bể khác

thu nước bằng hệ thống máng vòng xung quanh bể nên thu nước không đều.

Hệ thống gạt bùn có cấu tạo phức tạp làm việc trong điều kiện ẩm ướt nên chóng hư hỏng.

Xiclon thuỷ lực

Kích thước gọn nhẹ.

Công suất trên 1 đơn vị diện tích rất cao. Hiệu quả lắng tăng lên cùng công suất, xả cặn dễ dàng.

Dùng trong nước cấp công nghiệp và xử lý nước thải công nghiệp.

Thích hợp cho những trạm có công suất nhỏ và làm việc không liên tục.

Hao tốn điện năng.

Chọn bể lắng ngang.

Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO)

Oxy hòa tan trong nước sẽ tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì năng lượng cho quá trình phát triển, sinh sản và tái sản xuất cho các sinh vật sống trong nước. Hàm lượng oxy hòa tan giúp ta đánh giá được chất lượng nước.

Về mặt hóa học, oxy không tham gia phản ứng với nước mà độ hòa tan của oxy trong nước phụ thuộc vào áp suất và nhiệt độ

Bảng 4.4 Hàm lượng DO bão hòa trong nước sạch ở áp suất 1 atm phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ (0C) 0 5 10 15 20 25 30 35 Nước ngọt (mg/l) Nước biển 14,6 11,3 12,8 10,0 11,3 9,0 10,2 8,1 9,2 7,1 8,4 6,7 7,6 6,1 7,0 -

(mg/l)

Khi chỉ số DO thấp, trong nước có nhiều chất hữu cơ, nhu cầu oxy hóa tăng lên nên tiêu thụ nhiều oxy trong nước.

Khi chỉ số DO cao, trong nước có nhiều rong tảo tham gia quá trình quang hợp giải phóng oxy.

Chỉ số DO là cơ sở đề xác định nhu cầu oxy sinh học.

Các phương pháp xử lý: sục khí, oxy hoá, và hấp phụ trên than hoạt tính…Phương án hấp phụ trên than hoạt tính được sử dụng rộng rãi nhưng chi phí cao, đối với nguồn nước ta cần xử lý thì hàm lượng CHC ít nên có thể dùng clo để oxi hoá.

Khử Ca2+ ; Mg 2+

Bảng 4.5 Các phương pháp xử lý Ca2+; Mg2+: Bằng vôi, Vôi và sôda, Trao đổi ion.

Phương pháp Đặc điểm

Bằng vôi Thường áp dụng khi cần khử độ cứng và độ kiềm của nước.

Dùng vôi và xôđa

Nếu sử dụng vôi để khử được độ cứng magiê, nhưng độ cứng toàn phần không giảm. Để khắc phục điều này cho thêm sôđa vào nước.

Dùng trao đổi ion

Hiệu quả xử lý cao nhưng đắt tiền do độ cứng của nguồn nước là độ cứng canxi nên ta sử dụng vôi khử làm mềm đầu tiên sau đó cho qua cột trao đổi ion.

Dùng vôi hoặc chọn phương pháp Trao đổi ion.

Khử vị mặn trong nước

Bảng 4.6 Các phương pháp xử lý muối: trao đổi ion; điện phân; chưng cất và lọc qua màng bán thấm.

Phương pháp Xử lý kinh tế khi nguồn nước có độ mặn

Trao đổi ion 2.000 – 3.000mg/l Lọc qua màng bán

thấm 10.000 – 35.000mg/l

Chọn phương pháp lọc qua màng bán thấm.

Một phần của tài liệu TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC CẤP CHO HUYỆN CẦN GIỜ CÔNG SUẤT 10000M3Ngđ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w