Nghĩa nguyên tắc của việc lập báo cáo quyết toán

Một phần của tài liệu Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi HCSN tại phòng Kế hoạch- Tài chính- Thương mại- Khoa học huyện Ninh giang (Trang 59)

II. Thực trạng tổ chức kế toán và các khoản chi HCSN ở phòng Kế hoạch Tài chính-

1. nghĩa nguyên tắc của việc lập báo cáo quyết toán

BCQT là bảng tổng hợp tình hình thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu và tình hình thực hiện thu, chi của đơn vị trong quý, năm.

Thông qua báo cáo quyết toán thấy được những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác chấp hành dự toán để từ đó đơn vị có biện pháp khắc phục vì vậy báo cáo quyết toán phải đảm bảo các nguyên tắc sau :

- Số liệu trong BCQT phải chính xác, trung thực với số liệu trong sổ kế toán. Nội dung BCQT phải kèm theo cả nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo mục lục ngân sách Nhà nước.

Báo cáo quyết toán năm, quý của đơn vị không được quyết toán chi lớn hơn thu. BCQT năm của đơn vị dự toán cấp dưới gửi đơn vị dự toán cấp trên, phải kèm theo báo cáo cân đối TK cuối ngày 31/ 12 báo cáo phân tích quyết toán, bảng cân đối tài khoản kế toán.

Trình tự lập báo cáo quyết toán quý, năm :

Sau khi thực hiện song công tác khoá sổ cuối ngày 31/ 12. Số liệu trên sổ kế toán phải đảm bảo cân đối và khớp đúng với số liệu trên sổ kế toán của cơ quan tài chính kho bạc Nhà nước cả về tổng số và chi tiết. Khi đó đơn vị mới được lập quyết toán năm.

Cuối tháng, cuối quý một công việc quan trọng phải làm là tiến hành cộng sổ kế toán. Đối với các sổ tổng hợp thì cộng phát sinh bên nợ, phát sinh bên có rồi cộng luỹ kế từ đầu tháng, đầu quý cộng luỹ kế từ đầu năm và ghi số dư cuối tháng, cuối quý. Đối với các loại sổ chi tiết thì cộng số phát sinh trong tháng và cộng luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng, cuối quý.

Đối với công tác khoá sổ cuối năm, kế toán tiến hành thanh toán chỉ tiêu cuối năm cho thanh toán dứt điểm các khoản nợ vay tạm ứng, tạm thu, tạm giữ, các khoản tạm cấp, nộp khôi phục kinh phí (nếu có). Các khoản chưa thanh toán được phải có quyết định có thẩm quyền và xử lý theo quy định… sau đó tiến hành đối chiếu số liệu với các đơn vị dự toán trực thuộc và với Kho bạc Nhà nước.

Sau khi đối chiếu số liệu, kế toán tiến hành cộng phát sinh bên nợ, số phát sinh bên có của từng khoản trong tháng, cộng luỹ kế từ đầu quý, đầu năm, ghi số dư bên nợ, số dư bên có cuối tháng, cuối quý sau đó gạch hai gạch ở dưới để khoá sổ kế toán. Thực hiện

60

việc xác nhận và xét chuyển số dư tài khoản tiền gửi cuối ngày 31/ 12 cho các đơn vị dự toán.

Căn cứ vào các chứng từ số liệu trong sổ kế toán, kế toán tiến hành lập BCQT quý, BCQT năm. Đây là bảng tổng hợp tình hình các nhiệm vụ chủ yếu và tình hình thực hiện dự toán thu, chi của đơn vị. Đồng thời qua đó cơ quan tài chính thấy được các mặt hạn chế trong việc chấp hành dự toán.

Phòng tài chính huyện có trách nhiệm thẩm tra báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách huyện trình UBND huyện phê chuẩn. Sau khi hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn, BCQT năm được thành lập thành 4 bản.

+ 01 bản gửi hội đồng nhân dân huyện + 01 bản gửi UBND huyện

+ 01 bản gửi sở tài chính vật giá (Nếu có bổ sung và điều chỉnh) + 01 bản lưu tại phòng tài chính huyện.

* Thời hạn gửi BCQT :

Đối với BCQT quý đơn vị phải nộp chậm nhất là 25 ngày sau khi kết thúc quý. Đối với BCQT năm của cấp dưới gửi cấp trên chậm nhất la ngày 15 tháng 3 năm sau. Đối với dự toán ngân sách huyện.

* Thời gian chỉnh lý quyết toán là hết 28 tháng 2. Đối vớingân sách huyện.

Cùng với việc quyết toán quý, quyết toán năm kế toán phải lập bảng cân đối tài khoản.

Báo cáo quyết toán được sử dụng ở phòng TC-KH huyện Ninh Giang gồm : + Bảng cân đối tài khoản.

+ Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng. + Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ.

+ Thuyết minh báo cáo tài chính.

Ngoài ra để phục vụ cho việc quyết toán kinh phí đã sử dụng theo từng nguồn cấp phát và nội dung chi đơn vị lập thêm các phụ biểu chi tiết sau :

+ Phụ biểu chi tiết kinh phí hoạt động đề nghị đã sử dụng. + Bảng đối chiếu HMKP.

PHẦN THỨ BA 60

MỘT SỐ KIẾN NHGỊ ĐÓNG GÓP NHẰM CẢI TIẾN VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP Ở PHÒNG TC-KH HUYỆN NINH GIANG.

1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi HCSN ở phòng Kế hoạch - Tài chính - Thương mại - Khoa học huyện Ninh giang.

a. Nhận xét chung:

Khác hẳn thời bao cấp để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đòi hỏi nhiệm vụ của công tác tổ chức thu, chi phải đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao.

Một là bên cạnh sự đảm bảo chính xác đầy đủ và kịp thời của công tác thu thì nhiệm vụ của công tác tổ chức hạch toán chi cũng phải đảm bảo những nguyên tắc đó với mục đích phản ánh đúng thực trạng kết quả và hiệu quả công việc của các đơn vị trực thuộc.

Hai là, từ những thông tin về chi người làm công tác này phải phân tích đánh giá kiến nghị những giải pháp về tổ chức quản lý trong đơn vị, dự báo những diễn biến tình hình hoạt động của đơn vị trong thời gian tới.

Với yêu cầu nói trên, việc nhận xét, đánh giá và kiến nghị về công tác hạch toán chi hành chính sự nghiệp ở một đơn vị không phải là vấn đề đơn giản.

Trong điều kiện thực tập ở đơn vị gần 3 tháng qua sự tìm hiểu với lượng thông tin rất hạn chế, vì vậy tôi chỉ nêu được một số nhận xét và kiến nghị về công tác hạch toán chi hành chính sự nghiệp ở phòng TC-KH huyện Ninh Giang như sau:

- Những ưu điểm trong công tác chi hành chính sự nghiệp tại phòng:

Phòng TC - KH huyện Ninh Giang là một đơn vị hành chính sự nghiệp các cấp cơ sở thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát mọi hoạt động ngân sách cả các đơn vị dự toán, các ngành kinh tế ở huyện sao cho hợp lý đó cung là công việc chung góp phần ổn định và phát triển kinh tế của toán huyện nói riêng và nói chung là kinh tế của toán xã hội. Để đạt được điều đó các cấp lãnh đạo trong phòng không ngừng quản lý chặt chẽ các vấn đề mới nảy sinh ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình chính trị xã hội. Vì thế phòng TC- KH huyện Ninh Giang đã giám sát mọi nguồn chi ngân sách chỉ đạo cho tất cả các đơn vị thu đúng, chi đủ những cũng phải chi đúng, kịp thời, đúng tính chất và hợp lý các khoản chi theo quy định của luật ngân sách.

Bộ máy kế toán của đơn vị tổ chức hết sức gọn nhẹ quy trình làm việc khoa học, cán bộ được bố trí hợp lý, phù hợp với khả năng và trình độ của mỗi người tạo điều kiện để nâng cao trách nhiệm công việc được giao.

Về công tác kế toán đơn vị đã tổ chức hạch toán đi từ chứng từ ban đầu hết sức đầy đủ, hợp lệ và tuân thủ các quy trình của Nhà nước về quản lý kinh tế tài chính nhất là những quy định về chính sách chế độ kế toán hiện hành.

62

Đặc biệt bộ máy kế toán của đơn vị đã tự tìm hiểu nghiên cứu, thích ứng đầy đủ những đổi mới về chế độ kế toán nói riêng và tổ chức bộ máy kế toán nói chung cho phù hợp với cơ chế quản lý tài chính mới theo quy luật phát triển một cách tất yếu, khách quan của xã hội mà Nhà nước đã ban hành.

b. Sự cần thiết

Ngân sách huyện là khâu chỉ đạo, là điều kiện vững chắc vật chất quan trọng để toàn bộ tổ chức bộ máy nhà nước cấp huyện thực hiện các chức năng nhiệm vụ do Hiến pháp quy định.

Qua thực trạng công tác quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương cho thấy với cơ chế cấp phát ngân sách hiện nay là rất quan trọng và cần thiết.

Phòng TC - KH huyện là cơ quan tham mưu cho UBND huyện trong việc lập và phân bổ dự toán ngân sách, đồng thời là cơ quan ra lệnh chi và thông báo hạn mức kinh phí.

2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi HCSN phòng Kế hoạch- Tài chính- Thương mại- Khoa học huyện Ninh giang :

- Phòng Kế hoạch - Tài chính - Thương mại - Khoa học huyện Ninh giang phải đảm đương nhiều lĩnh vực nhưng do biên chế của phòng hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc do vậy phòng nên tổ chức tăng thêm biên chế hoặc ký tuyển nhân viên hợp đồng.

- Hạn chế công tác kế toán thủ công

- Phòng Kế hoạch - Tài chính - Thương mại - Khoa học huyện Ninh giang nên áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán, có thể dùng các phần mềm kế toán trên thị trường hoặc lập trình riêng một phần mềm cho đơn vị mình.

PHẦN KẾT LUẬN

Việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi HCSN nói chung và công tác tổ chức kế toán ở phòng KH - TC - TM - KH huyện Ninh Giang là một vấn đề hết sức cần thiết nhằm

nâng cao hiệu quả hoạt động và đạt được hiệu quả cao trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực hoạt động hành chính sự nghiệp.

Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này em đã đi sâu vào nghiên cứu công tác tổ chức kế toán chi hành chính sự nghiệp tại cơ sở.

Qua quá trình thực tập em đã lý giải và hiểu cặn kẽ được những thắc mắc những vấn đề khó hiểu khi tham khảo tài liệu cũng như khi nghe giảng ở trường.

Với giới hạn là 1 chuyên đề tốt nghiệp phản ánh về tổ chức công tác kế toán chi hành chính sự nghiệp em đã nghiên cứu lý luận em đã học ở trường và thông qua thực tiễn, thực tập tại cơ sở để tìm hiểu, đánh giá những mặt ưu điểm nhược điểm, những mặt còn tồn tại và nghiên nhân của nó nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức kế toán của đơn vị.

- Sau cùng, qua đợt thực tập này em xin được chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của phòng TC - TM - KH đã tạo điều kiện thực tập tham khảo tài liệu cũng như đóng góp, bổ sung ý kiến để hoàn thiện hơn chuyên đề tốt nghiệp này.

- Em xin được chân thành cảm ơn thầy Phan Mạnh Thường đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực tập để em hoàn thành được chuyên đề này.

Em xin được chân thành cảm ơn. Sinh viên:

Hà Trung Kiên

Tài liệu tham khảo

1, Tổ chức công tác kế toán (Tài liệu học tập)_ Đại học dân lập Phương Đông

2, Kế toán ngân sách nhà nước và hành chính sự nghiệp: Tài liệu học tập ( Đại học dân lập Phương Đông).

3, Hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp ( Những văn bản pháp quy) Nhà xuất bản tài chính.

64

4, Hạch toán kế toán hành chính sự nghiệp - Sơ đồ hướng dẫn hạch toán

-Hướng dẫn chuyển sổ.( Nhà xuất bản tài chính.)

5, Hướng dẫn thực hiện luật NSNN (Nhà xuất bản tài chính) 6, Hệ thống mục lục NSNN ( Nhà xuất bản tài chính).

Một phần của tài liệu Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi HCSN tại phòng Kế hoạch- Tài chính- Thương mại- Khoa học huyện Ninh giang (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w